Sóc Trăng xây dựng nông thôn mới ven biển

Thứ tư, 20/07/2011 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Tỉnh Sóc Trăng có 72km bờ biển và khoảng 20km ven sông Hậu từ cửa biểnTrần Đề ngược lên, tạo thành vùng đất rộng lớn nhiễm nặng mặn và phèn,nghèo khó. Phó bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Nguyễn Đức Kiên cho biết, chủtrương xây dựng nông thôn mới vùng đất này gắn với phát triển kinh tếbiển, bằng hai mũi đột phá là lúa thơm và điện lực.

Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 đang xử lý nền móng.

Trung tâm điện lực và cảng cá

Ngày 4/7, dự án cung cấp điện cho các hộ dân ấp Đào Viên, xã Viên Bình đã được TCty Điện lực miền Nam và UBND tỉnh Sóc Trăng khởi công. Dự kiến, trong 2 năm sẽ xây dựng xong hệ thống đường dây và trạm biến áp, kéo điện cho hơn 20 nghìn hộ để nâng tỷ lệ hộ Khmer có điện từ 58,46% lên 90%, toàn tỉnh Sóc Trăng lên 98,5%.

Đây chính là bước đón đầu ngày Trung tâm Điện lực Long Phú đi vào hoạt động, kỳ vọng làm biến đổi hoàn toàn vùng ven biển Sóc Trăng. Trung tâm Điện lực Long Phú ở xã Long Đức (Long Phú, Sóc Trăng), cách xã Viên Bình không xa, được khởi công hạ tầng ngày 10/5/2010 và khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 ngày 5/1/2011.

Trưởng BQLDA Điện lực Dầu khí Long Phú - Sông Hậu Nguyễn Doãn Toàn cho biết, các hạng mục đang được triển khai đúng tiến độ. Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 trị giá 1,2 tỷ USD, đang xử lý nền móng bằng công nghệ hiện đại, theo kế hoạch giữa năm 2014 phát điện tổ máy số 1, đầu năm 2015 phát điện tổ máy số 2, tổng công suất 1.200MW. Khi nhà máy đi vào hoạt động cần khoảng 500 nhân viên kỹ thuật để vận hành, còn khi có đủ 3 nhà máy, Trung tâm Điện lực cần khoảng 1.500 người, Trưởng ban Toàn cho biết. Ngày 4/7, BQLDA đã làm việc với UBND tỉnh Sóc Trăng bàn chương trình đào tạo nhân viên kỹ thuật cho nhà máy. Tác động của Trung tâm Điện lực Long Phú với vùng đất đã thấy được từ bây giờ.

Cảng nước sâu và gạo thơm đổi than

Các nhà máy ở Trung tâm Điện lực Long Phú chạy than, nhập từ nước ngoài, việc xây dựng cảng trung chuyển nước sâu bên ngoài cửa biển Trần Đề để tiếp nhận than từ những con tàu viễn dương. Cảng không chỉ phục vụ cho Sóc Trăng mà cả vùng ĐBSCL. Nhiều triệu tấn than và nhiều triệu tấn hàng hóa khác qua đây sẽ kéo theo nhiều dịch vụ và công nghiệp phụ trợ phát triển.

Ông Nguyễn Bá Nho - Giám đốc Cty CP Du lịch Sóc Trăng cho biết, đang tính toán đóng tàu du lịch ra Côn Đảo vì đất liền nơi đây gần Côn Đảo nhất, khoảng 83km. Bên cửa biển Trần Đề còn có dự án du lịch Miền Tây Côn Đảo, với khu nghỉ dưỡng Hồ Bể xây dựng từ bãi sình lầy nhờ cát nạo vét luồng cảng nước sâu, đã có nhà đầu tư đăng ký thực hiện. Phó bí thư Nguyễn Đức Kiên phấn khởi vẽ ra viễn cảnh từ năm 2014 khi Trung tâm điện lực Long Phú hoạt động, nhân viên kỹ thuật cao và du khách cả ĐBSCL sẽ về đây dịp cuối tuần, đêm nghỉ ngơi, ngày ra Côn Đảo tắm biển.

Có thể thấy, một vùng đất ven biển, ven sông rộng lớn của tỉnh Sóc Trăng, hồi nào là những “cánh đồng năn”, “cánh đồng chó ngáp” nhiễm mặn và phèn rất nặng, đang đầy triển vọng mở ra những khu đô thị dịch vụ năng động. Những tổ hợp nông - công nghiệp dịch vụ đó chính là nền tảng để phát triển kinh tế biển, làm điểm tựa cho những đoàn tàu vươn khơi xa. Xây dựng nông thôn mới ở đây, như lãnh đạo Sóc Trăng bày tỏ, trước hết không phải là việc xây dựng nhà cửa.


Theo Báo Xây dựng điện tử

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)