1. Một số khái niệm cơ bản
Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những vị thế hiện tại nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường toàn cầu chúng ta phải xác định ngoài hợp tác liên kết kinh tế thì cạnh tranh vẫn là tất yếu khách quan. Nó xuất phát từ mục đích của các chủ thể tham gia thị trường quốc tế, đó là lợi nhuận tối đa. Kinh tế thị trường càng phát triển sâu rộng, sự cạnh tranh càng thường xuyên quyết liệt. Chính vì vậy, mọi người ví von rằng thương trường là chiến trường.
2. Cơ hội và thách thức của các hiệp ước thương mại quốc tế ảnh hưởng đến cạnh tranh
2.1. Cơ hội
- Có được thị trường rộng lớn
Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ hữu nghị hợp tác với 190/200 quốc gia, quan hệ thương mại với 244 thị trường và đối tác, trong đó 17 nước đối tác chiến lược và 13 nước đối tác toàn diện, 90 nước đã công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Với mạng lưới 15 FTA đã ký, trong đó có các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, Việt Nam là một trong số ít nước tham gia hầu hết các liên kết kinh tế quan trọng. Các thị trường mà Việt Nam có FTA đều tăng trưởng xuất khẩu tốt. Mạng lưới FTA cũng đưa Việt Nam tham gia sâu hơn và trở thành mắt xích ngày càng quan trọng trong chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
- Hệ thống pháp luật được hoàn thiện
Trên cơ sở cam kết hội nhập, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo động lực thúc đẩy đổi mới thể chế kinh tế theo hướng ngày gần với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế;
Hiệp định CPTTP cùng với EU- Việt Nam FTA, được gọi là những FTA thế hệ mới, với đặc điểm là nhấn mạnh nhiều đến quyền lao động, cũng như bảo vệ tính bền vững của môi trường, để đảm bảo rằng tự do thương mại sẽ đóng góp vào phát triển bền vững, đồng thời giúp người lao động và doanh nghiệp cùng được hưởng lợi ích kinh tế một cách công bằng.
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm theo Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm theo CPTPP, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định thương mại Tự do Việt Nam - Vương Quốc Anh (UKVFTA) - gọi tắt là Nghị định sửa đổi.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, phát huy vai trò của khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Kể từ sau đổi mới, ngành Xây dựng đã đóng góp khá cao trong cơ cấu kinh tế nước nhà, chiếm khoảng 20% GDP của cả nước. Ngay trong ngành Xây dựng cũng đã có sự dịch chuyển kinh tế rõ rệt. Các giá trị về dịch vụ của ngành chiếm tỷ lệ ngày càng cao như tư vấn, thiết kế, các hoạt động mới của ngành được phát triển như trang trí nội thất, những công trình hiện đại cao tầng và công trình ngầm, trong lòng đất, dưới đại dương… Đứng ở góc độ giá trị kinh tế của Ngành thì có thể chia ra thành giá trị xây lắp, giá trị sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng, giá trị tư vấn, giá trị khoa học công nghệ, giá trị sản xuất kinh doanh khác. Trong mỗi ngành có những ngành nhỏ khác (riêng trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng lại có ngành sản xuất xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, vôi, đá ốp lát, gạch không nung, gạch nung…)
- Thúc đẩy xuất, nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại
Thúc đẩy xuất, nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại thể hiện ở bảng số liệu thống kê về những sản phẩm của ngành liên quan đến xuất nhập khẩu dưới đây:
