1. Giới thiệu
Việc triển khai dự án theo hình thức thiết kế - thi công đã được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Sau nhiều năm hội nhập quốc tế, các nhà thầu Việt Nam đã tiếp thu và áp dụng các công nghệ và phương thức quản lý mới. Tuy nhiên, hình thức này còn mang lại nhiều rủi ro cho nhà thầu, yêu cầu nhà thầu kết hợp thiết kế và thi công trong cùng một hợp đồng. Khi đó, nhà thầu thiết kế - thi công chịu trách nhiệm cho những rủi ro về thiết kế như thay đổi thiết kế, thiết kế không theo tiêu chuẩn phù hợp, thiết kế trễ kế hoạch, nhà thầu thiếu chuyên gia thiết kế… Những rủi ro thiết kế gây khó khăn cho nhà thầu và ảnh hưởng đến hiệu quả dự án.
Vì thế, nghiên cứu trình bày những ảnh hưởng rủi ro thiết kế trong các dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công đến hiệu quả dự án, đồng thời quản lý hiệu quả những rủi ro này và nâng cao hiệu quả dự án cho các nhà thầu thiết kế - thi công.
2. Lược khảo
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện để xem xét tác động của các yếu tố đến sự thành công của dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công (Design and build). Nghiên cứu của V.T.Đ. Khanh và N.A.Thư đã chỉ ra hai mươi mốt yếu tố rủi ro thiết kế trong các dự án thiết kế trong các dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công, được phân thành năm nhóm: rủi ro thông tin thiết kế không chính xác hoặc không phù hợp, rủi ro thiết kế không phù hợp, rủi ro năng lực của nhà thiết kế không phù hợp, rủi ro năng lực thiết kế của nhà thầu không phù hợp, rủi ro quy mô và mục tiêu của dự án không rõ ràng. Alber P.C.Chan và cộng sự đã phát triển một mô hình hồi quy đa biến nhằm xác định tầm quan trọng của các yếu tố đến sự thành công của dự án thiết kế - thi công (cam kết của nhóm dự án, năng lực của nhà thầu, đánh giá rủi ro và trách nhiệm, nhu cầu của người dùng và các ràng buộc do người dùng yêu cầu). Nghiên cứu đã chỉ rõ hiệu quả về thời gian và chi phí cũng như chất lượng thiết kế, năng lực của nhà thầu là những yếu tố chính đóng góp sự thành công chung của dự án thiết kế - thi công. Li Chung Chao đã sử dụng mô hình hồi quy đa biến để dự đoán hiệu quả dự án, thông qua các biến: hiệu quả về chi phí, thời gian, chất lượng, sự hài lòng của chủ đầu tư, ứng dụng thực tế của nghiên cứu này là để nhà thầu đảm bảo dự án của họ có hiệu quả cao.
Các nghiên cứu trước đã đưa ra các nhân tố chung ảnh hưởng đến hiệu quả dự án, nhưng chưa đề cập đến các rủi ro về thiết kế ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả dự án một cách rõ ràng. Do đó, nghiên cứu này xác định, phân tích và đánh giá ảnh hưởng các rủi ro thiết kế đối với hiệu quả dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công.
