Số tổng luận: Số 3 năm 2020. Số trang: 64. Cơ quan phát hành: Trung tâm Thông tin – Bộ Xây dựng. Ngôn ngữ: Việt Nam.
Tóm tắt nội dung:
Trong nhiều thập niên trở lại đây, Trung Quốc luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và trở thành cường quốc có tiềm lực kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Bên cạnh những yếu tố tích cực do tăng trưởng kinh tế đem lại, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, lãng phí năng lượng cũng trở thành những vấn đề nổi cộm của Trung Quốc.
Nhận thức được những tồn tại đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2017) đã định hướng phát triển xanh là mục tiêu lâu dài, kiên trì phương châm “tăng cường cải thiện văn minh sinh thái, xây dựng Trung Quốc tươi đẹp”. Cụ thể hóa chủ trương, đường lối đó, Chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực xây dựng các hành lang pháp lý và triển khai nhiều chương trình hành động về phát triển xanh, bền vững, trong đó có phát triển công trình xanh, trường học xanh, bệnh viện xanh, sân bay xanh, công trình công nghiệp xanh...và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Thông qua việc nghiên cứu tài liệu “Công trình xanh Trung Quốc năm 2019” do Hội Nghiên cứu khoa học đô thị Trung Quốc biên soạn, nhà xuất bản Kiến trúc và Xây dựng Trung Quốc (China Architecture & Building Press, CABP) xuất bản vào tháng 3/2019, Trung tâm Thông tin đã lựa chọn những nội dung phù hợp để biên soạn cuốn Tổng luận “Hiện trạng và xu thế phát triển công trình xanh tại Trung Quốc” với hy vọng cung cấp nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, các kỹ sư và người dân Việt Nam về công trình xanh nhằm đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của đất nước.
Nội dung tổng luận gồm 7 bài:
Bài 1: Hiện trạng phát triển và xu thế kỹ thuật công trình xanh thông minh ở Trung Quốc.
Bài 2: Tình hình phát triển công trình bệnh viện xanh và những triển vọng trong tương lai.
Bài 3: Trường học xanh - Hướng tới một tương lai bền vững.
Bài 4: Hiện trạng và xu thế phát triển trong tương lai của công trình công nghiệp xanh.
Bài 5: Những vấn đề quan trọng trong phát triển công trình ít tiêu thụ năng lượng tại Trung Quốc và biện pháp giải quyết.
Bài 6: Nghiên cứu và phát triển thiết xanh cho công trình sân bay.
Bài 7: Đẩy mạnh các biện pháp phát triển quản lý vận hành công trình xanh.