(Bảng 1: Một số hàng hóa xuất nhập khẩu ngành Xây dựng)
Năm
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
Xuất khẩu
|
|
|
|
|
|
|
Gốm xứ
|
477
|
430.6
|
464
|
509.5
|
527,8
|
n/a
|
Clanhke và xi măng
|
667,3
|
|
706,7
|
1240,6
|
1391,5
|
1435,9
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
6797,5
|
6964,5
|
7702,4
|
8907,7
|
10561,6
|
12372,0
|
Sắt thép
|
1692,2
|
n/a
|
3149,4
|
4547,2
|
4204,9
|
5258,4
|
Sản phẩm từ sắt thép
|
1772,9
|
n/a
|
2299,1
|
3035,3
|
3338,0
|
3054,1
|
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ
|
766,1
|
n/a
|
1086,4
|
1271.0
|
1686,3
|
2502,2
|
Nhập khẩu
|
|
|
|
|
|
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
2147,3
|
|
2161,7
|
2436,4
|
2441,3
|
2558,5
|
Phế liệu sắt thép
|
808,6
|
|
1396,6
|
1936,4
|
1661,2
|
1672,1
|
Sắt thép
|
7491,7
|
8056,2
|
9076,1
|
9901,6
|
9506,2
|
8066,9
|
Sản phẩm từ sắt thép
|
3777,3
|
|
3206,5
|
3675,8
|
4090,2
|
4537,5
|
Máy móc, thiết bị ngành xây dựng
|
793.7
|
764.3
|
626.1
|
566.8
|
538,6
|
n/a
|
Máy móc, thiết bị ngành xi măng
|
318.5
|
220
|
262
|
254,7
|
195,0
|
n/a
|
Ngành Xây dựng Việt Nam từng bước đã có những sản phẩm xuất sang thị trường các nước trên thế giới. Quan hệ xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng. Hiện tại, đối với các máy móc của ngành Xây dựng, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, Việt Nam vẫn nhập khẩu là chủ yếu. Điều đáng đề cập ở đây là Việt Nam vẫn chủ yếu dùng các máy móc đã qua sử dụng từ các nước Hàn Quốc và Trung Quốc để phục vụ cho những công trình xây dựng hiện đại.
- Thu hút ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài
Phải nói rằng, trong thời gian qua, các công trình xây dựng lớn ở Việt Nam đã có sự thay đổi lớn nhờ nguồn vốn ODA để xây dựng hạ tầng kỹ thuật đất nước. Cùng với cầu Mỹ Thuận, cầu Hàm Luông và cầu Rạch Miễu, cầu Cần Thơ sẽ tăng cường kết nối giao thông, vực dậy kinh tế khu vực nói chung và các đô thị phía Nam sông Hậu, giúp vùng đất “chín rồng” hướng tới một tầm vóc lớn hơn, tương xứng với tiềm năng. Cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18, nối Hòn Gai với Bãi Cháy qua eo Cửa Lục, ngăn cách vịnh Cửa Lục với vịnh Hạ Long, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng Hà Nội. Các trục đường cao tốc quốc gia, đường vành đai 3 Hà Nội, đường cao tốc Dầu Giây - Long Thành…
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra một nguồn vốn dài hạn cho nước chủ nhà: Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường dài hạn nên không dễ rút đi trong thời gian ngắn. Do đó, nước chủ nhà sẽ được tiếp nhận một nguồn vốn lớn bổ sung cho vốn đầu tư trong nước mà không phải lo trả nợ. Tại Việt Nam, FDI đã mang lại sự thay đổi theo hướng phát triển mạnh mẽ về các dự án công trình xây dựng lớn như các khu công nghiệp ở Bình Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên và của các tỉnh thành trên cả nước. FDI đã mang tới cho Việt Nam vốn, công nghệ, trình độ quản lý…tạo ra cú huých phá bỏ vòng luẩn quẩn kinh tế.
Giải quyết việc làm, nâng cao trình độ, kỹ năng của lực lượng lao động
Với thị trường, khi Việt Nam ra nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và các hợp tác song phương, đa phương khác, ngành Xây dựng có được một thị trường rộng lớn. Theo số liệu của Global Buillt Asset Performance Index 2016, giá trị sản lượng thị trường xây dựng của 36 quốc gia nằm trong bảng xếp hạng có cơ hội phát triển đầu tư xây dựng lên đến 11.200 tỷ USD.
