Tập đoàn Sông Đà: 50 năm một chặng đường vinh quang

Thứ ba, 05/06/2012 16:16
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Kể từ ngày thành lập, Tập đoàn Sông Đà đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, với 5 lần đổi tên: Tiền thân là Ban chỉ huy Công trường thuỷ điện Thác Bà, sau đổi thành Cty Xây dựng thủy điện Thác Bà, TCty Xây dựng thủy điện Sông Đà, TCty Xây dựng Sông Đà, rồi TCty Sông Đà. Và ngày 12/01/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam do TCty Sông Đà làm nòng cốt, với sự tham gia của các TCty: LILAMA, LICOGI, COMA, Sông Hồng, DIC... Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định thành lập Cty mẹ - Tập đoàn Sông Đà. Trải qua bao thăng trầm, các thế hệ cán bộ, công nhân viên của TCty Xây dựng thủy điện Sông Đà đã đóng góp một phần sức lực, trí tuệ của mình cho sự lớn mạnh của Tập đoàn ngày nay.

Công trình thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào của người thợ Sông Đà.

Giai đoạn từ khi thành lập (1961) đến năm 1975

Trong giai đoạn này, đất nước đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam. Trước yêu cầu đòi hỏi ấy và để xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội thì điện phải đi trước một bước. Thủy điện Thác Bà (CS 110MW), công trình thủy điện lớn nhất miền Bắc khi đó là một trong những công trình điện mở đầu cho công cuộc phát triển điện khí hóa của đất nước. Đây cũng là công trình thuỷ điện đầu tiên, cánh chim đầu đàn của ngành thuỷ điện Việt Nam. Để triển khai thi công xây dựng công trình, ngày 01/6/1961 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 214QĐ/TTg về việc thành lập Ban chỉ huy công trường thủy điện Thác Bà, sau được đổi thành Cty Xây dựng thuỷ điện Thác Bà. Quyết định này đã trở thành quyết định lịch sử khai sinh ra ngành xây dựng thủy điện Việt Nam. Bắt đầu từ đây, lịch sử phát triển của Sông Đà gắn liền với những công trình thủy điện của đất nước. Sau 3 năm rưỡi thi công, công trình đã phải tạm ngừng vào giữa năm 1966 vì đế quốc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc, ngay lập tức công trường chuyển sang tư thế vừa xây dựng, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ công trình. Sau khi đế quốc Mỹ tạm ngừng ném bom miền Bắc, công trường được khôi phục trở lại từ tháng 8/1968 và đến 22/02/1970 đã tiến hành ngăn sông. Sau 8 năm xây dựng (không kể 2 năm tạm ngừng thi công) dưới sự giúp đỡ về kỹ thuật của các chuyên gia Liên Xô, TM1 đã khởi động vào đúng dịp lễ Quốc khánh, ngày 02/9/1971 và TM3 khởi động vào ngày sinh nhật Bác 19/5/1972. Thuỷ điện Thác Bà mãi mãi xứng đáng được lưu danh như một biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí kiên cường, tinh thần quả cảm của những người thợ xây dựng thủy điện đầu tiên ở Việt Nam. Việc hoàn thành thi công xây dựng công trình thủy điện Thác Bà cũng là hoàn thành khóa học đầu tiên của một thế hệ cán bộ quản lý và những người thợ về xây dựng thủy điện cho tương lai.

Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1995

Năm 1975 khi đất nước thống nhất, cả nước bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội. Cty Xây dựng thủy điện Thác Bà được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho nhiệm vụ rất nặng nề nhưng vô cùng vinh quang, đó là: Chinh phục Sông Đà, xây dựng nhà máy thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á (thời kỳ đó) - thuỷ điện Hoà Bình, công suất 1.920MW với 8 tổ máy. Chính trong thời gian này, tên của dòng sông Đà đã trở thành tên gọi mới của Cty: Cty Xây dựng thủy điện Sông Đà và năm 1979 được nâng lên thành TCty Xây dựng thủy điện Sông Đà. Một trang sử mới của TCty được mở ra ngay trên vùng đất từng được coi là "ma thiêng, nước độc" này.

Tại công trình thế kỷ này, Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định công trường được mang tên “Công trường Thanh niên Cộng sản”, với tinh thần: “Sông Đà vì cả nước, cả nước chi viện cho Sông Đà”. Hàng vạn CBCNV, đặc biệt là những kỹ sư, những người thợ trẻ trên khắp mọi miền của đất nước về đây, đã không quản ngày đêm, gian khổ, thời tiết khắc nghiệt, bất chấp mọi hiểm nguy để làm việc với tinh thần "Tất cả vì dòng điện ngày mai cho Tổ quốc". Những ngày đầu của thời kỳ đổi mới biết bao khó khăn bỡ ngỡ bởi chuyển đổi cả một cơ chế với nếp nghĩ cũ sang cơ chế mới, với cách nghĩ cách làm mới. Đây có thể coi là giai đoạn khó khăn, tổn thất về lực lượng của TCty Xây dựng thủy điện Sông Đà. TCty đã thực hiện nhiều phương án phát triển SXKD theo hướng đa dạng hóa các loại hình kinh doanh nhưng vẫn giữ thế mạnh chủ lực là xây dựng các công trình thủy điện. TCty đã thực hiện nhiều phương án phát triển SXKD theo hướng đa dạng hóa các loại hình kinh doanh nhưng vẫn giữ thế mạnh chủ lực là xây dựng các công trình thủy điện. TCty đã thực hiện nhiều phương án phát triển SXKD theo hướng đa dạng hóa các loại hình kinh doanh nhưng vẫn giữ thế mạnh chủ lực là xây dựng các công trình thủy điện.

Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2010

Đây là giai đoạn đất nước tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mở cửa để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Năm 1995, TCty Xây dựng Sông Đà chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình TCty nhà nước vào tháng 12/2005, được Bộ Xây dựng quyết định chuyển sang hoạt động theo mô hình Cty mẹ - Cty con. Năm 2001, lực lượng xây dựng thủy điện của TCty đã phát triển mạng mẽ cả về số lượng và chất lượng, với 18 đơn vị chuyên ngành, cùng với lực lượng lao động bình quân trên 20 ngàn người, đội ngũ cán bộ quản lý giầu kinh nghiệm. TCty tiếp tục được Đảng, Chính phủ giao cho làm Tổng thầu EPC các công trình thủy điện: Sê San 3 (273MW), Tuyên Quang (342MW) và Tổng thầu xây lắp hầu hết dự án thủy điện lớn như: Huội Quảng (520MW), Bản Vẽ (320MW), Sê San 4 (360MW), Plêikrông (100MW), Sơn La (2.400MW), Lai Châu (1.200MW)... Từ đơn vị chuyên về thi công xây lắp, TCty đã tích lũy kinh nghiệm, làm chủ công nghệ, để vươn lên làm chủ đầu tư và tự thực hiện (từ công tác tư vấn, đến thi công xây lắp) nhiều dự án trong các lĩnh vực, nhằm mở rộng quy mô SXKD của TCty: Thủy điện, sản xuất VLXD, hạ tầng giao thông, nhà và đô thị. Do vậy, tốc độ tăng trưởng giá trị SXKD bình quân trong các năm 2001 - 2011 đạt 31%, SXKD đạt hiệu quả cao, đến 31/12/2011 tổng vốn chủ sở hữu là 14 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 51,9 lần so với năm 2001.

Giai đoạn từ năm 2010 đến nay

Ngày 12/01/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 52/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam do TCty Sông Đà làm nòng cốt, với sự tham gia của các TCty: LILAMA, DIC, LICOGI, COMA, Sông Hồng và Quyết định số 53 /QĐ-TTg thành lập Cty mẹ - Tập đoàn Sông Đà. Đây được coi là sự kiện vô cùng quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của TCty Sông Đà cùng với tiến trình đổi mới, hội nhập kinh tế thế giới của đất nước.

Hiện nay, Tập đoàn đang triển khai xây dựng chiến lược phát triển Tập đoàn đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020 có hướng tới năm 2030 và chiến lược kinh doanh của các TCty, Cty con thuộc Tập đoàn; Thực hiện tái cơ cấu lại các Cty con thành các đơn vị chuyên ngành để tạo nên sức mạnh tổng hợp đủ sức cạnh tranh với các Tập đoàn kinh tế lớn trong khu vực và thế giới, góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Trong suốt những năm qua, công tác chính trị tư tưởng của Đảng bộ Tập đoàn Sông Đà luôn được quan tâm, không ngừng đổi mới và bám sát yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của Tập đoàn. Đời sống vật chất, tinh thần của CBCNV không ngừng nâng lên, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của Tập đoàn trong sạch, vững mạnh. Đáp ứng ngày càng cao nhiệm vụ của Tập đoàn trong giai đoạn phát triển mới.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Tập đoàn Sông Đà luôn đặc biệt quan tâm đảm bảo việc làm và thu nhập cho CBCNV, cũng như quan tâm tổ chức nơi ăn, ở cho người lao động tại các công trường, nhà máy, trang bị các phương tiện truyền thông, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao của CBCNV, đặc biệt là tại các công trường vùng sâu, vùng xa. Tập đoàn Sông Đà là một trong những DN đi đầu trong việc thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ các huyện nghèo. Hiện nay, Tập đoàn Sông Đà đã và đang thực hiện hỗ trợ 02 huyện nghèo: Mường La và Phù Yên của tỉnh Sơn La với giá trị là 40,695 tỷ đồng. Tất cả để tiến tới xây dựng Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế mạnh ở trong nước và khu vực, có quy mô lớn, hiện đại, đa sở hữu, SXKD có hiệu quả cao trên 6 lĩnh vực: Xây dựng và lắp đặt thiết bị; Sản xuất công nghiệp xi măng - sắt thép; Sản xuất và kinh doanh điện; Chế tạo cơ khí; Khu công nghiệp; Phát triển đô thị - nhà ở và BĐS.

Để ghi nhận những nỗ lực của CBCNV và những thành tích to lớn mà TCty Sông Đà đã đạt được, Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động cho 05 tập thể và 14 cá nhân, trong đó TCty Sông Đà là DN xây dựng đầu tiên vinh dự được nhận danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới và 02 Huân chương Hồ Chí Minh; 15 Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba cho các tập thể, cá nhân và nhiều danh hiệu cao quý khác.

Có thể nói, lịch sử phát triển của Tập đoàn Sông Đà luôn gắn liền với các công trình trọng điểm, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước. 50 năm - một chặng đường vinh quang và rất đỗi tự hào của mỗi người con Sông Đà hôm qua, hôm nay và mai sau.


Theo Báo Xây dựng điện tử

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)