Tên đề tài: Nghiên cứu, biên soạn các quy định và hướng dẫn bảo vệ thiên nhiên và môi trường - sinh thái ở các đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh)

Thứ năm, 24/12/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Mã số đề tài:  RDN 05-03.Chủ nhiệm đề tài:  TS. Trương Văn Quảng.Cơ quan chủ trì thực hiện:  Viện Quy hoạch đô thị-nông thôn.Địa chỉ tài liệu: KQNC.1192 / 1194. Thư viện KHCN – Bộ Xây dựng.

Mục tiêu đề tài:

Thiên nhiên và môi trường, sinh thái có một vị trí và vai trò rất lớn trong chất lượng đô thị. Mỗi đô thị dù rất hiện đại hoặc rất cổ xưa đều không thể tách rời với thiên nhiên và môi trường, sinh thái. Trong các không gian đô thị, hoặc bên cạnh các công trình kiến trúc, nếu thiếu đi các yếu tố của cảnh quan thiên nhiên…sẽ làm giảm đi rất nhiều giá trị thẩm mỹ, chất lượng đô thị cũng kém phần “sinh thái”. Mặt khác, môi trường, sinh thái trong đô thị lại phụ thuộc rất nhiều vào cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên trong các lĩnh vực quy hoạch xây dựng, tổ chức, phát triển và “vận hành” phát triển đô thị. Vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn, xử lý các chất thải rắn, chất thải nguy hại…Các vấn đề về gia tăng dân số, lao động, nhu cầu về giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở…là những vấn đề hóc búa có tính phổ biến trong quá trình đô thị hoá của nhiều quốc gia trên thế giới.

Ở các nước phát triển như Hà Lan, CHLB Đức, Italia…những vấn đề trên về cơ bản đã được quan tâm từ nhiều năm trước. Tôn trọng và gần gũi với thiên nhiên là mục tiêu của các nhà quy hoạch và quản lý đô thị…

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Các đô thị Việt Nam thường mang nhiều các yếu tố thiên nhiên (sông, hồ, đồi, núi), có nhiều cây xanh, mặt nước (Hà Nội, Hải Phòng, Huế, đà Nẵng, Đà Lạt, TPHCM…). Điều đó được nhận biết rõ nét ở các giai đoạn từ những năm 1988 trở về trước do tốc độ đô thị hoá của nước ta còn chậm (có thời kỳ hầu như đóng băng), quy mô các đô thị nhỏ, nên các vấn đề về thiên nhiên và môi trường, sinh thái chưa trở thành vấn nạn có tính xã hội và bức xúc. Tuy nhiên, hiện nay, do quá trình đô thị hoá của Việt Nam đang diễn ra rất nhanh và phức tạp, nên các vấn đề trên đã, đang và sẽ có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường sống trong các đô thị. Việc quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị không (hoặc ít) tôn trọng thiên nhiên đã dẫn đến việc Thủ đô đã mất đi chẳng ít các không gian thiên nhiên vốn là ưu thế đặc sắc của Thăng Long nghìn năm tuổi…; hệ thống kênh rạch của TPHCM bị xâm hại nghiêm trọng; rừng trong TP Đà Lạt cũng ngày một ít cây, nhiệt độ trung bình có chiều hướng tăng…Đó là chưa kể đến cái ngưỡng cho phép đã vượt về sự ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn, các chất thải rắn, chất thải nguy hại, các vấn đề dân số, lao động, việc làm…

Nhận nthức được điều ấy, các nhà quy hoạch, xây dựng, môi trường và các nhà quản lý…cũng như nhiều ý kiến của cộng đồng đã lên tiếng cảnh báo về sự cần thiết phải quan tâm sâu sắc hơn tới thiên nhiên và môi trường sinh thái trong đô thị…Điều đó không những giúp cho đô thị có chất lượng môi trường tốt hơn, mà còn góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ trong tổ chức không gian, bảo lưu được những giá trị đặc trưng có tính riêng biệt của từng địa phương, tạo nên điểm tựa về mặt tinh thần trong “bản đồ trí nhớ” về một thành phố và sức hấp dẫn đối với việc khai thác du lịch…

Vì vậy, mục tiêu tổng quát của đề tài là:

- Hướng tới thống nhất đưa công tác bảo vệ thiên nhiên và môi trường – sinh thái ở các đô thị nói riêng, ở tất cả các dô thị của Việt Nam nói chung vào nội dung Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành.

- Đưa các vấn đề bảo vệ thiên nhiên và môi trường – sinh thái đô thị thành một trong những mục tiêu của phát triển đô thị bền vững.

- Đảm bảo ở mỗi đô thị phải giữ và bảo vệ được tối thiểu những đặc điểm cơ bản có giá trị của thiên nhiên, mang “tính địa phương”, đảm bảo chất lượng môi trường - sinh thái cơ bản theo quy định chung (theo tiêu chuẩn ngành) trong quá trình phát triển đô thị.

Mục tiêu cụ thể của đề tài là:

- Xây dựng cơ sở cho việc biên soạn các quy định và hướng dẫn bảo vệ thiên nhiên và môi trường – sinh thái ở các khu đô thị lớn.

- Biên soạn các quy định và hướng dẫn về bảo vệ thiên nhiên và môi trường - sinh thái ở các khu đô thị lớn.

- Góp phần làm cơ sở để đưa các Quy định về bảo vệ thiên nhiên và môi trường - sinh thái ở các khu đô thị lớn nói riêng, ở tatá cả các đô thị nói chung vào nội dung Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành.

Nội dung đề tài:

- Phần I: Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế diễn biiến tình hình thiên nhiên và môi trường sinh thái ở các khu đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh).

- Phần II: Rà soát các văn bản pháp lý có liên quan đến các quy định và hướng dẫn bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái ở các khu đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh).

- Phần III: Dự thảo biên soạn các quy định và hướng dẫn bảo vệ thiên nhiên và môi trường đô thị.

Kết quả đề tài:

Đề tài đã đưa ra phương pháp luận trong việc nghiên cứu, hướng dẫn bảo vệ thiên nhiên và môi trường sinh thái ở các đô thị.

Đề xuất biện pháp sửa đổi, bổ sung thay thế các tiêu chuẩn, văn bản pháp luật không còn phù hợp hoặc mâu thuẫn, chồng chéo, tiến tới xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

Đã biên soạn bản Dự thảo các Quy định và nội dung hướng dẫn về bảo vệ thiên nhiên và môi trường - sinh thái ở các khu đô thị lớn.

 

Nguồn: Thư viện KHCN – Bộ Xây dựng.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)