2.1. Rủi ro trong thiết kế
Rủi ro trong thiết kế dự án xây dựng là những thay đổi kỹ thuật trong lĩnh vực thiết kế tác động trực tiếp đến hiệu quả dự án xây dựng, tiềm ẩn cho một thiết kế không đáp ứng các yêu cầu cho một dự án. Điều này bao gồm các thiết kế thiếu sót cơ bản, không khả thi, không hiệu quả, không ổn định hoặc dưới tiêu chuẩn của chủ đầu tư. Một thiết kế kém có thể gây trở ngại cho sự phát triển tiến độ của dự án. Hai mươi mốt yếu tố rủi ro thiết kế trong dự án thực hiện hình thức thiết kế - thi công ở Việt Nam, được trình bày như bảng 1:
Bảng 1
Nhóm các rủi ro thiết kế
|
Ký hiệu
|
Các rủi ro thiết kế
|
Nhóm 1: Rủi ro về thông tin thiết kế không đạt yêu cầu (DR1)
|
R20
|
Không hiểu ý nhau trong việc trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư và thiết kế
|
R22
|
Thiếu thông tin chính xác hoặc chậm trễ từ các bên liên quan
|
R21
|
Các bên tham gia giải quyết vấn đề chậm trễ
|
H4
|
Thuyết minh và bản vẽ không trùng khớp nhau
|
H7
|
Tốn nhiều thời gian kiểm tra lại thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư
|
H5
|
Phương án thiết kế không khả thi
|
R8
|
Có sự mâu thuẫn giữa những người thiết kế chủ chốt
|
R9
|
Các bộ môn không đồng bộ khi kết hợp với nhau
|
Nhóm 2: Rủi ro về thiết kế không phù hợp (DR2)
|
H2
|
Thiết kế vượt quá ngân sách
|
H1
|
Thiết kế trễ tiến độ trình chủ đầu tư
|
R4
|
Nhóm thiết kế của nhà thầu làm việc dưới nhiều ràng buộc trong dự án
|
R17
|
Chủ đầu tư không đồng ý về nguồn thiết bị chính hoặc vật liệu sử dụng
|
Nhóm 3: Rủi ro về năng lực người thiết kế không phù hợp (DR3)
|
R11
|
Người thiết kế thiếu kinh nghiệm, kiến thức xử lý vấn đề
|
R14
|
Người thiết kế thiếu tinh thần trách nhiệm
|
R10
|
Tinh thần người thiết kế không thoải mái, không tập trung
|
R15
|
Quá trình kiểm duyệt thiết kế chậm trễ, không chất lượng
|
Nhóm 4: Rủi ro về năng lực nhà thầu không phù hợp (DR4)
|
R1
|
Nhà thầu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy trình thiết kế
|
R2
|
Thiếu nhân sự thiết kế có chuyên môn cao
|
Nhóm 5: Rủi ro về quy mô và mục tiêu dự án không rõ ràng (DR5)
|
R5
|
Quy mô dự án thay đổi liên tục
|
R19
|
Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế
|
2.2. Hiệu quả dự án
Một dự án có hiệu quả phải đảm bảo đạt mục tiêu đầu tư, phù hợp với nhu cầu của chủ đầu tư, dảm bảo thời gian tiến độ dự kiến và trong phạm vi nguồn lực tài chính cho phép, đồng thời phải đảm bảo chất lượng công trình. Chan đề xuất các tiêu chí để đo lường hiệu suất của các dự án thiết kế - xây dựng bao gồm cả các vấn đề khách quan và chủ quan. Các vấn đề khách quan bao gồm thời gian, chi phí, sức khỏe và an toàn lợi nhuận, trong khi các vấn đề chủ quan bao gồm chất lượng, hiệu suất kỹ thuật, chức năng, năng suất, sự hài lòng và tính bền vững môi trường.
Tiến độ được đo bằng vượt tiến độ, thời gian xây dựng và tốc độ xây dựng. Ba chỉ số để đánh giá chi phí là chi phí thi công, vượt chi phí và chi phí đơn vị. Chất lượng được đánh giá bằng tổng doanh thu thuần trên tổng chi phí. Nhìn chung, họ đã cung cấp tốt một số các chỉ số và khung đo lường hiệu quả dự án.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua các bước:
- Bước 1: Thống kê tiêu chí đo lường hiệu quả của dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công từ các tài liệu tham khảo
- Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát thử nghiệm.
- Bước 3: Khảo sát các chuyên gia (có kinh nghiệm nhiều hơn 5 năm) để bổ sung và chỉnh sửa phù hợp với môi trường ở Việt Nam.
- Bước 4: Hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát đại trà
- Bước 5: Thống kê các chỉ tiêu đo lường hiệu quả dự án từ kết quả khảo sát và xây dựng mô hình ảnh hưởng.
3.2. Thiết kế bảng câu hỏi
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert năm mức độ để thu thập ý kiến của người được khảo sát
Nội dung bảng khảo sát bao gồm 2 phần:
- Phần A: Gồm các thông tin chung về kinh nghiệm làm việc, vị trí, chức vụ, quy mô dự án đã tham gia,… của các cá nhân tham gia phỏng vấn.
