• Trước khi trở thành một đô thị sầm uất như ngày nay, ngược lại lịch sử gần 400 năm trước, vùng đất sinh ra đô thị Cần Thơ chỉ là một khu vực chằng chịt kênh rạch, một khu vực đầm lầy, nước mặn. Trải qua nhiều biến đổi của dòng chảy đã cho phép chuyển hóa nơi đây, từ một vùng đầm lầy thành một khu vực đồng bằng được bồi đắp vởi phù sa màu mỡ. Tại khu vực hợp lưu của con sông Hậu và sông Cần Thơ, ngày nay đã trở thành nơi tụ họp của những người dân sống bằng nghề sông nước, với các ngôi làng và các bến chợ hình thành ở các khúc sông thuận lợi, cửa ngã ba, ngã tư ven sông. Trong điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn 2050, nhiều dự án được xây dựng ven sông với các công trình điểm nhấn, các công viên văn hóa, trung tâm thương mại…Bên cạnh đó, chính quyền cũng đề xuất các dự án giải tỏa nhà dọc sông để xây dựng công viên, cải tạo khu vực ven sông thành trục cảnh quan, mang lại bộ mặt mới cho đô thị, nâng cao chất lượng môi trường sống và phát triển du lịch.

  • 1. Đặt vấn đề 
    Không gian công cộng (KGCC) ven biển là loại hình không gian giao tiếp cộng đồng đặc biệt và được xem như không gian đặc trưng của các đô thị biển. Cần nhìn nhận rằng, không gian này được tạo ra thông qua hoạt động sử dụng tại những khu vực chung trong đô thị sẽ là yếu tố gắn kết cộng đồng với nhau, và việc tạo dựng các KGCC này cũng góp phần làm cho đời sống xã hội thêm phong phú…
  • Trong xu thế phát triển ngành công nghiệp không khói của đất nước, các đô thị biển với điều kiện hạ tầng đô thị và dịch vụ tốt đã đóng vai trò quan trọng, tạo sức bật và thu hút nguồn khách du lịch đáng kể đem lại lợi ích to lớn cho địa phương và đất nước. Để đáp ứng nhu cầu lưu trú nghỉ dưỡng của du khách, phát triển kinh tế xã hội địa phương các đô thị biển phải đối mặt với tốc độ xây dựng “nóng”, đặc biệt là các công trình khách sạn nghỉ dưỡng cao tầng. Không nằm ngoài quy luật đó, thành phố biển xinh đẹp Nha Trang của Việt Nam với vịnh Nha Trang được xếp vào 29 vịnh đẹp nhất thế giới đã thay đổi diện mạo đô thị nhanh chóng trong những năm qua với hàng trăm công trình khách sạn cao tầng trải dài dọc theo khu vực ven biển. Tuy nhiên, việc xây dựng dày đặc các công trình ven biển đã vô tình ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan đô thị. Trong đó, có vấn đề về hạn chế lưu thông gió mát từ biển, gia tăng nhu cầu sử dụng năng lượng của công trình gây ra việc phát thải ra môi trường của các hệ thống làm mát. Do vậy, với ưu thế được thiên nhiên ưu đãi gió mát quanh năm, đòi hỏi người thiết kế quy hoạch, kiến trúc và các bên liên quan phải xem xét tận dụng nguồn năng lượng quý giá này trong các giải pháp quy hoạch, kiến trúc. Nghiên cứu này hướng đến việc tìm hiểu và đề xuất các giải pháp khai thác hiệu quả nguồn năng lượng thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng sử dụng trong công trình, góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường đô thị và đưa Nha Trang trở thành “đô thị biển xanh” trong tương lai không xa.

  • Hành lang bảo vệ bờ biển (HLBVBB) là một công cụ quy hoạch nhằm tạo ra một vùng đệm để bảo vệ các cảnh quan, hệ sinh thái quan trọng, để bảo vệ dân cư, tài sản và các hoạt động ven biển khỏi xói lở bờ biển và nước biển dâng và để đảm bảo quyền tiếp cận của người dân tới biển. Tại Việt Nam, hành lang bảo vệ bờ biển được đề cập lần đầu tiên tại Khoản 1, Điều 23 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/6/2015. Tiếp theo đó Nghị định 40/NĐ-CP, Thông tư 29/2016/TT-BTNMT đã quy định chi tiết và hướng dẫn kỹ thuật xác lập HLBVBB cho dải bờ biển Việt Nam. Cho đến nay đa số các tỉnh, thành phố ven biển đã và đang triển khai việc lập HLNVBB. Trong bài viết này, sẽ tổng kết lại những kinh nghiệm của thế giới trong việc xác định ranh giới, quy hoạch và quản lý HLBVBB. Từ đó đề xuất những kiến nghị và giải pháp cho việc quy hoạch và quản lý các hoạt động xây dựng diễn ra tại khu vực HLBVBB của Việt Nam.

