- Vốn trung ương quản lý đạt 14450 tỷ đồng, bằng 28,4% kế hoạch năm và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải đạt 2167 tỷ đồng, bằng 29% kế hoạch năm và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 1284 tỷ đồng, bằng 26,6% và tăng 8,9%; Bộ Xây dựng 484 tỷ đồng, bằng 26,6% và tăng 11,8%; Bộ Y tế 319 tỷ đồng, bằng 28,6% và tăng 9,1%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 275 tỷ đồng, bằng 29,5% và tăng 4,8%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 189 tỷ đồng, bằng 29,8% và tăng 5,6%; Bộ Công Thương 126 tỷ đồng, bằng 27,9% và tăng 11,2%.
- Vốn địa phương quản lý đạt 40864 tỷ đồng, bằng 27,6% kế hoạch năm và tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2011. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước bốn tháng đầu năm của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: Hà Nội đạt 4513 tỷ đồng, bằng 18,9% kế hoạch năm và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2011; thành phố Hồ Chí Minh 3469 tỷ đồng, bằng 22,3% và tăng 8,3%; Đà Nẵng 1763 tỷ đồng, bằng 27,1% và giảm 32,2%; Bà Rịa-Vũng Tàu 1092 tỷ đồng, bằng 28,9% và tăng 2,6%; Quảng Ninh 1049 tỷ đồng, bằng 25,9% và giảm 1,6%.
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/4/2012 đạt 4267,1 triệu USD, bằng 68,5% cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn đăng ký của 169 dự án được cấp phép mới đạt 3099 triệu USD, bằng 44,1% số dự án và bằng 72,6% số vốn cùng kỳ năm 2011; vốn đăng ký bổ sung của 73 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước là 1168,1 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện bốn tháng đầu năm ước tính đạt 3,6 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tổng vốn đăng ký của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành bốn tháng đầu năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2374,3 triệu USD, bao gồm: 1623,4 triệu USD của 82 dự án cấp phép mới và 750,9 triệu USD vốn tăng thêm; ngành kinh doanh bất động sản đạt 1576,5 triệu USD, bao gồm: 1200,1 triệu USD của 02 dự án cấp phép mới và 376,4 triệu USD vốn tăng thêm; ngành vận tải, kho bãi đạt 180 triệu USD của 01 dự án cấp phép mới.
Cả nước có 27 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới trong bốn tháng đầu năm, trong đó Bình Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 1264,3 triệu USD, chiếm 40,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hải Phòng 612,6 triệu USD, chiếm 19,8%; Quảng Ninh 347,4 triệu USD, chiếm 11,2%; Ninh Bình 184,4 triệu USD, chiếm 6%; Khánh Hòa 180 triệu USD, chiếm 5,8%; Tiền Giang 152,6 triệu USD, chiếm 4,9%; Hưng Yên 79,5 triệu USD, chiếm 2,6%...
Trong số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới vào Việt Nam bốn tháng đầu năm, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 2360,7 triệu USD, chiếm 76,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 349,9 triệu USD, chiếm 11,3%; Hàn Quốc 200,1 triệu USD, chiếm 6,5%; Hà Lan 46,1 triệu USD, chiếm 1,5%; Xin-ga-po 38,3 triệu USD, chiếm 1,2%...
Bạn đọc bấm vào File đính kèm để tải số liệu thống kê về.
Nguồn : Tổng cục Thống kê