Trong khi đó, theo số liệu Tổng Cục Thống kê, giá trị sản lượng trong nước năm 2016 ước tính chỉ đạt khoảng 48 tỷ USD, bằng 1/235 giá trị sản lượng nói trên. Hiện nhiều nước có thị trường xây dựng phát triển nóng và phụ thuộc rất lớn vào các nhà thầu xây dựng nước ngoài. Bởi vậy, chỉ một 1% thị trường này đã hơn gấp 2 lần giá trị sản lượng của Việt Nam thực hiện trong nước. Đây cũng là cơ hội rất lớn cho nhà thầu phải thu hút thêm nguồn lực, nâng cao trình đô, kỹ năng của người lao động.
2.2. Thách thức
- Nguy cơ rủi ro kinh tế, tình trạng phá sản doanh nghiệp luôn hiện hữu và trở nên rất tiềm tàng
Ngành Xây dựng nước ta đang phát triển có trình độ kinh tế thấp, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân ngành xây dựng còn nhỏ bé, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp ngành Xây dựng gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh ở trong nước, cả trên trường quốc tế, diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện sâu hơn, rộng hơn.
Trong khi đó, ngành xây dựng có đến 96% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ: Quy mô nhỏ tính chất phi tính chính thức lớn, quản trị yếu kém, công nghệ thấp khó tiếp cận nguồn vốn, khó tiếp cận thị trường đang là phổ biến đối với các doanh nghiệp trong nước dẫn đến dễ bị loại bỏ ra khỏi sân chơi. Doanh nghiệp phá sản là do không phải không có đầu ra mà liên quan đến chất lượng hoạt động của hệ thống, doanh nghiệp, liên quan đến thiếu tin cậy trong tất cả các hoạt động khác của họ với các đối tác trên thị trường. Đặc biệt, chưa có thói quen tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ nên dễ bị vi phạm.
Trong quá trình hội nhập khu vực quốc tế theo hướng thị trường mở, từng bước thực hiện các cam kết như hiệp định đã ký kết, không ít các Tổng Công ty xây dựng, các công ty xây dựng nhà nước của Ngành gặp khó khăn, không trụ vững được trên thị trường, từng bước phải cơ cấu lại, thoái vốn nhà nước và một số công ty đã phải giải thể.
- Thách thức từ các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết
Đây là thời điểm chúng ta bắt đầu thực thi nhiều cam kết cắt giảm sâu thuế, tiêu chuẩn cao, trong khi thời hạn phải triển khai các cam kết FTA thế hệ mới từng bước phải thực hiện. Điều đó đã tác động trực diện và sâu rộng đến kinh tế đất nước, các địa phương và doanh nghiệp ngành xây dựng, gia tăng sức ép cạnh tranh gay gắt hơn.
Nhiều cơ chế tầm toàn cầu được hình thành và củng cố nhằm tăng cường phối hợp chính sách và nguồn lực ứng phó các thách thức chung, trong đó có các vấn đề biến đổi khí hậu, giảm nghèo, đối tác phát triển, mô hình tăng trưởng bền vững, kết nối, bình đẳng giới, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, dịch bệnh, thiên tai…; Sự di chuyển lao động giữa các quốc gia ngày càng thông thoáng, đặc biệt là trong nội khối ASEAN;
Đặc biệt là lợi ích lộ trình thuế quan của các hiệp định này đều được dự báo 99% các dòng thuế sẽ về 0%. Tuy nhiên, được hưởng ưu đãi này vẫn đang là những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, vì nhiều tiêu chí của các hiệp định đề ra, khả năng việc đáp ứng của các doanh nghiệp còn hạn chế. Điển hình là nguyên tắc xuất xứ nguồn nguyên liệu vẫn là bài toán khó đối với doanh nghiệp nước ta. TPP cũng đưa ra cho Việt Nam sản xuất dung phụ liệu tại chỗ lên tới 50%.