- Phần B: Đo lường các chỉ tiêu hiệu quả dự án với mức thang đo: (1) Rất thấp. (2) Thấp. (3) Trung bình. (4) Cao. (5) Rất cao
Sau khi nghiên cứu tài liệu trước và tham khảo ý kiến chuyên gia, nghiên cứu đã hiệu chỉnh, bổ sung các tiêu chí đo lường hiệu quả dự án của các dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công ở Việt Nam do những rủi ro thiết kế
Thời gian được định nghĩa là mức độ mà các điều kiện chung thúc đẩy việc hoàn thành một dự án trong khoảng thời gian được phân bổ. Đúng tiến độ là một trong những tiêu chí thành công cho dự án thiết kế - thi công. Được xác định qua 3 tiêu chí: vượt tiến độ, tốc độ thi công, thời gian thi công.
Chi phí được định nghĩa là mức độ mà các điều kiện chung thúc đẩy việc hoàn thành một dự án trong phạm vi ngân sách ước tính. Được đánh giá qua các tiêu chí: Chỉ số chênh lệch kinh phí giữa giá trị hợp đồng và giá trị thanh toán, chi phí trên m2 sàn thi công, chi phí phát sinh.
Chất lượng được thể hiện dưới dạng đặc điểm kỹ thuật, chức năng và hình thức và được định nghĩa là tổng thể các tính năng được yêu cầu bởi một sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng một nhu cầu nhất định. Được đánh giá qua các tiêu chí: sự tương thích giữa chất lượng chủ đầu tư mong muốn và thực tế hoàn thành, sự đáp ứng các tiêu chuẩn trong quá trình thi công, sự phù hợp về chất lượng công trình sau khi hoàn thành.
(Bảng 2: Các tiêu chí đo lường hiệu quả dự án)
Tiêu chí
|
Chỉ tiêu đo lường
|
Thang đo
|
P1. Tiến độ
|
P1.1.Chênh lệch tiến độ
|
(Tổng thời gian hoàn thành – Tổng thời gian hoàn thành kế hoạch) / Tổng thời gian hoàn thành kế hoạch
|
P1.2. Tốc độ thi công
|
Diện tích sàn / (thời gian kết thúc – thời gian bắt đầu)
|
P1.3. Thời gian chậm trễ do cung ứng vật tư
|
Số lần chậm trễ do cung ứng vật tư
|
P2. Chi phí
|
P2.1. Chênh lệch chi phí giữa giá trị hợp đồng và giá trị thanh toán
|
(Tổng chi phí hoàn thành – Tổng chi phí dự toán) / Tổng chi phí dự toán.
|
P2.2. Chi phí trên m2 sàn thi công
|
Tổng chi phí hợp đồng / Tổng diện tích xây dựng
|
P2.3. Chi phí phát sinh
|
Chiếm 5%, cao nhất 10% tổng chi phí [phỏng vấn chuyên gia]
|
P3. Chất lượng
|
P3.1. Sự tương thích giữa chất lượng chủ đầu tư mong muốn và thực tế hoàn thành
|
(1) Rất thấp – (5) Rất cao
|
P3.2. Sự đáp ứng các tiêu chuẩn trong quá trình thi công
|
(1) Rất thấp – (5) Rất cao
|
P3.3. Sự phù hợp về chất lượng công trình sau khi hoàn thành
|
(1) Rất thấp – (5) Rất cao
|
4. Kết quả nghiên cứu
(Bảng 3: Đặc điểm của đối tượng khảo sát)
Đặc điểm
|
Phân loại
|
Số lượng
|
Phần trăm
|
Kinh nghiệm trong ngành xây dựng
|
Dưới 3 năm
|
52
|
30.8%
|
3-5 năm
|
58
|
34.3%
|
5-10 năm
|
38
|
22.5%
|
Trên 10 năm
|
21
|
12.4%
|
Chuyên môn hiện tại của đối tượng khảo sát
|
Kiến trúc sư
|
17
|
10.1%
|
Kỹ sư thiết kế kết cấu
|
60
|
35.5%
|
Kỹ sư ME
