Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Nam Định trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV(18/01/2024)

Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Nam Định do Ban Dân nguyện - Ủy ban thường vụ Quốc hội chuyển đến với nội dung kiến nghị: “Cử tri kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ sửa đổi khoản 1 Điều 35 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, cụ thể như sau: “1. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 82 và Điều 83 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 và khoản 25 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.” Lý do: Để phù hợp với quy định tại khoản 26, khoản 28 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 và theo quy định tại Điều 82 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi bổ sung tại khoản 24 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 không quy định Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, Theo điểm đ khoản 2 Điều 85 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi bổ sung tại khoản 27 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 quy định nghĩa vụ của Chủ đầu tư: “Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này”.”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Nam Định gửi tới Quốc hội trước kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến với nội dung phản ánh và kiến nghị: Theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và các Nghị định của Chính phủ thì thủ tục quy hoạch của các dự án đầu tư xây dựng không theo tuyến ngoài đô thị (thuộc khu vực nông thôn, không thuộc khu chức năng) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận vị trí và tổng mặt bằng dự án để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên tại Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ và Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng thì đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình không theo tuyến ngoài đô thị (thuộc khu vực nông thôn, không thuộc khu chức năng) như: Nhà trẻ, trường học, trụ sở công an xã, trạm y tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thương mại, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo… chưa được hướng dẫn cụ thể về chấp thuận tổng mặt bằng. Do đó đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, trình tự, thẩm quyền chấp thuận tổng mặt bằng công trình không theo tuyến tại khu vực nông thôn để địa phương và các chủ đầu tư có cơ sở thực hiện.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng do Ban Dân nguyện chuyển đến với nội dung kiến nghị: Cử tri phản ánh một số bất cập về thủ tục hành chính cấp phép đầu tư xây dựng: Trước lúc lập quy hoạch tỷ lệ 1/500, doanh nghiệp phải xin tham vấn của các ngành hữu quan; khi lập xong quy hoạch tỷ lệ 1/500 để xin cấp phép xây dựng, doanh nghiệp lại phải xin thỏa thuận của các ngành hữu quan; đến lúc thi công xây dựng thì doanh nghiệp lại phải xin cấp phép xây dựng cùng một cơ quan hành chính, việc này mất rất nhiều thời gian, gây khó khăn phiền hà, mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiêp. Cử tri kiến nghị xem xét giảm bớt thủ tục hành chính về cấp phép đầu tư xây dựng, nhằm khắc phục bất cập nêu trên”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Long gửi tới trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV với nội dung kiến nghị: Cử tri kiến nghị cần có chính sách hỗ trợ giảm lãi suất cho vay từ 4,8%/năm xuống 4%/năm đối với đối tượng người có công với cách mạng, thương bệnh binh được vay vốn ưu đãi”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang gửi tới Quốc hội trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến với nội dung kiến nghị: “Cử tri đề nghị quan tâm vấn đề nhà ở xã hội cho đối tượng có thu nhập thấp, người lao động, người nghèo được thuận lợi trong tiếp cận mua, thuê mua, sở hữu nhà ở xã hội phù hợp với thu nhập, điều kiện kinh tế. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thi công, xây dựng, hoàn thiện nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu đô thị để họ yên tâm sinh sống, làm việc, “an cư, lạc nghiệp””.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hồ Chí Minh gửi tới Quốc hội trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến với nội dung kiến nghị: “Thời gian qua, nhiều địa phương đã tích cực rà soát quy hoạch diện tích đất trong các khu công nghiệp và các khu vực kế cận phù hợp để bố trí phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Đồng thời, chính sách phát triển nhà ở xã hội thời gian qua được Đảng, Quốc hội rất quan tâm nhưng khả năng đầu tư là có hạn do thiếu nguồn lực; do đó, cử tri kiến nghị có cơ chế, chính sách về nhà ở xã hội phù hợp thực tế để hỗ trợ cho công nhân, người thu nhập thấp được ổn định cuộc sống”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hà Nội gửi tới Quốc hội trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến  với nội dung kiến nghị: “Cử tri tham mưu Chính phủ trình Quốc hội nghiên cứu sửa đổi Luật Nhà ở theo hướng quan tâm đến nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp và chế xuất tại thành phố lớn có đông công nhân ngoại tỉnh về làm việc, đồng thời, nghiên cứu quy định cơ chế để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia làm chủ đầu tư nhà ở xã hội cho công nhân”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang gửi tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ  với nội dung kiến nghị: “Hiện nay, gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là rất cần thiết, hỗ trợ tốt cho chủ đầu tư dự án và người mua nhà. Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp và người mua nhà rất khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này do thủ tục phức tạp, thời gian thẩm định hồ sơ dài, mặt khác lãi suất vẫn cao (khoảng 8,2%/năm) dẫn đến việc giải ngân gói hỗ trợ này chậm. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương hướng dẫn, đôn đốc thực hiện, giảm bớt thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ để người dân, doanh nghiệp sớm tiếp cận nguồn vốn vay”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Nam Định gửi tới trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến với nội dung: “Kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ bổ sung quy định tại Điều 40 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ, cụ thể: Quy định rõ đơn vị tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm của hạng mục công trình, công trình xây dựng trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không thực hiện”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Lâm Đồng gửi tới trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến với nội dung kiến nghị: “Về quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật: Hiện nay, theo quy định đô thị trực thuộc Trung ương mới được phép lập đồ án quy hoạch hạ tầng kỹ thuật (tại khoản 2 Điều 18 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009). Tuy nhiên, thành phố Đà Lạt – đô thị loại I thuộc tỉnh, thoát nước đô thị là một nội dung trong đồ án quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu,… các nội dung quy định nghiên cứu lập, thẩm định, phê duyệt chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên sâu về kỹ thuật thoát nước, nhất là đô thị đặc thù như thành phố Đà Lạt. Do đó, cần được quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật như quy định đối với các đô thị trực thuộc Trung ương. Do vậy, kiến nghị tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh, bổ sung quy định nêu trên”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi tới trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến với nội dung kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội xem xét sớm sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014. Sau gần 8 năm triển khai thực hiện, Luật Nhà ở năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được, pháp luật nhà ở cũng đã xuất hiện những bất cập, hạn chế, tồn tại về một số vấn đề cụ thể liên quan đến sở hữu nhà ở; xây dựng, phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; phát triển nhà ở; nhà ở xã hội; tài chính cho phát triển nhà ở xã hội.

Tìm theo ngày :