Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức vận hành các nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP. Hà Nội tháng 6/2024 - Ảnh: VGP
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền
Theo UBND TP. Hà Nội, năm 2024, công tác chỉ đạo, điều hành trong cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc Thành phố tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Trong đó, tập trung xây dựng tìm kiếm các giải pháp để cải thiện, nâng cao Chỉ số SIPAS, cải thiện, duy trì Chỉ số PAR-INDEX, PAPI, PCI.
UBND Thành phố đã chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc về siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường chất lượng các cuộc kiểm tra, thanh tra công vụ; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện vi phạm đạo đức, kỷ luật công vụ, các trường hợp né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, các trường hợp có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu phải thực sự gương mẫu, đi đầu về tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân, nói đi đôi với làm; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đối diện và vượt qua khó khăn, thử thách vì công việc chung.
Đặc biệt năm 2024, Luật Thủ đô (Luật số 39/2024/QH15) được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 28/6/2024. Để triển khai thi hành Luật Thủ đô, UBND Thành phố ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Trong đó, để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, 7 nội dung cơ chế, chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô được Thành phố ưu tiên xây dựng ban hành trước ngày 01/01/2025, có 4 nội dung cơ chế, chính sách cá biệt đề xuất thực hiện sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực. Các văn bản của Thành phố được ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất với quy định của hệ thống pháp luật.
Việc ban hành Bộ Chỉ số CCHC của các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030 gắn với thay đổi, phương thức xác định Chỉ số CCHC từ một năm đánh giá/lần sang 02 năm đánh giá/lần giúp cho việc theo dõi, đánh giá kết quả Chỉ số CCHC đi vào thực chất, cụ thể hơn phù hợp với nhiệm vụ, tiến độ Kế hoạch CCHC; đồng thời, kết quả đánh giá chỉ số thành phần "Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số" trong bộ chỉ số CCHC (PARINDEX) năm 2024 của Thành phố sẽ được sử dụng để đánh giá trong Bộ Chỉ số Chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước, thể hiện vai trò nhiệm vụ trọng tâm trong công tác CCHC của Thành phố.
Ban hành các quy trình giải quyết TTHC nội bộ
Công tác chuyển đổi số của Thành phố được triển khai trong mọi mặt đời sống xã hội, và đạt được những kết quả tích cực trên cả 03 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đã đáp ứng cơ bản yêu cầu công tác CCHC.
Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành quy định việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VneID) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Một số hệ thống thông tin, ứng dụng phục vụ công dân, doanh nghiệp đang được triển khai thử nghiệm nhằm xây dựng thành phố thông minh, hiện đại: Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi); Hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố trên VneID, Cấp lý lịch tư pháp trên VneID; Ứng dụng "Thẻ vé giao thông Hà Nội" sử dụng thẻ QR động (thẻ ảo) cho vận tải hành khách công cộng; Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thành phố đã đhỉ đạo các cơ quan rà soát, nghiên cứu và ban hành các quy trình giải quyết TTHC nội bộ, quy trình giải quyết công việc nội bộ, trong đó lưu ý việc xây dựng các quy trình phải đảm bảo thực hiện tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO. Tiếp tục chỉ đạo rà soát và ban hành ngay các quy trình giải quyết TTHC đối với các TTHC ủy quyền cho cấp huyện, tập trung vào các lĩnh vực có nhiều TTHC như công thương, giao thông vận tải, kế hoạch đầu tư… đảm bảo 100% các TTHC được ủy quyền có quy trình nội bộ giải quyết TTHC kèm theo.
Kết quả, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch về rà soát phương án thực thi các nghị quyết đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư; rà soát, xây dựng phương án đơn giản hóa, ủy quyền giải quyết TTHC nội bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước thành phố Hà Nội năm 2024.
Ngoài ra, chỉ đạo, xây dựng các quy trình, quy trình phối hợp để giải quyết công việc nội bộ (TTHC nội bộ), trong đó lưu ý việc xây dựng các quy trình phải đảm bảo thực hiện tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO.
Thành phố đã ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo, triển khai về rà soát, xây dựng quy trình TTHC liên thông, phương án ủy quyền giải quyết TTHC, thực hiện thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID trên địa bàn thành phố Hà Nội; triển khai ứng dụng giải pháp công nghệ để tím kiếm và thanh toán giá dịch vụ trông giữ xe không sử dụng tiền mặt trên địa bàn thành phố Hà Nội, triển khai giải pháp ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, ban hành Quy chế phối hợp giữa cơ quan chuyên môn với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của Thành phố trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền của thành phố Hà Nội; phê duyệt danh mục 34 dịch vụ công trực tuyến ưu tiên dùng trên cổng Dịch vụ công Quốc gia; ban hành Quy chế tạm thời vận hành hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Thành phố.
Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết quy định việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn thành phố Hà Nội (hỗ trợ 100% phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp và hỗ trợ tối đa 10 Phiếu lý lịch tư pháp (bản giấy) cho người dân khi có đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID kể từ ngày 01/6/2024 đến hết ngày 31/12/2024).
Trước đó Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết quy định về mức phí, lệ phí khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến (Mức thu bằng "không").
UBND Thành phố đã thông qua phương án đơn giản hóa 32 TTHC thuộc các lĩnh vực. 100% TTHC được đơn giản hóa được công bố, công khai, được cơ quan, đơn vị của Thành phố thực hiện đúng quy định.
Việc rà soát, đơn giản hóa TTHC đạt tỷ lệ trên 20%, trong đó, ngoài việc rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm, rút ngắn thời gian giải quyết các TTHC, cắt giảm thành phần hồ sơ, tiết kiệm chi phí cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC.