- Vốn trung ương quản lý đạt 13,9 nghìn tỷ đồng, bằng 37,1% kế hoạch năm, trong đó: Vốn đầu tư thực hiện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt 2001 tỷ đồng, bằng 62,8% kế hoạch năm; Bộ Giáo dục và Đào tạo 568,3 tỷ đồng, bằng 55,8%; Bộ Giao thông Vận tải 3210 tỷ đồng, bằng 48,3%; Bộ Công Thương 1358 tỷ đồng, bằng 33,6%; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch 193 tỷ đồng, bằng 32,9%; Bộ Xây dựng 318 tỷ đồng, bằng 32,1%; Bộ Y tế 383 tỷ đồng, bằng 30,5% kế hoạch năm.
- Vốn địa phương quản lý đạt 31,7 nghìn tỷ đồng, bằng 36,2% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có tiến độ thực hiện nhanh là: Ninh Bình đạt 1209,4 tỷ đồng, bằng 75% kế hoạch năm; Hoà Bình 642 tỷ đồng, bằng 60,7%; Đà Nẵng 2209,9 tỷ đồng, bằng 53,5%; Hải Phòng 863,5 tỷ đồng, bằng 52%; Bắc Ninh 594,6 tỷ đồng, bằng 49,3%.
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/5/2010 đạt 7,5 tỷ USD, bằng 77% cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Vốn đăng ký của 360 dự án được cấp phép mới đạt 7,1 tỷ USD, tuy giảm 14,7% về số dự án nhưng tăng 40,1% về số vốn so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký bổ sung của 107 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước với 403 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đầu năm ước tính đạt 4,5 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2009.
Trong năm tháng đầu năm, cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Bà Rịa-Vũng Tàu có số vốn đăng ký lớn nhất với 2,2 tỷ USD, chiếm 30,2% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Quảng Ninh 2,1 tỷ USD, chiếm 30,1%; Nghệ An 1 tỷ USD, chiếm 14,1%; thành phố Hồ Chí Minh 482,2 triệu USD, chiếm 6,8%; Quảng Ngãi 340 triệu USD, chiếm 4,8%; Hà Tĩnh 168,4 triệu USD, chiếm 2,4%.
Trong số 36 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam năm tháng đầu năm, Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất với 2,2 tỷ USD, chiếm 31% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 1,4 tỷ USD, chiếm 19,4%; Nhật Bản 1,1 tỷ USD, chiếm 15,5%; Hoa Kỳ 961 triệu USD, chiếm 13,5%; Đài Loan 767,9 triệu USD, chiếm 10,8%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 204,6 triệu USD, chiếm 2,9%; Xin-ga-po 161 triệu USD, chiếm 2,3%.
Thu hút vốn ODA từ đầu năm thông qua các Hiệp định ký kết với các nhà tài trợ đạt 497 triệu USD, bao gồm vốn vay đạt 454 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại đạt 43 triệu USD. Giải ngân vốn ODA năm tháng đầu năm ước tính đạt 844 triệu USD, bằng 35% kế hoạch năm, bao gồm vốn vay đạt 767 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại đạt 77 triệu USD.
Bạn đọc bấm vào File đính kèm để tải số liệu thống kê về.
Nguồn : Tổng cục Thống kê