- Vốn trung ương quản lý đạt 38,7 nghìn tỷ đồng, bằng 92,3% kế hoạch năm và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Công Thương là 3667 tỷ đồng, bằng 89,9% và tăng 9,6%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 3631 tỷ đồng, bằng 98,9% và tăng 8,6%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 870 tỷ đồng, bằng 96,8% và tăng 6,3%; Bộ Y tế 857 tỷ đồng, bằng 95,3% và tăng 5,7%; Bộ Xây dựng 755 tỷ đồng, bằng 77% và tăng 9,1%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 554 tỷ đồng, bằng 99,4% và tăng 4,4%.
- Vốn địa phương quản lý đạt 131,9 nghìn tỷ đồng, bằng 82,4% kế hoạch năm và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2010. Một số địa phương có khối lượng vốn đầu tư thực hiện lớn là: Hà Nội đạt 15231 tỷ đồng, bằng 72,8% kế hoạch năm và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2010; thành phố Hồ Chí Minh 15106 tỷ đồng, bằng 82,1% và tăng 8,2%; Đà Nẵng 7595 tỷ đồng, bằng 132,5% và tăng 14,2%; Quảng Ninh 4453 tỷ đồng, bằng 87,2% và tăng 0,4%; Thanh Hóa 4092 tỷ đồng, bằng 115,1% và tăng 7,6%; Bình Dương 2760 tỷ đồng, bằng 92,8% và tăng 8,8%.
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/11/2011 đạt 12697,4 triệu USD, bằng 83,8% cùng kỳ năm 2010, bao gồm: Vốn đăng ký 9914,5 triệu USD của 919 dự án được cấp phép mới (giảm 25,4% về vốn và giảm 21,3% về số dự án so với cùng kỳ năm trước); vốn đăng ký bổ sung 2782,9 triệu USD của 324 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện mười một tháng năm 2011 ước tính đạt 10,1 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong các ngành kinh tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài mười một tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có số vốn đăng ký lớn nhất với 6240,1 triệu USD, bao gồm 4560,3 triệu USD vốn đăng ký mới và 1679,8 triệu USD vốn tăng thêm; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2526,8 triệu USD, bao gồm 2525,7 triệu USD vốn đăng ký mới và 1,1 triệu USD vốn tăng thêm; ngành xây dựng đạt 1194,5 triệu USD, bao gồm 1002 triệu USD vốn đăng ký mới và 192,5 triệu USD vốn tăng thêm.
Trong mười một tháng, cả nước có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Hải Dương dẫn đầu về vốn đăng ký với 2497,7 triệu USD, chiếm 25,2% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh 1918,7 triệu USD, chiếm 19,4%; Bà Rịa-Vũng Tàu 880,8 triệu USD, chiếm 8,9%; Hải Phòng 594,4 triệu USD, chiếm 6%; Hà Nội 513,1 triệu USD, chiếm 5,2%; Tây Ninh 481,4 triệu USD, chiếm 4,9%.
Trong số 52 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam mười một tháng năm 2011, Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) là nhà đầu tư lớn nhất với 2946,7 triệu USD, chiếm 29,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Nhật Bản 1604,8 triệu USD, chiếm 16,2%; Xin-ga-po 1435,3 triệu USD, chiếm 14,5%; CHND Trung Hoa 586,7 triệu USD, chiếm 5,9%; Hàn Quốc 571 triệu USD, chiếm 5,8%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 372,8 triệu USD, chiếm 3,8%.
Bạn đọc bấm vào File đính kèm để tải số liệu thống kê về.
Nguồn : Tổng cục Thống kê