|
10
|
5.9%
|
Kỹ sư hiện trường
|
31
|
18.3%
|
Quản lý dự án
|
51
|
30.2%
|
Vai trò khi tham gia dự án thiết kế thi công
|
Chủ đầu tư, ban QLDA
|
24
|
15.7%
|
Nà thầu thi công
|
75
|
49.0%
|
Đơn vị tư vấn QLDA
|
4
|
2.6%
|
Đơn vị tư vấn thiết kế
|
47
|
30.7%
|
Các đơn vị nhà nước
|
3
|
2.0%
|
Loại hình dự án
|
Công trình dân dụng và công nghiệp
|
148
|
93.1%
|
Công trình cầu đường
|
7
|
4.4%
|
Công trình thủy
|
4
|
2.5%
|
Nguồn vốn thực hiện dự án
|
Vốn nhà nước
|
38
|
18.0%
|
Vốn đầu tư nước ngoài
|
45
|
21.3%
|
Vốn tư nhân
|
108
|
51.2%
|
Vốn nhà nước, tư nhân
|
20
|
9.5%
|
Sau khi gửi 180 bảng khảo sát đại trà đến những người hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, nghiên cứu thu về được 169 phản hồi, sau khi lọc lại giữ được 153 bảng khảo sát thích hợp cho nghiên cứu
4.1. Các chỉ số đo lường hiệu quả dự án
Kết quả thống kê các tiêu chí từ 153 dữ liệu phù hợp được trình bày như bảng 4
(Bảng 4: Bảng thống kê các tiêu chí đo lường hiệu quả dự án)
Tiêu chí
|
Chỉ tiêu đo lường
|
Kết quả thống kê khảo sát
|
P1. Tiến độ
|
P1.1. Chênh lệch tiến độ
|
Khoảng 35.3% tiến độ thi công theo thời gian thực tế thường trễ trong khoảng 4%-6% so với kế hoạch
|
P1.2. Tốc độ thi công
|
Khoảng 45.8% cho rằng khối lượng thi công dao động trong khoảng 10% so với khối lượng dự kiến
|
P1.3. Thời gian chậm trễ do cung ứng vật tư
|
Khoảng 35.3% cho rằng xảy ra khoảng 2 lần
|
P2. Chi phí
|
P2.1. Chênh lệch chi phí giữa giá trị hợp đồng và giá trị thanh toán
|
Khoảng 38.56% cho rằng chênh lệch giữa giá trị hợp đồng và giá trị thanh quyết toán từ 2%-4%
|
P2.2. Chi phí trên m2 sàn thi công
|
Khoảng 52% cho rằng mức trung bình từ 5tr VND/m2 – 7tr5VND/m2
|
P2.3. Chi phí phát sinh
|
Khoảng 41% cho rằng chi phí phát sinh ở mức trung bình từ 1.5%-2.5% tổng chi phí
|
P3. Chất lượng
|
P3.1. Sự tương thích giữa chất lượng chủ đầu tư mong muốn và thực tế hoàn thành
|
Khoảng 44% cho rằng đáp ứng được 90-99%
|
P3.2. Sự đáp ứng các tiêu chuẩn trong quá trình thi công
|
Khoảng 79% cho rằng đáp ứng tốt các tiêu chuẩn trong quá trình thi công
|
P3.3. Sự phù hợp về chất lượng công trình sau khi hoàn thành
|
Khoảng 58% cho rằng chất lượng công trình sau hoàn thành là phù hợp
|
4.2. Mối tương quan giữa các nhóm rủi ro thiết kế và hiệu quả dự án
Dựa vào kết quả khảo sát từ nghiên cứu trước, nghiên cứu xây dựng mô hình đo lường mối liên hệ giữa 5 khái niệm rủi ro. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nhân tố khẳng định kiểm định sự phù hợp của mô hình đo lường.
Các hệ số quan trọng để đánh giá sự phù hợp của mô hình: hệ số chi-ssquare/df bằng 1.622 nhỏ hơn 2, chỉ số độ phù hợp mô hình là 0.862 lớn hơn 0.8, hệ số CFI là 0.905 lớn hơn 0.9, hệ số RMSEA là 0.067 nhỏ hơn 0.08, đều có giá trị thỏa ngưỡng đánh giá nên mô hình phù hợp cho phân tích CFA.
