Tổ chức lại lực lượng Thanh tra xây dựng để tăng cường quản l‎ý ở địa bàn quận, huyện, xã phường, thị trấn

Thứ tư, 20/07/2011 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sáng 20/7/2011, tại Hà Nội, Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định46/2005/NĐ-CP, sơ kết công tác thanh tra xây dựng 6 tháng đầu năm vàphương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011 đã diễn ra với sự tham dựcủa trên 300 đại biểu đại diện Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Xâydựng, Thanh tra xây dựng một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Ông TrịnhĐình Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì Hộinghị.

Báo Xây dựng trân trọng giới thiệu bài phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Trịnh Đình Dũng:

"Thưa các quý vị đại biểu,

Thưa các đồng chí đại biểu đại diện thanh tra xây dựng toàn quốc về dự Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Nghị định số 46/2005/NĐ-CP, sơ kết công tác thanh tra xây dựng 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011.

Trước hết, thay mặt lãnh đạo Bộ Xây dựng, tôi trân trọng cảm ơn các đồng chí đại biểu và biểu dương các đồng chí đại diện cho thanh tra xây dựng toàn quốc đã về tham dự Hội nghị hôm nay.

Thực trạng Thanh tra xây dựng

Trước khi ban hành Luật Thanh tra, lực lượng Thanh tra Xây dựng toàn quốc chỉ khoảng 200 người, trong đó Thanh tra Bộ 12 người, Thanh tra các Sở Xây dựng toàn quốc khoảng 180 người. Khi đó, lực lượng Thanh tra Xây dựng chủ yếu chỉ thực hiện thanh tra nội bộ và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Thực hiện Luật Thanh tra năm 2004, Nghị định số 46/2005/NĐ- CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Xây dựng, lực lượng Thanh tra Xây dựng toàn quốc được xây dựng, kiện toàn về tổ chức, bộ máy và hoạt động. Đến nay toàn bộ lực lượng Thanh tra Xây dựng là 4.877 người, Thanh tra Bộ là 80 người, Thanh tra các Sở Xây dựng gần 700 người. Thanh tra Xây dựng đã thực sự lớn mạnh về lực lượng, khẳng định được vai trò hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước ngành xây dựng. Năm 2005, Thanh tra Xây dựng toàn quốc thực hiện 354 đoàn thanh tra, kiểm tra, thu hồi 2.214.378.000 đồng. Đến năm 2010, Thanh tra Xây dựng đã thực hiện 627 đoàn thanh tra, kiểm tra, thu hồi 25.441.727.339 đồng.

Ngoài lực lượng thanh tra các Sở Xây dựng, tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh còn tổ chức lực lượng Thanh tra Xây dựng quận, huyện, xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Lực lượng này hiện nay là 3.908 người. Đây là vấn đề lớn khi sắp xếp, bố trí lại lực lượng này cho phù hợp Luật Thanh tra 2010. Tuy nhiên, cần tiếp tục khẳng định sự cần thiết của việc duy trì thanh tra xây dựng tại cấp quận, cấp phường tại các đô thị lớn do yêu cầu thực tế và xu thế phát triển cũng như tốc độ đô thị hóa hiện nay.

Vị trí, vai trò của thanh tra xây dựng

Về chức năng, thanh tra xây dựng là tổ chức thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước về xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị; nhà ở, công sở và kinh doanh bất động sản; vật liệu xây dựng và hạ tầng kỹ thuật kỹ thuật đô thị,….Đây là các lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, tồn tại nhiều bức xúc, liên quan mật thiết đến phát triển kinh tế và công bằng xã hội, hiệu quả đầu tư và vấn đề chất lượng cuộc sống của người dân.

Thông qua các hoạt động theo chức năng của mình, lực lượng Thanh tra xây dựng đã góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng và các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật; phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế những chính sách, quy định pháp luật còn bất cập để hoàn thiện chính sách, pháp luật trong hoạt động xây dựng và các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành; phát huy các nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của ngành; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thành tích của lực lượng Thanh tra Xây dựng toàn quốc đã được ghi nhận bằng nhiều danh hiệu cao quý như: bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Chánh Thanh tra Bộ; danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc, chiến sỹ thi đua ngành, chiến sỹ thi đua cơ sở…..

Thưa các đồng chí,

Lãnh đạo Bộ Xây dựng luôn coi trọng và đánh giá cao vị trí, vai trò và hoạt động của Thanh tra xây dựng trong việc đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định, hoạt động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; luôn trân trọng sự hợp tác của Thanh tra Chính phủ trong chỉ đạo công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ cho lực lượng Thanh tra xây dựng.

Hiện nay, Luật Thanh tra năm 2010 đã có hiệu lực, về cơ bản cơ cấu tổ chức thanh tra chuyên ngành xây dựng vẫn được tổ chức ở cấp bộ và cấp Sở. Để phù hợp quy định pháp luật, đồng thời vẫn đảm bảo được hiệu quả hoạt động thực tế, tổ chức Thanh tra Sở Xây dựng cần thiết phải được xem xét, đánh giá những mặt được, những mặt chưa phù hợp của Nghị định số 46/2005/NĐ-CP trong quá trình tổ chức thực hiện. Vì vậy, trong Hội nghị này, đề nghị các đồng chí tập trung góp ý kiến đối với những nội dung quan trọng của Nghị định sửa đổi Nghị định số 46/2005/NĐ-CP như vấn đề cơ cấu, mô hình tổ chức Thanh tra xây dựng địa phương, phương pháp hoạt động, cách thức phối hợp hoạt động cụ thể với chính quyền địa phương… nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra xây dựng từ trung ương đến cơ sở. Mục tiêu của việc này là nhằm thực hiện tốt nhất chức năng của thanh tra xây dựng.

Nhân dịp này, tôi trân trọng cảm ơn Thanh tra Chính phủ, trực tiếp là các đồng chí lãnh đạo đã dành cho lực lượng thanh tra xây dựng sự giúp đỡ, tạo điều kiện để có thể thực hiện tốt chức năng thanh tra chuyên ngành xây dựng

Xin chúc sức khỏe các đồng chí đại biểu tham dự hội nghị.

Chúc hội nghị thành công tốt đẹp".


Theo Báo Xây dựng điện tử

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)