Triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

Thứ ba, 15/11/2022 15:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Ngày 15/11/2022, Bộ Xây dựng đã có Quyết định 1052/QĐ-BXD về việc giao nhiệm vụ cho các đơn vị triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

Theo đó, các nhiệm vụ thực hiện Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 gồm: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách và hướng dẫn quy hoạch đô thị tăng trưởng xanh; Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị, xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững, đô thị phát thải các-bon thấp, chống chịu với biến đổi khí hậu; Ban hành quy định về giám sát và đánh giá tích hợp đồng bộ với hệ thống giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh quốc gia; Nâng cao năng lực, tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá các mục tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững, phát thải các-bon thấp, tăng cường năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu, thiên tai, đa thiên tai; Rà soát, điều chỉnh quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp nước, thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, bùn thải đô thị, khu chôn lấp, xử lý chất thải rắn; giao thông, chiếu sáng, cây xanh); Xây dựng cơ sở dữ liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, thông minh, chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai tích hợp đồng bộ với "hệ thống cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh quốc gia"; Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ triển khai hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, thông minh, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai (Công nghệ xử lý nước thải, bùn thải đô thị nhằm giảm thiểu phát thải khí mê-tan, kết hợp thu hồi tài nguyên, sản xuất năng lượng; Công nghệ mới có hiệu suất năng lượng cao, thông minh trong đầu tư xây dựng, khai thác quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng đô thị công cộng); Tăng cường năng lực phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, thông minh, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai; Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, thông minh trong các lĩnh vực: cấp thoát nước; thu gom và xử lý nước thải, bùn thải đô thị; Xây dựng, triển khai lộ trình, kế hoạch khử các-bon ngành xây dựng đến năm 2050; thúc đẩy phát triển công trình phát thải các-bon thấp, công trình phát thải ròng bằng 0 (PTR0) trong toàn bộ vòng đời công trình. Hướng dẫn kỹ thuật thực hiện công trình PTR0 cho các loại công trình; xây dựng hệ thống đánh giá và chứng nhận công trình phát thải các-bon thấp, công trình PTR0; Xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức về tiêu hao năng lượng trong các công trình xây dựng; các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh, công trình phát thải các- bon thấp, công trình PTR0, chất lượng môi trường bên trong các công trình xây dựng; Xây dựng các tiêu chuẩn, bộ tiêu chí và hướng dẫn đánh giá, chứng nhận các loại sản phẩm vật liệu xây dựng (tiết kiệm năng lượng; xanh, thân thiện với môi trường; phát thải các- bon thấp) sử dụng cho các công trình xanh; Tăng cường thực hiện và giám sát triển khai các quy định của QCVN 09:2017/BXD về các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả; Xây dựng cơ sở dữ liệu về công trình tiết kiệm năng lượng, công trình xanh, công trình phát thải các-bon thấp, công trình phát thải ròng bằng “0” (PTR0) tích hợp đồng bộ với "hệ thống cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh quốc gia”; Xây dựng và thực hiện các chương trình nâng cao năng lực cho các đối tượng có liên quan trong lĩnh vực công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng, công trình phát thải các-bon thấp, công trình PTR0; Hoàn thiện việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng giai đoạn 2022 – 2030; Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức tiêu thụ năng lượng cho các tiểu ngành vật liệu xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến vật liệu xây không nung, công trình sử dụng vật liệu xây không nung. Xây dựng cơ chế, quy định, hướng dẫn về đo đạc, kiểm tra, đánh giá, chứng nhận những sản phẩm vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, vật liệu xây dựng xanh; Xây dựng, triển khai giám sát, đánh giá và cơ sở dữ liệu về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng (Cơ chế giám sát, đánh giá đảm bảo tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung đối với các công trình xây dựng theo đúng quy định; Cơ sở dữ liệu tích hợp đồng bộ với "hệ thống cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh quốc gia"); Phổ biến công nghệ về phát triển vật liệu xây dựng giảm phát thải khí nhà kính; Hiện đại hóa công nghệ sản xuất, sử dụng các loại nhiên liệu xanh, sạch, thân thiện với môi trường, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng; Sử dụng nguyên vật liệu từ tro bay nhiệt điện, chất thải công nghiệp tái chế, chất thải xây dựng tái chế để sản xuất vật liệu xây dựng; Tận dụng phế thải của các ngành khác làm nhiên liệu trong sản xuất vật liệu xây dựng.

Nhiệm vụ thực hiện Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu gồm: Ban hành Kế hoạch hành động phát triển công trình xây dựng, đô thị phát thải các-bon thấp tiến tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; Xây dựng Đề án phát triển và sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, vật liệu xanh trong lĩnh vực nhà ở và thương mại; Nghiên cứu công nghệ, triển khai các giải pháp thu hồi và lưu giữ các-bon; Triển khai thí điểm 26 đô thị thực hiện kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật tạo hành lang pháp lý thuận lợi thúc đẩy thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; Xây dựng mô hình tòa nhà và đô thị phát thải các-bon thấp, trung hòa các-bon và thí điểm áp dụng tại một số đô thị (khu vực phía Bắc, duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long); Xây dựng chính sách phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, phát thải các-bon thấp; thí điểm hỗ trợ đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng tại một số doanh nghiệp để giảm phát thải khí nhà kính; Nghiên cứu, xây dựng chương trình hiệu quả năng lượng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đảm bảo gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của thị trường nhà ở và phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045; Điều tra, đánh giá biến động di dân, xây dựng mô hình đô thị và cụm dân cư nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu. Thí điểm áp dụng để quy hoạch xây dựng cho một số đô thị và cụm dân cư nông thôn thích ứng biến đổi khí hậu; Nghiên cứu phát triển các vật liệu mới ít phát thải.

Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ được giao chủ trì chịu trách nhiệm triển khai thực hiện nhiệm vụ theo quy định, định kỳ báo cáo Bộ trưởng và gửi Vụ Khoa học công nghệ và môi trường tổng hợp trước ngày 15 tháng 12 hằng năm.


Trung tâm Thông tin
Nguồn: Quyết định 1052/QĐ-BXD.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)