Theo tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 thì yêu cầu bùn sét trong cát để sản xuất bê tông mác B30 ≤1,50%, bê tông mác ≤ B30 là ≤ 3,00%, vữa là ≤ 10,00%. Công nghệ Phan Thành đã rửa cát đạt đến 0,8%. Đồng thời với công nghệ sàng rửa của phan Thành có thể loại bỏ các loại tạp chất, thu hồi sỏi, sạn thành đống riêng và người sử dụng không còn phải sàng tại công trường. Theo số liệu do Đại học Cần Thơ thực nghiệm thì khi sử dụng cát sàng rửa theo công nghệ Phan Thành do loại trừ bùn sét hữu cơ là tạp chất làm giảm liên kết giữa xi măng và cát, cốt liệu, cường độ bê tông tăng 10-20%, đồng nghĩa với việc giảm liên kết giữa xi măng và cát, cốt liệu. Cường độ bê tông tăng 10-20% đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ xi măng sử dụng trong bê tông khoảng 10%. Việc giảm bớt hàm lượng bùn, sét hữu cơ trong cát giúp cho việc co khi khô, nở ra khi độ ẩm môi trường tăng làm giảm nứt, chống thấm tốt hơn. Nếu áp dụng công nghệ Phan Thành, nâng cấp được tiêu chuẩn từ việc mua bán cát thô hiện nay,cát sẽ được thương mại dạng thương phẩm,. có bao gói và có thể loại trừ việc rơi vãi, bat cát dọc đường vận chuyển. Để có được cát thương phẩm thì cát phải được sàng rửa và các chủ thể khai thác phải được thuê mặt bằng trên bờ sông để thực hiện công nghệ. Các chủ khai thác trái phép, không phép sẽ không được thuê mặt bằng sàng rửa ở trên bờ và như vậy việc quản lý khai thác cát cũng sẽ đi vào quy củ và loại trừ được “cát tặc”. Việc kiểm tra “cát tặc” chỉ cần kiểm soát trên bờ, vào ban ngày thông qua giấy phép, không cần kiểm tra trên sông vào ban đêm, không hiệu quả.
Hiện nay, ở Việt Nam có 2 công nghệ xử lý cát biển làm cát bê tông. Phan Thành là một trong 2 hướng phát triển công nghệ đó. Công nghệ của Phan Thành là sàng rửa loại trừ vỏ hàu, hến, rác, sỏi và thu hồi cát sạch, cát ngọt. Theo tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 thì hàm lượng CI âm cho phép cát sử dụng trong bê tông cốt thép ứng lực trước là ≤ 0,01% và trong kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thông thường ≤ 0,05%. Trong cát biển sau sàng rửa bằng công nghệ Phan Thành chỉ còn lại ≤ 0,009%. Kết quả nghiên cứu đã được thử nghiệm trên quy mô 150m3/h tại Phú Quốc. Với công nghệ này, có thể sử dụng cát biển, cát nhiễm mặn tại các vùng biển, hải đảo, ven biển để sàng, rửa làm cát bê tông tại các khu vực này, giảm chi phí vận chuyển cát sông ở sâu trong đất liền, tạo ra nguồn cát mới cho xây dựng.
Các thành quả của Công ty Cổ phần công nghệ Phan Thành cho thấy tiềm năng trong nghiên cứu công nghệ của doanh nghiệp là rất lớn. Sự đóng góp của doanh nghiệp trong nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ, góp phần vào việc phát triển ngành theo hướng bền vững là rất đáng trân trọng.
(Nguồn Tạp chí Vật liệu Xây dựng, Số 10/2019)