LILAMA một năm nhìn lại

Thứ năm, 12/01/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Năm 2005 đã khép lại với những con số tuy chưa xứng với tiềm năng song vừa đủ để nói lên những cố gắng phi thường của hơn 20.000 cán bộ công nhân viên Tổng công ty LILAMA.

Ảnh 1: Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân gắn huy hiệu CSTĐTQ cho đồng chí Phạm Hùng, anh hùng lao động, Tổng giám đốc LILAMA . Ảnh: Đỗ Đa Sỹ

Những gì chúng ta đạt được trong năm qua là to lớn:
Giá trị sản xuất kinh doanh đạt 6.121,6 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch, tăng 127 % so với năm 2004; Doanh thu: 4.387,4 tỷ đồng, tăng 186% ; Nộp ngân sách: 78,7 tỷ đồng, bằng 137% kế hoạch; Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 13%; Kim ngạch xuất khẩu đạt 129.767.000 USD; Đẩu tư xây dựng cơ bản: 666 tỷ đồng, tăng 244 %; Thu nhập bình quân: 1.658.000 đồng /người/tháng.
Năm 2005 là năm đất nước có nhiều sự kiện lớn, năm kết thúc của kế hoạch 5 năm 2000-2005 với những thay đổi lớn lao trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị và đời sống nhân dân. Với LILAMA, năm 2005 cũng là một mốc son chói lọi trong lịch sử 45 năm xây dựng và phát triển được đánh dấu bằng sự kiện làm nức lòng hơn 2 vạn cán bộ công nhân viên và bạn bè gần xa. Ngày 29/9/2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hung Lao động cho Tổng công ty, ghi nhận những thành tích xuất sắc trong lao động sáng tạo từ năm 1995 đến 2004 góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 2005 cũng đánh dấu bước chuyển mình toàn diện của Tổng công ty trong mọi hoạt động. Chúng ta đã khẳng định được ưu thế tuyệt đối trong lĩnh vực lắp máy trong nước và khu vực. Chúng ta đã thay đổi thân phận từ làm thuê sang làm chủ bằng việc thực hiện thành công các dự án EPC mà mình chứng sinh động là công trình Uông Bí mở rộng và sự tin tưởng của Chính phủ giao cho thực hiện tiếp các dự án theo hình thức này như: Uông Bí mở rộng 2 công suất 300 MW, Cà Mau 1,2 công suất 1.500 MW…
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.2286.224' />
Ảnh 2: Công tác Thi đua khen thưởng ở LILAMA luôn được quan tâm đúng mức. Ảnh: Đỗ Đa Sỹ
Năm 2005 cũng là năm chúng ta vẫn đứng vững ở vị trí độc tôn trong lĩnh vực chế tạo thiết bị đồng bộ, nâng tỷ trọng thiết bị chế tạo trong nước lên 70%, tạo đủ việc làm cho người lao động và tiết kiệm ngoại tệ cho Đất nước. Sản phẩm cơ khí do LILAMA chế tạo đã được xuất khẩu mà tiêu biểu ở đây là hợp đồng chế tạo 25.000 tấn thiết bị lò hơi cho tập đoàn TKZ Cộng hoà Liên Bang Nga, trị giá 36 triệu USD. Đây là hợp đồng ché tạo thiết bị lớn nhất từ trước tới nay mà Lilama ký với các nhà thầu nước ngoài.
Năm 2005 đánh dấu sự hoàn thành thắng lợi giai đoạn 2 2000-2005 tạo đà vững chắc để chúng ta bước vào thực hiện giai đoạn 3 2006-2010, giai đoạn cuối cùng trong định hướng chiến lược phat triển Tổng công ty đến năm 2010. Đây là giai đoạn mà LILAMA sẽ huy động toàn bộ sức người, sức của, trí tuệ cho mục đích cuối cùng trở thành nhà đầu tư có tên tuổi.
Rất khả quan, chúng ta đang triển khai hang loạt các dự án đầu tư. Lớn nhất phải kể đến ở đây là dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng Hà Tĩnh công suất 1.200 MW. Đây là dự án được Chính phủ giao theo quyết định 1195/QĐ -TTG ngày 9/11/2005 nằm trong dự án các công trình năng lượng cấp bách giai đoạn 2006-2010; Dự án thuỷ điện Hủa Na công suất 180MW đang được tiến hành làm thủ tục, dự kiến sẽ hoàn thành trình các cấp có thẩm quyền để có thể khởi công vào quý III năm 2006. Các dự án đầu tư khác như cơ sở đóng tầu biển LILAMA, nhà hỗn hợp ở và làm việc 21 tầng tại 124 Minh Khai, nhà máy sản xuất que hàn Hà Tĩnh… cũng đang trong giai đoạn nước rút.
Các dự án đầu tư theo hình thức góp vốn cổ phần bao gồm: Nhà máy xi măng Thăng Long 2,3 triệu tấn/năm do LILAMA chiếm tỷ lệ chi phối 53%; nhà máy xi măng Sông Thao 2.500 tấn Clinker/ngày do LILAMA là cổ đông sáng lập; Nhà máy xi măng Đô Lương 2.500 tấn Clinker/ngày do LILAMA là cổ đông lớn nhất 45%; Nhà máy thuỷ điện Sông Ông với cổ phần chi phối của LILAMA 60%. Các dự án này đang được triển khai thực hiện. Giá trị các dự án đầu tư của LILAMA đến nay đã lên đến 1,7 tỷ USD.
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.2286.225' />
Ảnh 3: Đầu tư cho đóng tàu ở LILAMA. Ảnh: Ngụy Hoàng Sơn
Đầu tư là nhiệm vụ tiên quyết của LILAMA trong giai đoạn này, song để thực hiện được điều này các hoạt động khác của Tổng công ty phải được chú ý thích đáng. Các hoạt động tài chính, tín dụng, xuất nhập khẩu; công tác tổ chức cán bộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; công tác tư vấn, nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin; Việc sắp xếp đổi mới và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh. Công tác Thi đua khen thưởng được quan tâm, thực hiện tốt nên đã động viên kịp thời cán bộ công nhân viên, tạo nên diện mạo mới của Tổng công ty. Tuyên truyền quảng bá cho thương hiệu LILAMA để LILAMA luôn là biểu tượng đẹp trong lòng mọi cán bộ công nhân viên và bạn bè xa gần trong và ngoài nước.
Phát huy những thành tích đã đạt được trong năm 2005 LILAMA sẽ làm hết sức mình để thực hiện thành công các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2006. Cụ thể là:
Giá trị sản xuất kinh doanh: 9.158 tỷ đồng, tăng 150% so với thực hiện năm 2005; Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu: 314.937.000USD, tăng 243%; Tổng doanh thu: 7.450 tỷ đồng, tăng 170%; Tổng số nộp ngân sách: 132,3 tỷ đồng, tăng 168%; Tổng lợi nhuận: 46,8 tỷ đồng, tăng 151%; Đầu tư xây dựng cơ bản: 3.671 tỷ đồng, tăng 551%; Lao động bình quân: 19.221 người; Thu nhập bình quân đầu người: 1.700.000 đồng.
Dáng dấp một nhà đầu tư lớn với đầy đủ năng lực và uy tín trên thương trường đang dần dần hiện hữu./.

Ngụy Hoàng Sơn
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)