Tổng kết từ thực tế, mỗi tháng Việt Nam có 1 vụ kiện về phòng vệ thương mại, như bán phá giá trong đó có ngành thép, phần lớn những vụ kiện xảy ra ở những nước Việt Nam có FTA như Hoa Kỳ, EU, và một số quốc gia khu vực như Thái Lan, Indonesia…Không chỉ có kiện đơn, mà còn bị cả kiện kép, kiện chùm và kiện đô-mi-nô.
- Thách thức về xã hội, môi trường, lao động và việc làm
Theo GSO (General Statistic Office) - Tổng Cục Thống kê, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của ngành xây dựng trong năm 2018 chỉ đạt 13,1% thấp thứ 03 trong các phân ngành kinh tế tại Việt Nam. Lượng lao động này thường là nhóm quản lý và kỹ thuật, đảm nhận các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong xây dựng như quản lý, thiết kế, giám sát, vận hành máy móc… Vì vậy, nhóm này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng thường là nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp xây dựng, ảnh hưởng quan trọng tới khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh đó, với phần lớn nhân lực là lao động phổ thông, việc sử dụng lao động thời vụ (ngắn hạn) trong ngành Xây dựng rất phổ biến. Theo khảo sát của Tổng Cục Thống kê, lao động thời vụ chiếm khoảng 60% nhân lực trong các doanh nghiệp xây dựng. Việc sử dụng nhiều lao động thời vụ giúp tăng tính linh hoạt cho doanh nghiệp xây dựng - một yếu tố cạnh tranh quan trọng do khối lượng công việc trong ngành thường không ổn định, có biến động lớn cả về khối lượng và địa điểm. Tuy nhiên, số lượng lao động này, thường không đáp ứng được những công trình chất lượng cao, vận hành máy móc hiện đại, đặc biệt không đáp ứng được những gói thầu đòi hỏi người lao động tham gia làm việc phải có chứng chỉ hành nghề. Do vậy, đây cũng là những thách thức lớn đối với xã hội, môi trường, lao động, và việc làm.
- Thách thức không theo kịp được khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại
Xuất phát điểm của ngành Xây dựng tương đối lạc hậu so với các nước trên thế giới. Cho tới hiện nay, Việt Nam mới chỉ có thể sản xuất được máy móc đơn giản với kích thước nhỏ (máy trộn, bơm bê tông, máy đầm, thiết bị nâng hạ…), ngoài ra chủ yếu phải nhập khẩu, thường đã qua sử dụng từ Trung Quốc, Hàn Quốc.
Hiện tại, trong quản lý dự án, đa số các doanh nghiệp ngành Xây dựng trong nước mới chỉ áp dụng các phần mềm đơn giản trong quản lý dự án. Tương lai của thiết kế xây dựng là Mô hình Thông tin Công trình (BIM), vẫn khá chậm trong tiếp thu công nghệ BIM. Tới nay, việc tiếp cận với BIM ở Việt Nam mới được bắt đầu áp dụng tại những dự án quy mô lớn như Landmark 81, Vincity Gia Lâm, Sân bay Cam Ranh, Cầu Thủ Thiêm 2, Cảng biển nước sâu Cửa Lò, VietinBank Tower…Những nhà thầu có khả năng sử dụng công nghệ BIM gồm CTCP Xây dựng Coteccons (HSX: CTD), CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HSX: HBC), CTCP Cơ điện lạnh (HSX: REE), CTCP Sông Đà 5 (HNX:SD5) và CTCP Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI)…
Về kết nối chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu, vị thế của Việt Nam phản ánh việc ra nhập chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu muôn so với các nước khác. Năng suất chúng ta thấp, không phải do đội ngũ lao động của ngành Xây dựng nói riêng lười biếng, mà vì chúng ta đứng ở vị trí thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Định vị của Việt Nam là sản xuất và lắp ráp chi phí thấp (gia công) hạn chế cơ hội gia tăng giá trị trong đường cong nụ cười.
