Số tổng luận: Số 1 năm 2021. Số trang: 65. Cơ quan phát hành: Trung tâm Thông tin – Bộ Xây dựng. Ngôn ngữ: Việt Nam.
Tóm tắt nội dung
Hạ tầng xanh là mạng lưới các thành tố “xanh” được quy hoạch kết nối, bảo tồn, tăng cường, hoặc thiết lập nhằm giải quyết các tiêu cực của quá trình đô thị hóa. Hạ tầng xanh có nhiều chức năng khác nhau như: quản lý rủi ro ngập lụt, cải thiện chất lượng nước, chất lượng không khí, chất lượng đất, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc cho con người…
Tại Việt Nam, tốc độ đô thị hóa, thách thức của biến đổi khí hậu (BĐKH) đang tác động mạnh đến chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đô thị. Để nâng cao năng lực chống chịu cho các đô thị, Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình về phát triển đô thị bền vững ứng phó với BĐKH, trong đó phát triển đô thị xanh, hạ tầng xanh là một trong các giải pháp trọng tâm.
Thông qua việc nghiên cứu “Báo cáo Đánh giá hạ tầng xanh Luân Đôn” do Trung tâm Quy hoạch và Môi trường Bền vững thuộc Đại học West of England công bố năm 2018, Trung tâm Thông tin xin giới thiệu toàn văn nội dung của Báo cáo trong cuốn Tổng luận chuyên đề “Phát triển hạ tầng xanh - kinh nghiệm của Vương quốc Anh”, với hi vọng cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quy hoạch, quản lý đô thị của Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách cũng như triển khai các công việc liên quan đến quản lý phát triển đô thị.
Hạ tầng xanh là mạng lưới các thành tố “xanh” được quy hoạch kết nối, bảo tồn, tăng cường, hoặc thiết lập nhằm giải quyết các tiêu cực của quá trình đô thị hóa. Hạ tầng xanh có nhiều chức năng khác nhau như: quản lý rủi ro ngập lụt, cải thiện chất lượng nước, chất lượng không khí, chất lượng đất, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc cho con người…
Tại Việt Nam, tốc độ đô thị hóa, thách thức của biến đổi khí hậu (BĐKH) đang tác động mạnh đến chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đô thị. Để nâng cao năng lực chống chịu cho các đô thị, Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình về phát triển đô thị bền vững ứng phó với BĐKH, trong đó phát triển đô thị xanh, hạ tầng xanh là một trong các giải pháp trọng tâm.
Thông qua việc nghiên cứu “Báo cáo Đánh giá hạ tầng xanh Luân Đôn” do Trung tâm Quy hoạch và Môi trường Bền vững thuộc Đại học West of England công bố năm 2018, Trung tâm Thông tin xin giới thiệu toàn văn nội dung của Báo cáo trong cuốn Tổng luận chuyên đề “Phát triển hạ tầng xanh - kinh nghiệm của Vương quốc Anh”, với hi vọng cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quy hoạch, quản lý đô thị của Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách cũng như triển khai các công việc liên quan đến quản lý phát triển đô thị.
Nội dung Tổng luận gồm VII phần:
I: Phần mở đầu
II: Chất lượng không khí
III: Chất lượng nước
IV: Đa dạng sinh học
V: Sức khỏe và hạnh phúc của người dân
VI: Thiết kế và quản lý hạ tầng xanh
VII: Phần Kết luận