Với định hướng trở thành thành phố công nghiệp công nghệ cao, Bỉm Sơn được quy hoạch và phấn đấu đạt chuẩn đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025.
Cơ sở hạ tầng được phát triển đồng bộ - tạo thế và lực phát triển cho địa phương - góp phần đưa Bỉm Sơn là đơn vị đóng góp ngân sách số 1 cho tỉnh Thanh Hóa.
Đinh hướng phát triển giai đoạn 2021-2025, Bỉm Sơn sẽ phấn đấu đạt thành phố đô thị loại 3 - thành phố đô thị công nghiệp hạt nhân của trung tâm kinh tế phía bắc của tỉnh Thanh Hóa. Hướng đến mục tiêu thành phố công nghiệp với tỷ lệ đô thị hóa đạt 100% và là cửa ngõ trung tâm của các tuyến giao thông trọng điểm của toàn quốc.
Có thể kể ra hàng loạt các tuyến giao thông trọng điểm sẽ được phát triển trong bán kính 5 km chung quanh trung tâm Bỉm Sơn như: tuyến cao tốc Bắc Nam (đoạn Mai Sơn - Quốc Lộ 45); tuyến cao tốc ven biển Quảng Ninh - Nga Sơn - Cà Mau; đường sắt cao tốc Bắc Nam; cùng với tuyến giao thông kết nối trực tiếp với TP Thanh Hóa rộng 34m theo định hướng phát triển khu quy hoạch hành chính và quy hoạch thành phố ven sông Tam Điệp của Bỉm Sơn tầm nhìn 2030,v.v. Đây sẽ là động lực phát triển mới trong thời gian gần của Bỉm Sơn giai đoạn 2021-2025.
Bỉm Sơn chú trọng phát triển đồng bộ kinh tế - xã hội
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm 2021 - 2026, chính quyền Bỉm Sơn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Đây là nhiệm vụ bản lề để tiến tới việt đưa Bỉm Sơn trở thành khu đô thị loại 3 thành phố trực thuộc tỉnh.
Tổng giá trị sản xuất địa bàn năm 2020 theo giá hiện hành đạt 33.737,2 tỷ đồng, tăng 1,98 lần so với năm 2015. Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thị xã đạt 14,6%/năm, cao hơn mức bình quân chung của cả tỉnh; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng hướng, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp.Thu nhập bình quân đạt 80,1 triệu đồng/người/năm. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt 21.143 tỷ đồng, tăng 1,4% so với mục tiêu. Cơ cấu vốn đầu tư có sự thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng vốn ngân sách Nhà nước, tăng vốn đầu tư doanh nghiệp và vốn đầu tư trong nhân dân.
Quảng trường Trung tâm văn hóa - chính trị của Bỉm Sơn nằm trên đường Trần Phú tuyến trung tâm của thị xã đây sẽ là trọng điểm phát triển của thành phố trong tương lai với quy hoạch phát triển thành phố bên sông.
Ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, phát triển mạnh về quy mô với nhiều cơ sở sản xuất mới, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có thương hiệu và sức cạnh tranh. Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 18.240,2 tỷ đồng, tăng 1,97 lần so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân 14,58 %, tăng 1,38% so với mục tiêu.
Bỉm Sơn phát triển thương mại dịch vụ theo hướng đa ngành tập trung vào dịch vụ và du lịch
Đường Trần Phú đang được chỉnh trang với tổng số vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng nằm kết nối Bỉm Sơn trực tiếp với tuyến cao tốc ven biển và tuyến cao tốc Bắc Nam.
Các ngành thương mại, dịch vụ tiếp tục có bước phát triển về chất lượng. Hệ thống chợ và các siêu thị, cửa hàng thương mại được quan tâm đầu tư. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2020 đạt 6.100 tỷ đồng, tăng 2,35 lần so với năm 2015, tăng bình quân hằng năm đạt 18,6%; Giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2020 đạt 210 triệu USD, tăng 1,9 lần so với năm 2015, tăng bình quân hàng năm đạt 13,4%.
Các di tích lịch sử-văn hóa được quan tâm đầu tư, tôn tạo khang trang; chất lượng dịch vụ được nâng lên, phục vụ du khách ngày càng tốt hơn.
Đền Sòng và Đền cô Chín Giếng di tích lịch sử cấp quốc gia tại Bỉm Sơn - Thanh Hóa địa điểm tâm linh nổi tiếng nhất miền bắc.
Sản xuất nông nghiệp của thị xã phát triển theo hướng bền vững gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2020 đạt 210,5 tỷ đồng. Đã chuyển đổi được hơn 70 ha diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình kinh tế trang trại, gia trại cho hiệu quả kinh tế cao, như: mô hình trồng rau sạch, thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh...; giá trị sản phẩm trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản năm 2020 đạt hơn 100 triệu đồng/ha, cao nhất tỉnh Thanh Hóa.
Với động lực phát triển đưa Bỉm Sơn trở thành thành phố đô thị loại III giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn 2030, chính quyền địa phương đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để phát triển kinh tế xã hội, môi trường được cải thiện để thúc đẩy thành phố Bỉm Sơn tương lai là lá cơ đầu phát triển kinh tế không chỉ của Thanh Hóa mà là cả nước - trở thành thành phố công nghiệp kiểu mẫu trong tương lai.