Tầm nhìn Vĩnh Phúc: Quy hoạch đất đai xây dựng đô thị

Thứ năm, 12/09/2013 14:34
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất đai xây dựng đô thị, biện pháp trị thủy có thể quản lý vận hành trong tỉnh nhằm xây dựng hệ thống trị thủy bền vững và kịp thời đáp ứng tình hình đô thị hóa. Do cần đảm bảo tính an toàn trong công tác trị thủy với cốt nền hiện trạng (khoảng trên 9m), nên thiết lập giá trị mục tiêu của mực nước lũ thiết kế thỏa mãn 2 điều kiện: Mực nước khi có mưa tần suất 1/10< +8,7m (chiều cao an toàn là 0,3m); Mực nước khi có lượng mưa lớn nhất trong lịch sử < +9m. Có tính đến trường hợp phát sinh dòng chảy ngược từ hướng hạ lưu (phía Hà Nội). Các biện pháp sẽ được cả chính quyền và phía chủ đầu tư thực hiện nhằm phát triển hệ thống trị thủy có hiệu quả, đáp ứng tình hình xây dựng khi đô thị hóa.

Quy hoạch xây dựng các công trình trị thủy theo 3 giải pháp: Thoát động lực ra sông Hồng bằng bơm; Biện pháp trữ nước bằng hồ chứa; Xây dựng và cải tạo sông (mở rộng lòng sông, xây dựng đê, nạo vét để hạ cao độ đáy sông, nâng cao đáy sông).

Dựa trên đặc tính dòng chảy hiện trạng, tình hình thiệt hại do lũ lụt, điều kiện địa hình… thiết lập lưu vực cho biện pháp trị thủy với 3 lưu vực chính. Quy hoạch xây dựng công trình trị thủy tại các lưu vực như sau: Thượng lưu sông Phan khu vực đất xây dựng đô thị, thực hiện phân lưu bằng kênh dẫn và thoát động lực ra sông Hồng biện pháp trị thủy được áp dụng xây dựng công trình kênh dẫn 1 (sông Phan - đê sông Hồng) quy mô 150m3/s, xây trạm bơm 1 với quy mô 150m3/s, xây hồ chứa 1 quy mô 14 nghìn m3 4km2. Lưu vực xung quanh Vĩnh Yên Hạ lưu sông Phan, thượng lưu sông Cà Lồ, kênh Bến Tre, sông Cầu Bòn, sông Tranh Trữ tạm tại hồ chứa quy mô lớn ở phía Nam trong khu vực đất xây dựng đô thị và thoát động lực ra sông Hồng bằng kênh dẫn và trạm bơm. Biện pháp trị thủy được áp dụng Kênh dẫn 2 (hồ chứa 2 - đê sông Hồng) quy mô công trình 350m3/s, xây dựng công trình Trạm bơm 2 quy mô 450m3/s, xây dựng hồ chứa 2 quy mô 33 nghìn m3 10km2. Lưu vực sông Cà Lồ hạ lưu sông Cà Lồ, sông Cà Lồ Cụt, sông Đồng Đò sử dụng khu vực ven sông Ba Hanh để trữ tạm và thoát động lực từ sông Cà Lồ Cụt ra sông Hồng bằng trạm bơm. Trị thủy bằng xây dựng công trình mở rộng sông Cà Lồ Cụt 100m3/s, xây trạm bơm 2 450m3/s, xây hồ chứa 3 (ven sông Ba Hanh) 9 nghìn m3 2,5km2.

Định hướng xây dựng sông trên các đoạn như sau: Đoạn 1 sông Phan (đoạn thượng lưu trên điểm chảy vào Đầm Vạc) mở rộng sông bằng xây dựng mặt cắt phức hợp, bên sông là đất nông nghiệp và đất cây xanh. Đoạn 2 sông Phan (điểm chảy vào Đầm Vạc - điểm hợp lưu sông Cầu Bòn) xây dựng mặt cắt đơn tương đối rộng làm thẳng sông để tăng khả năng thoát. Nơi chảy vào hồ chứa từ Đầm Vạc và sông Cầu Bòn cần có năng lực thoát lớn. Đoạn 3 hạ lưu sông Phan - sông Cà Lồ (điểm hợp lưu sông Cầu Bòn - điểm hợp lưu sông Cà Lồ Cụt mở rộng mặt cắt bằng cách lấy mặt cắt hiện trạng làm dòng thấp và xây thêm dòng cao. Mở rộng sông phát huy mặt cắt hiện trạng. Đoạn 4 sông Cà Lồ Cụt hạ lưu điểm hợp lưu sông Cà Lồ Cụt giữ nguyên hình dạng mặt cắt. Ven sông có nhiều làng xóm hiện hữu nên việc xây dựng sẽ khó khăn. Đoạn 5 sông Cà Lồ Cụt mở rộng sông với mặt cắt đơn, làm thẳng một số đoạn để tăng khả năng thoát nước. Ven sông có nhiều làng xóm nên việc mở rộng mặt cắt quá rộng gặp khó khăn. Để đảm bảo chắc chắn tính an toàn, cốt nền khống chế dọc theo các sông chính được thiết lập bằng giá trị cao hơn mực nước lũ thiết kế của hệ thống trị thủy đáp ứng được lượng mưa tần suất 1/100 khi có lượng mưa lớn nhất trong quá khứ (tần suất 1/150). Cốt nền khống chế tại các khu vực phát triển được thiết lập bằng cốt nền tại điểm thoát nước mưa cộng thêm tổn thất thủy lực từ nơi tính toán đến nơi thoát nước. Cốt nền nhà máy và các công trình quan trọng được thiết lập thêm 0,2m.


Theo Báo Xây dựng điện tử

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)