Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Trà Vinh gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV(28/01/2019)

Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Trà Vinh do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo công văn số 522/VPCP-QHĐP thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng với nội dung kiến nghị: "Đề nghị mở rộng chính sách hỗ trợ như: trợ cấp thường xuyên, hỗ trợ nhà tình nghĩa cho các đối tượng không thuộc Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg còn đang gặp khó khăn về nhà ở như: những người đã được hưởng trợ cấp 01 lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và nhà nước; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc; Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế".

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 471/BDN thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng với nội dung kiến nghị: “Cử tri kiến nghị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng có kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nhằm tránh tình trạng chất lượng các công trình không đảm bảo gây lãng phí tài sản của nhà nước”.
  • Bộ Xây dựng đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Nam do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 471/BDN thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng với  nội dung kiến nghị: “Đề nghị đầu tư thêm kinh phí xây dựng nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ tiên tiến đế xử lý rác thải hữu hiệu, nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, đặc biệt đối với khu vực nông thôn”.
  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Trà Vinh do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 471/BDN thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng với nội dung kiến nghị: “Đề nghị định kỳ tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về lĩnh vực xây dựng cơ bản để các địa phương kịp thời phản ánh các vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại địa phương và hỗ trợ các địa phương hướng xử lý, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc tồn tại”.
  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 471/BDN thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng với nội dung kiến nghị: “Theo quy định hiện nay các công trình có giá trị trên 15 tỷ đồng thì hồ sơ xin phép xây dựng phải thông qua ba bước: thiết kế cơ sở, thiết kế thi công chi tiết và giấy phép xây dựng. Thông thường để thực hiện hoàn tất ba nội dung trên sẽ mất ít nhất 4 tháng (120 ngày). Do đó cử tri kiến nghị đối với các doanh nghiệp FDI, và doanh nghiệp tư nhân kiến nghị gộp ba nội dung trên trong cùng một hồ sơ làm cơ sở cấp phép xây dựng (thay vì phải tách ra làm ba lần trình hồ sơ), tạo điều kiện cho nhà đầu tư sớm triển khai xây dựng và đi vào hoạt động”.
  • Bộ Xây dựng đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Sơn La do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 471/BDN thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng với nội dung kiến nghị: “Đề nghị sớm xem xét, thẩm định, quyết định công nhận thành phố Sơn La là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Sơn La. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La: Ngày 15/8/2018, UBND tỉnh đã có Tờ trình số 374/TTr-UBND về việc thẩm định Đề án đề nghị công nhận thành phố Sơn La là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Sơn La gửi Bộ Xây dựng và Cục Phát triển đô thị thẩm định theo quy định”.
  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Trà Vinh do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo công văn số 12170/VPCP-QHĐP với nội dung kiến nghị: “Chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở có rất nhiều văn bản hướng dẫn, cụ thể: Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 118- TTg ngày 27/02/1996 về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở, đến năm 2007 ban hành Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 118- TTg ngày 27/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở và Điều 3 Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở; văn bản có nêu: “… việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở có thể áp dụng một trong các hình thức sau đây: Tặng nhà tình nghĩa; hỗ trợ kinh phí xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở; hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần tiền sử dụng đất khi bán nhà của Nhà nước hoặc khi giao đất làm nhà ở; các hình thức hỗ trợ khác”. Nhưng tại Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu: “Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ… các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vận động, chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng và thân nhân của họ bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực” và Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu: “Hộ đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây)”. Sau khi thực hiện thấy vấn đề bất cập nên địa phương đã có văn bản hỏi Bộ Tài chính và được Bộ Tài chính trả lời tại công văn số 4100/BTC-QLCS ngày 01/4/2014, nêu: Hộ gia đình chính sách được tặng nhà tình nghĩa khi chuyển mục đích sử dụng đất vẫn được miễn, giảm tiền sử dụng đất”. Như vậy, nếu thực hiện theo Quyết định số 118- TTg, Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg thì hộ chính sách chỉ được hưởng 01 lần chính sách và nếu thực hiện theo Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11, Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và công văn số 4100/BTC-QLCS của Bộ Tài chính thì hơn 01 lần. Đề nghị Chính phủ rà soát, xem xét, điều chỉnh cho phù hợp đối với các chính sách khác để địa phương thực hiện đúng quy định”.