(Bảng 5: Bảng kết quả hệ số tải đã chuẩn hóa, độ tin cậy nội tại, phương sai trích trung bình (AVE) của mô hình)
Mối liên hệ
|
Hệ số tải
|
CR
|
AVE
|
R20 <--- DR1
22 <--- DR1
R21 <--- DR1
H4 <--- DR1
H7 <--- DR1
H5 <--- DR1
R8 <--- DR1
R9 <--- DR1
|
0.698
0.675
0.698
0.675
0.58
0.635
0.562
0.624
|
0.85
|
41.6%
|
H2 <--- DR2
H1 <--- DR2
R4 <--- DR2
R17 <--- DR2
|
0.677
0.802
0.507
0.579
|
0.741
|
42.3%
|
R11 <--- DR3
R14 <--- DR3
R10 <--- DR3
R15 <--- DR3
|
0.771
0.679
0.574
0.534
|
0.737
|
41.8%
|
R1 <--- DR4
R2 <--- DR4
|
0.713
0.890
|
0.786
|
65.0%
|
R5 <--- DR5
R19 <--- DR5
|
0.523
0.699
|
0.547
|
38.1%
|
Hệ số tải đã chuẩn hóa nhân tố của từng biến quan sát đều có giá trị lớn hơn 0.5. Độ tin cậy tổng hợp (CR) của các biến DR1, DR2, DR3, DR4 đều lớn hơn 0.7 (Hair et al, 2010), riêng biến DR5 có CR = 0.547 < 0.7. Phương sai trích trung bình (AVE) của ba biến DR1, DR2, DR3, DR5 lần lượt là 41.6%, 42.3%, 41.8%, 38.1% tương đối thấp nhỏ hơn 0.5.
Để mô hình được đánh giá độ hội tụ thì các tiêu chí nêu trên phải thỏa mãn, nhưng rất ít khi mô hình đo lường nào thỏa được tất cả các tiêu chí trên. Do đó, các biến DR1, DR2, DR3, DR5 có phương sai trích tương đối nhỏ nhưng đây là những đặc tính quan trọng ảnh hưởng đến quá trình thiết kế của dự án và hiệu quả dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công theo từng nghiên cứu tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam và các nghiên cứu trước nên chúng vẫn được đưa vào mô hình giả thuyết.
Hệ số tương quan giữa các khái niệm thành phần lớn nhất trong mô hình giữa DR2 và DR5 là 0.804 <0.9 (Hair et al, 2010) nên các khái niệm đạt giá trị phân biệt. Từ bảng kết quả, ta thấy tất cả mối quan hệ giữa các biến khái niệm đều có mức ý nghĩa thống kê < 0.05, kết luận các biến khái niệm có sự tương hỗ lẫn nhau.
Sau khi khẳng định các đo lường cấu trúc là đáng tin cậy và giá trị, nghiên cứu thực hiện đánh giá kết quả mô hình cấu trúc nhằm kiểm tra khả năng dự báo mô hình và các mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu CFA và xem xét các mối liên hệ của các biến khái niệm, một mô hình được phát triển để biểu hiện mối quan hệ giữa 5 nhóm rủi ro và hiệu dự án.
(Bảng 6: Hệ số tương quan giữa nhóm rủi ro thiết kế)
Mối tương quan
|
Hệ số tải
|
P
|
DR1 <---> DR2
DR1 <---> DR3
DR1 <---> DR4
DR1 <---> DR5
DR2 <---> DR3
DR2 <---> DR4
DR2 <---> DR5
DR3 <---> DR4
DR3 <---> DR5
DR4 <---> DR5
|
0.744
0.756
0.519
0.563
0.692
0.575
0.823
0.710
0.412
0.472
|
***
***
***
***
***
***
***
***
.004
.002
|
Các hệ số quan trọng để đánh giá sự phù hợp của mô hình: hệ số chi-ssquare/df bằng 1.687 nhò hơn 2, chỉ số độ phù hợp mô hình là 0.796 nhỏ hơn 0.8, hệ số CFI là 0.854 lớn hơn 0.9, hệ số RMSEA là 0.067 nhỏ hơn 0.08, đều có giá trị thỏa ngưỡng đánh giá nên mô hình được đánh giá tốt.