3. Biện pháp đẩy mạnh cạnh tranh ngành xây dựng khi hội nhập quốc tế
3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý của ngành Xây dựng phù hợp xu hướng hội nhập quốc tế
Đối với Bộ Xây dựng, cần tiếp xúc và khẩn trương rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển theo hướng hội nhập quốc tế. Xây dựng cơ chế chính sách khắc phục những yếu kém, tồn tại, ưu tiên chính sách và nguồn lực cho các vấn đề, các ngành, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm như nhân lực ngành Xây dựng, công nghệ hiện đại, tạo điều kiện cho dòng vốn đáp ứng sự phát triển trong ngành. Công tác quy hoạch phải hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó thu hút các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, phát triển lĩnh vực bất động sản, phát triển đô thị.
Thách thức lớn của Việt Nam là phải tham gia được chuỗi giá trị toàn cầu, quy mô quá nhỏ thì khó có thể tham gia vào chuỗi giá trị đó. Cho nên cần phải có các giải pháp tích cực về mặt chính sách để thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam lớn lên về quy mô, quản trị, công nghệ để thích ứng được với giai đoạn mới của nền kinh tế Việt Nam.
3.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư xây dựng và các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Xây dựng, tao lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi
Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Tăng cường giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; đẩy mạnh việc thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 trên Cổng dịch vụ công Bộ Xây dựng liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia.
Rút ngắn thời gian thực hiện cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan trong đầu tư xây dựng để phù hợp với các nước trong khu vực (hiện tại thời gian tương đối dài gấp 2-3 khu vực). Quy định rõ trách nhiệm thanh toán cảu các chủ đầu tư bằng những quy định cụ thể, quy định rõ ràng, cụ thể thanh toán của hợp đồng xây dựng.
3.3. Cần có các chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm, lĩnh vực chủ yếu của ngành
Mỗi doanh nghiệp ngành Xây dựng phải chọn cho mình một mũi nhọn để phát triển, không nên phát triển rộng, có thể phát triển công trình cao tầng, có những doanh nghiệp nên tập trung vào hạ tầng, có những doanh nghiệp tập trung vào công nghiệp. Ngay công trình cao tầng cũng có thể đi vào công trình cao tầng nhà ở, khách sạn, văn phòng…. Có nghiên cứu phát triển sâu để có sản phẩm tinh thì khi đó các doanh nghiệp có được sản phẩm có thế mạnh, khác biệt cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đối với các ngành sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng cần phát huy các ngành thuộc lợi thế của Việt Nam có những tính khác biệt so với thế giới như các sản phẩm từ gỗ cho trang trí nội thất, ngành sản xuất xi măng, gạch sét nung…
Chuỗi giá trị toàn cầu cung cấp cho đất nước, cho ngành Xây dựng xác định lại vị trí của mình bằng công thêm các dịch vụ khác và chuyển dịch đường cong nụ cười tới các hoạt động mang lại giá trị gia tăng. Cụ thể các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng không chỉ tham gia nhận thầu và triển khai, không chỉ nhập dây chuyền về sản xuất mà cần phải chuyển nhượng sang nghiên cứu phát triển, xây dựng thương hiệu, thiết kế, đẩy mạnh dịch vụ hậu mãi, bán hành, marketing.
3.4. Chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nguồn vốn cho thị trường, huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển
Cần có chính sách phát triển thị trường vốn trong nước: Vốn ngân sách nhà nước; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước; nguồn vốn từ khu vực tư nhân…
Chính sách huy động vốn nước ngoài: Chủ động xây dựng các dự án có tính khả thi cao về mặt kinh tế, xã hội, tạo nguồn vốn đối ứng để thu hút các nguồn vốn viện trợ như ODA, NGO…vào xây dựng kết cấu hạ tầng, giảm gánh nặng cho nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tăng cường thu hút FDI bằng việc tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, đảm bảo các quyền cơ bản của nhà đầu tư, có chiến lược bảo hộ và các ưu tiên dành cho các nhà đầu tư và người nước ngoài.