  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ngãi do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 471/BDN với nội dung kiến nghị: “Về chính sách khuyến khích và hỗ trợ thực hiện hình thức hỏa táng: Hiện nay, quy mô dân số ngày càng lớn, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông lâm nghiệp cho sản xuất công nghiệp rất lớn và các vấn đề yêu cầu về đảm bảo môi trường đang đặt ra. Cử tri đề nghị liên Bộ: Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng (theo Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ). Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng rộng rãi hình thức hỏa táng; thực hiện quy hoạch hỏa táng, nghĩa trang; chính sách ưu đãi về đất đai; thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hỏa táng; ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn và đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ nguồn nhân lực,… để thực hiện đạt mục tiêu đến năm 2020: “Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng trung bình đạt: 30%; Đối với các thành phố, thị xã còn lại, tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng trung bình đạt: 15%. Đối với các khu vực nông thôn, tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng trung bình đạt: 5%” như Đề án đặt ra và tạo điều kiện thực hiện tốt trong thời gian tới”
  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Tĩnh do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 471/BDN thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng với nội dung kiến nghị: “Hiện nay, Quốc hội đã thông qua Luật Quy hoạch; trong đó quy định hệ thống quy hoạch quốc gia không có quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù. Với quy định này, quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù trong Luật Xây dựng không còn phù hợp với Luật Quy hoạch. Đề nghị Bộ Xây dựng tham mưu điều chỉnh Luật Xây dựng, trong đó lồng ghép quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù vào quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn đảm bảo thống nhất với Luật Quy hoạch”.
  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 471/BDN thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng với nội dung kiến nghị: “Theo quy định hiện nay về quy hoạch xây dựng thì các khu công nghiệp phải thực hiện lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, nghĩa là yêu cầu phải có bản vẽ chi tiết từng lô đất dự kiến cho nhà đầu tư như: diện tích, vị trí, kích thước xây dựng nhà xưởng, sơ đồ không gian kiến trúc cảnh quan cũng như vị trí, kích thước đấu nối các hạ tầng liên quan của các nhà đầu tư ... Tuy nhiên do đặc thù lĩnh vực hoạt động khu công nghiệp, chưa biết nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực nào, diện tích bao nhiêu, quy mô, quy trình sản xuất như thế nào cho phù hợp với việc sản xuất kinh doanh của mình, nên nếu triển khai việc lập quy hoạch tỷ lệ 1/500 sẽ gây khó khăn trong việc thu hút đầu tư (phải phù hợp với đúng lô đất đã thiết kế quy hoạch), khó khăn cho nhà đầu tư do phải điều chỉnh lại quy hoạch và các thủ tục pháp lý liên quan khác (nếu diện tích, vị trí ... khác với quy hoạch) việc này làm ảnh hưởng đến chính sách chung trong việc thu hút đầu tư cùng với việc giảm thủ tục hành chính (vì các nhà đầu tư có quy mô khác với quy hoạch 1/500 sẽ phải điều chỉnh lại quy hoạch,thủ tục này tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư của các nhà đầu tư). Do đó, cử tri kiến nghị riêng đối với khu công nghiệp, chủ đầu tư hạ tầng kiến nghị không triển khai lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để giảm thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thu hút đầu tư”.
  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa do ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 471/BDN thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng với nội dung kiến nghị: “Đề nghị sửa đổi Điều 46 Luật Xây dựng theo hướng thống nhất với quy định tại Điều 33 Luật Đầu tư, theo đó quyết định giới thiệu địa điểm sẽ là một nội dung của quyết định chủ trương đầu tư”.
Tìm theo ngày :