(Bảng 7: Hệ số tương quan giữa nhóm rủi ro thiết kế và hiệu quả dự án)
Mối tương quan
|
Hệ số tải
|
S.E.
|
C.R.
|
P
|
P1
|
<---
|
DR2
|
0.394
|
0.111
|
3.568
|
***
|
P2
|
<---
|
DR2
|
0.481
|
0.140
|
3.446
|
***
|
P3
|
<---
|
DR2
|
0.217
|
0.060
|
3.636
|
***
|
P1
|
<---
|
DR3
|
-0.359
|
0.093
|
-3.850
|
***
|
P2
|
<---
|
DR3
|
-0.385
|
0.106
|
-3.646
|
***
|
P3
|
<---
|
DR3
|
-0.283
|
0.063
|
-4.481
|
***
|
P1
|
<---
|
DR5
|
-0.219
|
0.078
|
-2.807
|
.005
|
P2
|
<---
|
DR5
|
-0.302
|
0.108
|
-2.791
|
.005
|
Các kết quả hệ số hồi quy cho các giả thuyết từ mô hình đều có mức ý nghĩa < 0.05. Do đó, tầm quan trọng của các thuộc tính đo lường đối với mô hình được tăng cường.
Ảnh hưởng các rủi ro thiết kế đến hiệu quả về tiến độ dự án
Theo kết quả mô hình nghiên cứu “tiến độ dự án” bị tác động bởi 3 yếu tố rủi ro thiết kế: “thiết kế không phù hợp”, “năng lực người thiết kế không phù hợp”, “quy mô và mục tiêu dự án không rõ ràng”. Trong đó rủi ro thiết kế không phù hợp ảnh hưởng lớn nhất (hệ số ảnh hưởng là 1.72), thuận chiều và trực tiếp đến tiến độ dự án. Khi các thông tin chi tiết về dự án được cung cấp càng ít đến người thiết kế, thì người thiết kế sẽ càng đặt ra nhiều giả thuyết, thường xảy ra vấn đề thiết kế vượt quá ngân sách chủ đầu tư, chủ đầu tư có cảm nhận riêng về ý tưởng thiết bị, vật liệu thường sẽ không hài lòng với những đề xuất của thiết kế. Nếu chênh lệch quá nhiều giữa ý kiến hai bên thì chủ đầu tư yêu cầu thiết kế lại, với điều này người thiết kế sẽ không được áp dụng lại bản thiết kế cũ cho những vấn đề tương lai. Thiết kế lại thường kết quả sẽ thay đổi thiết bị, vật liệu, các chi tiết triển khai, do đó, chậm lại tiến độ chung của dự án. Tiếp đến rủi ro năng lực người thiết kế không phù hợp ảnh hưởng trực tiếp, nghịch chiều đến tiến độ dự án (hệ số ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển dự án, người thiết kế thiếu kinh nghiệm sẽ không kiểm soát tốt chất lượng của thiết kế, làm hồ sơ sai sót, không phù hợp dẫn đến thiết kế, cập nhật lại hồ sơ nhiều lần gây gián đoạn cho quá trình thi công dự án. Rủi ro quy mô và tính chất dự án không rõ ràng tác động đến tiến độ dự án (hệ số tác động -0.844). Trong hợp đồng thiết kế - thi công, chủ đầu tư và nhà thầu nên rõ ràng về các vấn đề quan trọng như nhu cầu của chủ đầu tư, quy mô dự án, phạm vi công việc. Xác định mơ hồ phạm vi công việc là lý do phổ biến nhất dẫn đến các tranh chấp sau này về tài chính và tiến độ trong dự án thiết kế - thi công.
