Đặc trưng cơ lý và chất lượng sơn phủ là hai tiêu chí cơ bản quyết định chất lượng của ngói xi măng màu. Các tiêu chí này được xác định trên cơ sở các Tiêu chuẩn biên soạn cho ngói xi măng màu. Một số cơ sở sản xuất và công ty thương mại được quảng bá sản phẩm một cách tùy tiện, không theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, thậm chí còn đưa ra các tiêu chí không phù hợp cho ngói với công năng là sản phẩm lợp và vật liệu kiến trúc. Vấn đề này dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh, gây hiểu lầm và thiệt hại cho người tiêu dùng. Bài viết này làm rõ các phương pháp đánh giá chất ngói xi măng màu như là vật liệu lợp và hoàn thiện cho các công trình xây dựng.
Ngói xi măng màu trên thị trường hiện có hai dòng sản phẩm chính: ngói sản xuất theo công nghệ và vật liệu trong nước và ngói được sản xuất trên cơ sở sử dụng công nghệ và các nguyên vật liệu chính từ Nhật Bản. Vì thế, các Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản cần được sử dụng để đánh giá chất lượng của sản phẩm này. Như vậy, các đặc trưng cơ lý của ngói xi măng cần được xác định trên cơ sở của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4313:1995 “ngói – Phương pháp thử cơ lý” hoặc Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản JIS A 5402:2002 “Pressed cement roof tiles” (Ngói xi măng ép). Cả hai tiêu chuẩn này đều nêu rõ ba tham số cần được xác định cho tính chất cơ lý của ngói xi măng, đó là: (1) Tải trọng uốn gẫy, (2) Độ hút nước và (3) Thời gian xuyên nước. Phương pháp xác định ba tham số nói trên theo tiêu chuẩn TCVN 4313:1995 và JIS A 5402:2002 tương tự như nhau ngoại trừ các chi tiết nhỏ quy định về khoảng cách giữa hai gối tựa trong thử nghiệm xác định tải trọng uốn gẫy. Việc xác định các tham số này khá đơn giản, có thể thực hiện trên cơ sở một số thiết bị thông dụng của phòng thí nghiệm silicate như máy kéo nén, tủ sấy và cân điện tử…Các cơ sở sản xuất ngói cũng có thể trang bị các thiết bị này để đánh giá và bảo đảm các chỉ tiêu cơ lý của sản phẩm.
Do đặc thù là nước thường xuyên xảy ra động đất, một số nhà sản xuất Nhật Bản thử nghiệm thêm khả năng chịu va đập của ngói nhằm chứng tỏ sản phẩm của mình ít bị hư hỏng khi công trình gặp sự cố trong động đất. Cần nhấn mạnh rằng, khả năng chịu va đập của ngói được các nhà sản xuất Nhật Bản đánh giá trên cơ sở tiêu chuẩn JIS A 1408:2011 “Test methods of bening and impact for building boards” (các phương pháp thử uốn và va đập cho tấm xây dựng), một tiêu chuẩn dùng cho tấm phẳng chứ không phải cho ngói. Theo tiêu chuẩn JIS A 1408:2011, khả năng chịu va đập được đánh giá thông qua sự an toàn của sản phẩm dưới tác động rơi tự do của bi sắt có trọng lượng 500g. Các ngói xi măng hiện có trên thị trường Việt Nam phần lớn không vỡ dưới tác động rơi tự do của bi từ độ cao 80cm, trong khi ngói đất sét nung bị không chịu được bi rơi từ độ cao 40cm. Mặc dù khả năng chịu va đập của ngói đất sét nung thấp hơn nhiều so với ngói xi măng ép nhưng giá trị lợp của sản phẩm này không bị đánh giá thấp trong điều kiện ít động đất của Việt Nam.
Một số video clib lan truyền trên mạng internet sử dụng phương pháp khoan để so sánh chất lượng của các sản phẩm ngói xi măng màu. Đây là phương pháp phi khoa học, trái với công năng của ngói như là sản phẩm lợp và không được quy định trong bất cứ tiêu chuẩn nào. Việc xác định đặc tính của một sản phẩm nào đó, như đã nói ở trên, cần được tiến hành theo các quy định của tiêu chuẩn cho sản phẩm. Ngói đất sét nung hoàn toàn không chịu được khẳng định qua hàng ngàn năm. Việc tùy tiện đưa ra các tiêu chí không đúng cho sản phẩm dễ làm cho khách hàng hiểu sai về chất lượng của ngói. Đây là hành động cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất.
Chất lượng và độ bền sơn phủ là tiêu chí quan trọng nhất, quyết định vẻ đẹp kiến trúc của công trình theo thời gian. Tuy nhiên, không giống như các đặc trưng cơ lý, việc đánh giá chất lượng sơn phủ là vấn đề phức tạp hơn nhiều. Việt Nam hiện chưa có tiêu chuẩn cho tiêu chí này, vì thế chất lượng sơn phủ cần được đánh giá trên cơ sở Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật bản JIS K 5600:2008 “Testing Methods for Paints, Section 7: Accelerated weathering and exposure to artificial radiation” (Các phương pháp thử nghiệm cho sơn, Mục 7: Phương pháp gia tốc thời tiết và bức xạ nhân tạo). Đây là phương pháp thử nghiệm phức tạp, tốn kém, đòi hỏi các thiết bị chuyên dụng, đắt tiền. Theo tiêu chuẩn JIS K 5600:2008, các mẫu ngói xi măng màu được đặt trong buồng thử với điều kiện thời tiết tự nhiên được gia tốc ở cường độ cao. Chất lượng màu còn lại của ngói được xác định sau mỗi khoảng thời gian nhất định, và việc thử nghiệm được tiến hành liên tục ít nhất trong khoảng thời gian 5000 giờ, tức là trên 6 tháng. Công ty Tân Việt Ý với sự hợp tác với Cty Mizutani – Công ty có 98 năm kinh nghiệm sản xuất sơn cho mái ngói của Nhật Bản, là đơn vị duy nhất của Việt Nam tiến hành thử nghiệm thường xuyên để kiểm tra chất lượng sơn nano riêng, phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam. Với lớp màng polumer đặc biệt do Mizutani phát triển có khả năng ngăn chặn sự tác động của kiềm và các tia cực tím, độ bền màu ngói Romatic của Tân Việt Ý thử nghiệm theo tiêu chuẩn JIS K 5600:2008 lên tới trên 30 năm. Việc quảng bá độ bền màu của một số đơn vị sản xuất ngói không qua thử nghiệm là việc làm thiếu cơ sở khoa học, làm người tiêu dùng hoang mang, rất khó lựa chọn được sản phẩm có chất lượng cao.