Đại hội thi đua yêu nước ngành Xây dựng lần thứ III: Ý nghĩa quan trọng và tác dụng to lớn

Thứ tư, 15/09/2010 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Thi đua, khen thưởng là động lực pháttriển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nướcphải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày”. Thấm nhuần tư tưởng đó,trong chặng đường lịch sử của ngành Xây dựng, đặc biệt từ giai đoạn đổi mới đếnnay, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) thườngxuyên tuyên truyền, phổ biến và giáo dục các chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước về công tác thi đua khen thưởng, tăng cường chỉ đạo thựctế, liên tục phát động các phong trào thi đua gắn liền với những hoạt động thựctiễn của Ngành.

Các phong trào thi đua do Bộ Xây dựng, CĐXDVN phát động đã được các đơn vị tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Do vậy, thành tích của phong trào thi đua yêu nước gắn liền với những thành tựu phát triển và trưởng thành của ngành Xây dựng trong những năm qua, được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao.

Đặc biệt trong giai đoạn 2006 - 2010, thời kỳ có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế - xã hội do ĐH Đảng X đề ra; cũng là 5 năm cuối trong quá trình thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010; chiến lược đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Xây dựng giai đoạn 2006 - 2010, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngành Xây dựng bám sát để xây dựng và triển khai công tác thi đua khen thưởng với mục tiêu chung: Phát triển ngành Xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, cả trong lĩnh vực xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở, đầu tư trang thiết bị tiên tiến, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các công nghệ xây dựng hiện đại trong thi công xây lắp các công trình lớn và phức tạp như: công trình thủy điện, nhiệt điện, nhà cao tầng, công trình có khẩu độ và chiều cao lớn, cầu, hầm, công trình ngầm, dầu khí…; Tiếp tục tổ chức thực hiện các định hướng phát triển đô thị đến năm 2020, nhằm sắp xếp lại hệ thống đô thị trên địa bàn cả nước phục vụ chủ trương CNH, HĐH. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn để quản lý xây dựng theo quy hoạch. Đẩy nhanh việc phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng văn minh, hiện đại; Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về xây dựng, đồng thời mở rộng phân cấp, xác định rõ quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng, nhằm bảo đảm tiến độ, khối lượng, chất lượng và hiệu quả, tạo lập khuôn khổ pháp lý và động lực thúc đẩy phát triển các hoạt động đầu tư xây dựng, hình thành thị trường xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhìn lại việc triển khai 6 nhóm giải pháp được coi là then chốt, quyết định đến việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch của ngành mới thấy có tới 3 nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng: Triển khai đồng bộ, rộng rãi Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm; Tổ chức quản lý ngành trong cả nước theo nguyên tắc: đúng chức năng, đủ nhiệm vụ, tăng quyền hạn, rõ trách nhiệm; Thực hiện quyết liệt việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doan nghiệp nhà nước; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, lãnh đạo các đơn vị, đoàn thể các cấp, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác thi đua khen thưởng; Xây dựng tiêu chuẩn bình xét khen thưởng có định hướng phù hợp với từng đối tượng và đặc điểm riêng của đơn vị mình để bảo đảm nguyên tắc khen thưởng chính xác, công khai, công bằng; Củng cố, tăng cường tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng đáp ứng yêu cầu của phong trào thi đua yêu nước giai đoạn mới.

Và cũng phải khẳng định rằng, phần lớn các phong trào thi đua yêu nước ngành Xây dựng đều đã trở thành những phong trào truyền thống, có sức sống bền bỉ bởi tạo ra được sự thu hút đông đảo CBCNVC-LĐ toàn Ngành tham gia: “Phong trào lao động giỏi”; Cuộc vận động “ Bảo đảm và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng”; Cuộc vận động “Tổ chức tốt điều kiện sống và làm việc của CNVC-LĐ ngành Xây dựng”; Hưởng ứng các phong trào thi đua liên kết trên các công trình trọng điểm do TLĐLĐVN phát động; Phong trào văn hóa thể thao; Phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”; Phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp và bảo đảm an toàn vệ sinh công nghiệp”…

Thực tiễn tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua yêu nước đã cho chúng ta bài học sâu sắc có ý nghĩa cho các giai đoạn thi đua tiếp theo. Đó là: Phải coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác thi đua khen thưởng, coi thi đua là những biện pháp tích cực, là công cụ hữu hiệu để động viên khích lệ mọi người làm việc có hiệu quả, có trách nhiệm, chủ động, sáng tạo thực hiện công tác tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cổ vũ tinh thần yêu nước của CNVC-LĐ.

Báo tới tay công nhân - Một chương trình tương tác mang ý nghĩa xã hội

Chào mừng Đại hội thi đua yêu nước ngành Xây dựng lần thứ III, ngày 8/9 Bộ Xây dựng và CĐXDVN đã chính thức ra Văn bản 1693/BXD-CĐXDVN phát động chương trình “Báo tới tay công nhân - Báo đến chân công trình” gửi các cơ quan đơn vị trong và ngoài ngành Xây dựng.

Bắt đầu từ tháng 10/2010, chương trình “Báo tới tay công nhân - Báo đến chân công trình” là một hoạt động mang tính xã hội lớn với những mục tiêu cụ thể nhằm tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Xây dựng và CĐXDVN đến từng cơ sở, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của CBCN-LĐ, đồng thời đóng góp một phần cho Quỹ “Mái ấm Công đoàn” của CĐXDVN.

Bộ Xây dựng - CĐXDVN giao cho Báo Xây dựng tổ chức thực hiện chương trình này thí điểm trong thời gian 1 năm với ấn phẩm “Xây dựng & Pháp luật” - một ấn phẩm mang tính xã hội của Báo Xây dựng đang được đông đảo độc giả và NLĐ chú ý - đến với mọi cơ sở, DN xây dựng trong cả nước. Sau thời gian thí điểm, sẽ tổng kết khen thưởng để tiếp tục đưa mọi ấn phẩm còn lại của Báo Xây dựng vào chương trình..

Đây là một chương trình tương tác đầy ý nghĩa. Làm thế nào để tờ báo trở thành diễn đàn, “sân chơi” của mọi thành viên trong đại gia đình xây dựng, phục vụ một cách tốt nhất các hoạt động phát triển của Ngành, tạo nên một nhịp cầu hiệu quả cho sự lãnh đạo, điều hành cùng những đóng góp, ý kiến từ mọi cơ sở giúp cho việc lãnh đạo, điều hành luôn bám sát thực tiễn đời sống.

Kinh phí để thực hiện chương trình không dùng ngân sách mà lấy từ nguồn kêu gọi tài trợ, hỗ trợ của các đơn vị, DN. Việc đóng góp cho Quỹ “Mái ấm Công đoàn” để thực hiện mục tiêu “mỗi tháng một mái ấm Công đoàn” được trích từ việc hỗ trợ mua báo của các đơn vị với mức 500 đồng/mỗi tờ báo và được tính vào kết quả phong trào thi đua của Công đoàn Xây dựng Việt Nam để tổng kết khen thưởng sau khi kết thúc chương trình thí điểm.

Mọi liên hệ để biết thêm chi tiết về chương trình này, xin gọi tới số máy (04) 3 9741858 hoặc email: xaydungphapluat@gmail.com.



Nguyễn Văn Bình - Chủ tịch CĐXDVN

Theo Báo Xây dựng điện tử
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)