Tiến độ dự án được xem xét thông qua ba vấn đề cần lưu ý “chênh lệch thời gian hoàn thành dự án” (0.78), “tốc độ thi công: (0.79), “sự chậm trễ do cung ứng vật tư” (.0.54). Qua đó muốn hiệu quả tiến độ tốt thì giảm rủi ro thiết kế không phù hợp, nâng cao năng lực thiết kế, xác định rõ quy mô dự án, nhu cầu chủ đầu tư và phạm vi công việc.
Ảnh hưởng của rủi ro thiết kế đến hiệu quả về chi phí dự án
Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy, “Chi phí dự án” tác động bởi “rủi ro thiết kế không phù hợp”, “rủi ro năng lực thiết kế không phù hợp”, “rủi ro quy mô và mục tiêu dự án không rõ ràng”. Trong đó rủi ro thiết kế không phù hợp ảnh hưởng thuận chiều, trực tiếp lớn nhất đến hiệu quả chi phí dự án (hệ số tác động 2.13). Một thiết kế không phù hợp nếu được chấp thuận triển khai thi công sẽ làm tăng sai sót, các chi phí phát sinh do làm lại cho nhà thầu. Rủi ro năng lực người thiết kế không phù hợp ảnh hưởng nghịch chiều, trực tiếp đến chi phí dự án (Hệ số tác động 1.63). Người thiết kế dựa vào kinh nghiệm và kiến thức sẵn có để đưa ra các phương án thiết kế, vật liệu phù hợp với ngân sách, đồng thời thiết kế đúng tiêu chuẩn, kiểm soát tốt chất lượng thiết kế, hạn chế sai sót tránh được rủi ro làm lại thiết kế gây phát sinh các chi phí cho nhà thầu. Rủi ro quy mô và mục tiêu dự án không rõ ràng ảnh hưởng trực chiều đến chi phí dự án (hệ số tác động 1.18). Gia tăng quy mô dự án làm gia tăng chi phí dự án. Chủ đầu tư yêu cầu thay đổi và làm lại thiết kế làm tăng chi phí đã được xác định trong hợp đồng.
Hiệu quả của chi phí dự án được đo lường thông qua 3 tiêu chí “chênh lệch giá trị hợp đồng” (0.84), “chi phí trên m2 sàn thi công” (0.42), “chi phí phát sinh” (0.75). Do đó giảm rủi ro thiết kế không phù hợp, nâng cao năng lực cá nhân, xác định quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc dự án rõ ràng là ba vấn đề chính nhằm giảm chi phí thi công cho nhà thầu và hạn chế các chi phí phát sinh, làm tăng hiệu quả chi phí dự án.
Ảnh hưởng của rủi ro thiết kế đến hiệu quả về chất lượng dự án
Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả về “chất lượng dự án” tác động bởi “rủi ro thiết kế không phù hợp” và “rủi ro năng lực người thiết kế không phù hợp”. Trong đó “rủi ro năng lực người thiết kế không phù hợp” ảnh hưởng nghịch chiều, trực tiếp lớn nhất đối với “chất lượng dự án” (hệ số tác động -1.58). Rủi ro năng lực người thiết kế không phù hợp càng giảm thì chất lượng dự án càng tăng. Người thiết kế có kinh nghiệm và kiến thức sẽ xác định được phạm vi tính chất công việc cho dự án, đề xuất các yêu cầu về thông tin dự án một cách rõ ràng cho chủ đầu tư xác nhận, xử lý tốt những phát sinh thiết kế từ chủ đầu tư, thiết kế đúng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng công trình. Rủi ro thiết kế không phù hợp tác động thuận chiều, trực tiếp đến chất lượng dự án (hệ số tác động 1.27).
“Chất lượng dự án” được đo lường bởi 3 tiêu chí: “sự tương thích với chủ đầu tư” (0.81), “sự đáp ứng các tiêu chí chất lượng” (0.68), “sự phù hợp chất lượng của công trình” (0.79). Do đó nhà thầu thiết kế thi công cần tăng năng lực thiết kế của người thiết kế, giảm rủi ro thiết kế không phù hợp nhằm để đáp ứng được sự hài lòng của chủ đầu tư và chất lượng dự án, tăng chất lượng dự án.
