Hội thảo "Đánh giá thực hiện giai đoạn II và chuẩn bị cho giai đoạn III cấp nước an toàn tại Việt Nam"

Thứ năm, 28/06/2012 15:02
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Đánh giá thực hiện giai đoạn II và chuẩn bị cho giai đoạn III cấp nước an toàn tại Việt Nam là chủ đề buổi hội thảo diễn ra tại Hà Nội sáng 27.6 do Cục Hạ tầng kỹ thuật Bộ Xây dựng phối hợp với Tổ chức y tế tại Việt Nam, tham dự hội thảo có sự có mặt của đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng, các Cty cấp nước Huể, Bà Rịa, Vũng Tàu, Quảng Trị, cùng các chuyên gia ngành nước…

TS Nguyễn Hồng Tiến, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Bộ Xây dựng phát biểu tại hội thảo

Trong đó các chuyên gia về ngành nước đánh giá và phân tích thực trạng cấp nước tại các đô thị hiện tại của Việt Nam đang là thách thức lớn. Để cung cấp nước đầy đủ, đảm bảo chât lượng và an toàn cho người dân đô thị đòi hỏi các tổ chức quốc tế cũng như các nhà tài trợ của các chính quyền các cấp. Đó là một việc làm cấp thiết trên toàn thế giới, ở Việt Nam hiện đang tập trung xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn nhằm bảo đảm an toàn cấp nước từ nguồn đến vòi. Đồng thời còn phải tuyên truyền vận động nhận thức được tầm quan trọng của cấp nước an toàn. Thời gian qua Bộ Xây dựng đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ ban hành theo thẩm quyền các văn bản có liên quan đến các quy định như Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp, tiêu thụ nước sạch đảm vảo an toàn cấp nước đồng thời nội dung về cấp nước an toàn cũng đã được cụ thể hóa bằng Quyêt định 16/2008/QĐ- BXD. Đây được cho là khung pháp lý quan trọng để cho việc triển khai chương trình cấp nước an toàn được thực hiện.

Cụ thể là từ 2006, Tổ chức Y tế thế giới (WTO) đã tham gia và hỗ trợ cho các hoạt động xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn, tập huấn đào tạo, triển khai các dự án thí điểm tại một số thành phố, thị xã của Việt Nam. Thành công trong việc công bố cấp nước an toàn trên toàn bộ hệ thống đầu tiên của Thành phố Huế là chương trình uống nước tại vòi chứng minh bước đầu khi triển khai công tác cấp nước an toàn tại Việt Nam. Đó là những nhận xét đánh giá của các chuyên gia về giai đoạn II sau khi đã đi vào hoạt động một thời gian. Qua đó, tại hội thảoTrưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho rằng việc Việt Nam đào tạo

Tập huấn toàn bộ 68 Cty cấp nước về Kế hoạch cấp nước an toàn, việc xây dựng được 7 mô hình thí điểm ở cả ba miền là những thành tích hết sức ấn tượng. Tuy nhiên có thể thấy rằng kết quả này vẫn còn khiêm tốn vì về lâu dài, để bảo vệ cộng đồng chống lại các bệnh lây truyền qua đường nước và những tác động của biến đổi khí hậu, kế hoạch cấp nước an toàn cần phai được thể chế hóa thông qua các chính sách và quy định pháp lý của nhà nước. Phía trước vẫn còn rất nhiều việc phải làm và những thách thức lớn đang chờ Việt Nam trong giai đoạn III. Tuy nhiên để khắc phục những khó khăn về vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng như thất thoát nước sạch tại Việt Nam đang là những vấn đề lớn cần giải quyết.

Cũng tại hội thảo, một số chuyên gia cũng đưa ra những nhận xét cũng như kinh nghiệm về triển khai kế hoạch cấp nước an toàn tại các Cty cấp nước đô thị Việt Nam. Đồng thời đưa ra những kiến nghị về quy định thể chế hóa việc thực hiện KHCN an toàn bằng một Thông tư của Bộ hoặc liên bộ. Trong đó có thể quy định thêm những điều khoản gắn với quá trình xem xét điều chỉnh giá nước hàng năm và quy định các yêu cầu cho việc kiểm tra đánh giá, cấp chứng nhận cho các đơn vị thực hiện tốt KHCNAT.

Kết luận buổi hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Tiến, Cục trưởng Cục hạ tầng kỹ thuật Bộ Xây dựng đã đánh giá cao những đóng góp của các đơn vị tham gia KHTKCNAT đồng thời đánh giá cao việc tổ chức Y tế thế giới cam kết tiếp tục hợp tác với các cơ quan chức năng, các Cty cấp nước thực hiện thành công mục tiêu đề ra trong giai đoạn III và thành công của giai đoạn II. Đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn thiện và ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn. Cũng như xây dựng chương trình tuyên truyền, đào tạo, nâng cao năng lực, rà soát các quy chuẩn có liên quan đến nước ăn uống, sinh hoạt lồng ghép với Chương trình chống thất thoát thất thu, nhân rộng triển khai CNAT. Tuy nhiên phải lấy những hạn chế khó khăn cần khắc phục của giai đoạn II để lấy đó làm bài học kinh nghiêm cho việc triển khai kế hoạch CNAT giai đoạn III.

Theo : Báo Xây dựng điện tử

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)