Hội thảo Quản lý thoát nước - Kinh nghiệm của Nhật Bản

Thứ ba, 14/12/2010 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ngày 13/12/2010 tại Hà Nội nhân dịp đoàn Bộ Đất đai, hạtầng, giao thông vận tải và du lịch Nhật Bản (MLIT) đến thăm và làm việctại Việt Nam, Cục Hạ tầng kỹ thuật Bộ Xây dựng đã phối hợp với Cục Pháttriển thành phố và khu vực thuộc Bộ Đất đai, hạ tầng, giao thông vậntải và du lịch Nhật Bản tổ chức Hội thảo “Quản lý thoát nước - Kinhnghiệm của Nhật Bản”.
Dự Hội thảo có Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng Cao Lại Quang, Thứ trưởng cao cấp Bộ Đất đai, hạ tầng, giao thông vận tải và du lịch Nhật Bản Syuji Ikeguchi và các thành viên trong đoàn; đại diện các cơ quan chức năng thuộc Bộ Xây dựng, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.

Hội thảo được tổ chức nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình thoát nước tại Việt Nam nói chung và các đô thị nói riêng, đồng thời giới thiệu kinh nghiệm của Nhật Bản trong lĩnh vực quản lý thoát nước.

Báo cáo tham luận tại hội thảo cho thấy đến nay việc thu gom và xử lý nước thải ở đô thị Việt Nam được thực hiện trên cơ sở tập trung với quy mô lớn. Quy trình thực hiện của hệ thống tập trung được thực hiện bằng việc thu gom nước thải từ các khu đông dân cư và vận chuyển tới trạm xử lý tại các vùng ngoại ô thành phố. Hệ thống thoát nước đô thị được đầu tư xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau, không hoàn chỉnh, đồng bộ, nhiều tuyến cống xuống cấp nên khả năng tiêu thoát nước thấp. Nước thải hầu như chưa được xử lý xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Đến nay, mới có 6 đô thị thực hiện xử lý nước thải tập trung với tổng số 14 trạm xử lý. Phần lớn các đô thị chưa có trạm xử lý, nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sau đó theo các tuyến cống và xả trực tiếp ra môi trường.

Trong thời gian qua Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp quy trong lĩnh vực quản lý và xử lý nước thải như Nghị định 88/2007/NĐ-CP của Chính phủ, Định hướng phát triển thoát nước đô thị và KCN Việt Nam đến
năm 2025 và tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1930/2009/QĐ-TTg cùng với các quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

Các báo cáo cũng cho thấy trong thời gian qua được sự quan tâm của Nhà nước, các địa phương và cộng đồng dân cư, công tác thoát nước đã đạt được những kết qủa tích cực tuy nhiên vẫn còn những vấn đề bức xúc cần sự quan tâm giải quyết trong đó có những vấn đề như đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, ứng dụng công nghệ mới xử lý nước thải, huy động các nguồn vốn khác nhau kể cả từ phía cộng đồng người sử dụng hệ thống thoát nước cho việc đầu tư vào thoát nước, tiếp thu kinh nghiệm của các nước trong đó có Nhật Bản.

Các chuyên gia, nhà quản lý Việt Nam và Nhật Bản đã trình bày 8 báo cáo đề cập đến tình hình ở Việt Nam và Nhật Bản liên quan đến thực trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, việc lựa chọn mô hình hệ thống thoát nước, mô hình xử lý nước thải, các công nghệ xử lý nước thải, việc thu phí thoát nước và công tác đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự ứng phó.

Hội thảo là sự đóng góp tích cực cho việc tăng cường và thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực xây dựng nói chung cũng như ngành thoát nước của hai nước nói riêng.
 

H. Phước
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)