Chính sách thu hút đầu tư theo hợp tác công tư: Tạo điều kiện để các nhà đầu tư ngoài việc vay vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, phát hành trái phiếu riêng lẻ, thông qua các kênh khác để đa dạng nguồn vốn huy động, cần phải có cơ cế khơi thông được vốn tín dụng quốc tế để có được lãi suất vay hợp lý và dài hạn.
Chính sách huy động nguồn tài chính từ đất đai cần được chú trọng như: Đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn trái phiếu công trình bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất: Nguồn lực tài chính tài trợ là giá trị đất sau khi đã tăng giá nhờ tác động của dự án, chứ không phải là giá trị đất thấp khi chưa có cơ sở hạ tầng. Mặt khác, nhà nước cần đưa ra nguồn thu: thu phí tác động: Khi nhà đầu tư tại một khu đô thị làm ách tắc thêm cho cơ sở hạ tầng trong khu và Nhà nước phải đầu tư thêm để tăng công suất của cơ sở hạ tầng đó thì nhà đầu tư được yêu cầu phải đóng phí bằng một phần đáng kể chi phí đầu tư thêm cho cơ sở hạ tầng. Phí cải thiện cũng là một hình thức huy động nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng từ việc khai thác đúng và đủ giá trị tăng lên của đất đai nhờ cơ sở hạ tầng.
3.5. Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài
Để cạnh tranh với khu vực và trên thế giới, ngoài sự đón nhận đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngành Xây dựng về các thủ tục cho phép cũng như thủ tục chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài. Ưu tiên cho doanh nghiệp trong nước thực hiện các dự án đầu tư ở nước ngoài của Nhà nước.
3.6. Phát triển ngành xây dựng theo hướng công nghệ hiện đại bảo vệ môi trường
Khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại, tiên tiến trong thi công xây lắp, tư vấn xây dựng, quy hoạch xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng yêu cầu khắt khe trong xuất khẩu, đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ, hạ giá thành sản phẩm, bảo vệ môi trường sử dụng năng lượng tiết kiệm, ứng phó với biến đổi khí hậu.
3.7. Phát triển nguồn lực ngành xây dựng đủ năng lực làm việc trong môi trường cạnh tranh khu vực quốc tế
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ, người lao động ngành xây dựng, mở rộng các hình thức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Cần phải trang bị những kiến thức, kỹ năng và những ứng xử như sau: Trình độ chuyên môn và văn hóa làm việc; Pháp luật, quy định, thông lệ quốc tế; Kết nối mạng thông tin; Hợp tác và phong cách làm việc trong tổ chức; Tư duy thích ứng, trí tuệ cảm xúc; Mức độ khả năng chống chịu - phục hồi; Các ngoại ngữ phổ biến quốc tế…
4. Kết luận
Khi Việt Nam ra hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành Xây dựng Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp xây dựng đã có những tiến bộ về trình độ quản lý, công nghệ, kỹ thuật, những sản phẩm trong nước sản xuất đã thay thế cho những sản phẩm nhập khẩu. Một số doanh nghiệp đã thắng nhà thầu nước ngoài ở dự án có quy mô lớn, kỹ thuật mỹ thuật cao. Nhưng ngành Xây dựng cũng gặp phải những thách thức không nhỏ về hoạt động sản xuất kinh doanh chiến lĩnh thị trường trong nước và quốc tế trong giai đoạn mới. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Xây dựng, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ về mặt chính sách, quy hoạch ngành, đào tạo nhân lực có chuyên môn cao. Đây cũng là cách thức để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Xây dựng Việt Nam.