5. Kết luận
Hai mươi mốt yếu tố rủi ro trong quá trình thiết kế dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công được sắp xếp những rủi ro này thành 5 nhóm: rủi ro thông tin dự án không phù hợp, rủi ro thiết kế không phù hợp, rủi ro năng lực thiết kế nhà thầu không phù hợp, rủi ro quy mô và mục tiêu dự án không rõ ràng. Nghiên cứu cũng tiến hành phân tích các chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả dự án dựa trên ba tiêu chí: tiến độ, chi phí, chất lượng.
Một mô hình lý thuyết được xác lập cho năm nhóm rủi ro thiết kế và ba tiêu chí hiệu quả dự án để đánh giá ảnh hưởng của những rủi ro thiết kế đến hiệu quả dự án. Kết quả mô hình xác định được ba nhóm rủi ro thiết kế có mối ảnh hưởng trực tiếp đáng kể đến hiệu quả dự án có mức ý nghĩa thống kê. Rủi ro thiết kế không phù hợp ảnh hưởng trực tiếp, thuận chiều với tiến độ, chi phí, chất lượng dự án. Rủi ro năng lực người thiết kế không phù hợp ảnh hưởng trực tiếp, nghịch chiều với hiệu quả về tiến độ, chi phí, chất lượng dự án. Rủi ro quy mô và mục tiêu dự án không rõ ràng ảnh hưởng trực tiếp, nghịch chiều với hiệu quả về tiến độ và chi phí dự án.
Một số ý nghĩa quản lý có thể được suy ra từ nghiên cứu. Thứ nhất, các yếu tố rủi ro thường liên quan đến nhau, xây dựng một mạng lưới yếu tố rủi ro tương tác đa dạng có thể phản ánh tốt hơn bản chất phức tạp của tác động của chúng đối với các mục tiêu dự án. Thứ hai, dựa vào mối tương tác giữa các yếu tố, các nhà thầu, chủ đầu tư có thể ứng dụng tham khảo và đề ra những phản hồi với các yếu tố rủi ro này một cách hệ thống và toàn diện. Thứ ba, một thiết kế phù hợp kế hoạch là rất quan trọng cho sự thành công của dự án thiết kế - thi công, đòi hỏi các nhà thiết kế kiểm tra cẩn thận thiết kế đầu vào và đầu ra. Cuối cùng, các nhà thầu thiết kế - thi công nên tập hợp một đội ngũ nhân viên thiết kế giàu kinh nghiệm và tinh thần cao, phát triển hệ thống giao tiếp và phối hợp giữa những người tham gia dự án.
Nghiên cứu tìm hiểu các đường tác tác động của các yếu tố rủi ro thiết kế lên hiệu quả dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công. Từ góc độ lý thuyết, nghiên cứu đóng góp một phần kiến thức liên quan đến hình thức thiết kế - thi công và làm phong phú thêm nghiên cứu về phân tích và quản lý rủi ro. Trong khi đó, về phương diện thực tế, kết quả nghiên cứu có thể cung cấp cho nhà thầu thiết kế - thi công một bản danh sách kiểm tra, phân tích các rủi ro trong quá trình thiết kế dự án. Ngoài ra, những phát hiện của nghiên cứu có thể giúp các nhà thầu thiết kế - thi công hiểu được làm thế nào để đạt được thành công cho dự án thông qua quản lý rủi ro thiết kế từ một quan điểm toàn diện và có hệ thống.
Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định. Nghiên cứu dựa vào nhận thức chủ quan của người trả lời về tác động của các yếu tố rủi ro thiết kế đến hiệu quả dự án. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ sử dụng tiến độ, chi phí, chất lượng làm số liệu về hiệu quả dự án và bỏ qua những mặt khác. Mặc dù ba yếu tố đó là các vấn đề chính của dự án, nhưng vẫn có thể xem xét các yếu tố khác liên quan đến hiệu quả dự án.
Nghiên cứu mở rộng hiểu biết về quản lý rủi ro của các dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công và tạo cơ hội và cơ sở cho nghiên cứu trong tương lai. Nghiên cứu tương lai có thể được thực hiện để khám phá rủi ro tích hợp trong kết nối giữa thiết kế cung ứng và xây dựng của dự án thiết kế - thi công.