Ngành Xây dựng Bình Phước: Lĩnh ấn tiên phong trong phát triển đô thị

Thứ năm, 18/04/2013 09:59
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Bình Phước được biết đến là một tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng hầu như có gì, CB-VC phải làm việc trong trụ sở tạm sau khi tái lập tỉnh. Ấy vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, ngành Xây dựng Bình Phước đã tập trung nhân lực, vật lực lập quy hoạch xây dựng, chuẩn bị các điều kiện để xây dựng trụ sở làm việc cho bộ máy của tỉnh.

Bởi vậy, đến năm 2001, các cơ quan ban ngành của Bình Phước đã có chỗ làm việc ổn định, khang trang tiêu biểu như: trụ sở làm việc của Tỉnh ủy, HĐND-UBND, Bệnh viện đa khoa, trường Cao đẳng sư phạm, Trung tâm văn hóa thể dục thể thao…Lo xong trụ sở, Ngành Xây dựng lại quay sang lập quy hoạch vùng tỉnh để tạo động lực cho việc phát triển kinh tế xã hội. Từ đó, các khu đô thị Chơn Thành, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Hớn Quản, Phú Riềng lần lượt được hình thành và được đầu tư đạt tiêu chuẩn đô thị loại V. Riêng các Thị xã Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long hiện là đô thị loại IV và đang được đầu tư nâng cấp đạt chuẩn III với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được đầu tư cơ bản đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân. Bên cạnh đó, ngành xây dựng Bình Phước cũng chú trọng đầu tư đường nhựa tới trung tâm các xã ở các điểm dân cư đang hình thành với tỷ lệ đạt 99% để tạo động lực phát triển thành đô thị.

Ông Nguyễn Hoàng Hùng – Giám đốc Sở Xây dựng Bình Phước cho biết: “Từ khi tái lập tỉnh tới nay, Ngành xây dựng đã tham mưu đầu tư phát triển mới 5 độ thị, nâng cấp 3 đô thị đạt tiêu chuẩn loại V và 3 đô thị đạt tiêu chuẩn loại IV. Riêng Thị xã Đồng Xoài đã có đề án nấng cấp lên đô thị loại III với tiêu chí đạt tiêu chuẩn của đô thị xanh thân thiện môi trường. Sở đã đề xuất ưu tiên đầu tư cải tạo môi trường sinh thái từng bước tạo không gian xanh như cải tạo nâng cấp hồ Suối Cam, suối Đồng Tiền, xây dựng Công viên văn hóa tỉnh, Khu du lịch hồ Suối Cam, trồng cây xanh trên các tuyến đường…đây được xem là những lá phổi xanh trong lòng đô thị. Trong thang điểm phân loại đô thị thì Đồng Xoài mới đạt 60,8/100 điểm so với thang điểm của đô thị loại III.”

Sau vấn đề quy hoạch thì việc đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ để cải tạo diện mạo đô thị văn minh hiện đại cũng được xem là vấn đề ưu tiên tại các đô thị của Bình Phước. Bên cạnh đó, việc thu gom xử lý chất thải rắn, cấp thoát nước đô thị, phát triển cây xanh, chiếu sáng cũng được triển khai đồng bộ như: mở rộng hệ thống cấp nước Tx.Đồng Xoài lên 20.000 m3/ngđ, hệ thống cấp nước cho Chơn Thành, Tân Khai và các KCN có công suất 30.000m3/ngđ, hệ thống thoát và xử lý nước thải Tx.Đồng Xoài công suất 10.000m3/ngđ. Tuy nhiên đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật lại đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, ước tính nhu cầu vốn tập trung cho 6 lĩnh vực giao thông đô thị, cấp thoát nước, xử lý chất thải rắn, cây xanh, công viên của Bình Phước đến 2015 trên 6000 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 20 ngàn tỷ đồng.

Nói về định hướng phát triển của ngành xây dựng Bình Phước đến năm 2015, ông Nguyễn Hoàng Hùng nhấn mạnh: Bình Phước chọn hướng phát triển không gian đô thị theo hướng hiện đại đảm bảo hài hòa bản chất của địa phương, dân tộc và gắn liền với ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Cùng với cả nước, Bình Phước góp phần xây dựng các đô thị có chất lượng, văn minh thân thiện với môi trường để phục vụ đời sống cho nhân dân được tốt hơn. Ngành xây dựng Bình Phước rất chú trọng công tác quản lý quy hoạch phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng đô thị để đảm bảo cho sự phát triển bền vũng và ổn định.


Theo Báo Xây dựng điện tử

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)