  • Việt Nam là quốc gia ven biển với đường bờ biển dài khoảng 3.260km cùng với gần 3.000 hải đảo. Với nhiều đô thị nằm trên khu vực đường bờ biển và các hải đảo, các đô thị này chịu ảnh hưởng nhiều từ các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến biển (bão, triều cường, nước dâng, xâm thực bờ biển, xâm nhập mặn…), đặc biệt là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Để giải quyết những tác động này có nhiều giải pháp khác nhau cần phải được thực hiện đồng thời, một trong số đó là việc ứng dụng các giải pháp thoát nước bền vững trong quy hoạch, xây dựng và quản lý phát triển đô thị. Việc áp dụng các giải pháp thoát nước bền vững cần có tầm nhìn và chiến lược lâu dài, vì vậy việc đưa vào nghiên cứu và áp dụng ngay từ khâu quy hoạch là thực sự cần thiết và bắt buộc phải có. Tuy nhiên, cần phải có sự chọn lọc các giải pháp thoát nước bền vững thực sự có thể đưa vào trong công tác quy hoạch để vừa giúp cho việc đưa ra chiến lược, chính sách đầu tư xây dựng và quản lý đô thị theo quy hoạch được hiệu quả nhất, vừa tránh việc tạo ra rào cản cho việc đưa ra quyết sách của nhà quản lý đô thị nhằm thích ứng được với những biến đổi liên tục của tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như tác động của biến đổi khí hậu.

  • Biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng làm nghiêm trọng hơn các tác động của thiên tai, làm gia tăng các ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng ngập úng, lũ lụt và xói lở bờ ở các vùng đất thấp và ven biển. Các đô thị và cộng đồng ven biển phải tìm kiếm các giải pháp bền vững ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Bài viết giới thiệu thích ứng dựa vào hệ sinh thái như là giải pháp tiếp cận tiềm năng sẽ mang lại lợi ích kép cho các đô thị ven biển. Thích ứng với biến đổi khí hậu, và giữ gìn phát triển hệ sinh thái.

  • Đô thị biển là một loại hình đô thị chỉ có các quốc gia có biển mới có điều kiện phát triển. Đô thị biển có nhiều dạng thức khác nhau, tùy theo điều kiện tự nhiên và địa kinh tế mà phát triển, tập trung chính là các dạng đô thị kinh tế biển như cảng biển, du lịch, khai thác dầu khí, thương mại dịch vụ, đánh bắt khai thác thủy hải sản… Đô thị biển thường là các đô thị động lực của Quốc gia và Vùng. Mỗi quốc gia có những chiến lược phát triển các đô thị biển khác nhau. Việt Nam cũng đã có Chiến lược phát triển kinh tế biển, tuy nhiên thực tế các đô thị biển Việt Nam chưa được phát triển hiệu quả, nhiều đô thị phát triển thiếu kiểm soát, lạm dụng lãng phí tài nguyên, phá vỡ hệ sinh thái ven biển, ô nhiễm môi trường… do đó đô thị biển Việt Nam có rất nhiều nguy cơ phát triển không bền vững. Việc quy hoạch và quản lý phát triển đô thị biển Việt nam rất cần được nghiên cứu và thực hiện trên những nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển bền vững, vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại vừa đảm bảo cho tương lai phát triển.

  • Bài viết giới thiệu kết quả phân tích và xác định các nguyên nhân gây ra tình trạng chậm cung cấp vật tư và thiết bị trong các dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD). Nhiều nghiên cứu trước đây đã nhận định: Chậm cung cấp vật tư, thiết bị sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện dự án xây dựng, thậm chí gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn bỏ ra. Dựa vào phân tích tổng quan kết hợp với phỏng vấn ý kiến của năm chuyên gia, nghiên cứu này tổng hợp được 26 nguyên nhân có thể dẫn đến chậm cung cấp vật tư và thiết bị. Các nguyên nhân này được chia thành 6 nhóm gồm nhóm ‘người quyết định đầu tư’, nhóm ‘chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án’, nhóm ‘nhà thầu thi công’, nhóm ‘nhà thầu tư vấn’, nhóm ‘cơ chế chính sách pháp luật’, và nhóm ‘các nhân tố khác’. Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi và thang đo 5 điểm trong hơn 1 tháng. Kết quả phân tích số liệu cho thấy năm nguyên nhân tác động mạnh nhất là: Năng lực nhà thầu yếu kém, điều kiện thời tiết không thuận lợi, sai lệch giữa dự toán và thực tế, chậm xử lý khi có vướng mắc phát sinh, và thay đổi phương án trong quá trình đầu tư. Cuối cùng, một số giải pháp hữu ích nhằm đảm bảo vật tư, thiết bị cung cấp đúng hạn cũng được đề xuất.

  • Phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế- xã hội; Nhà nước ban hành chính sách thúc đẩy thị trường nhà ở phát triển, đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội. Bài viết nêu nguyên nhân, phân tích thực trạng về nhà ở xã hội đồng thời nêu những bất cập cần được tháo gỡ trong chính sách nhà ở xã hội tại Việt Nam.

  • Quản lý dự án (QLDA) là quá trình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự án và điều hành mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách được duyệt đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án. QLDA là công việc được áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của dự án, hay nói cách khác QLDA là việc huy động các nguồn lực và tổ chức các công nghệ để thực hiện được mục tiêu đề ra. Mục đích của QLDA là để thể hiện được mục tiêu dự án, bản thân việc quản lý không phải là mục đích mà là cách thực hiện mục đích.

  • Có thể khẳng định chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn năm 2030 là một chiến lược rất nhân văn, mang lại nhiều cơ hội có nhà ở đúng nghĩa cho người thu nhập thấp. Chính phủ mới giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối thêm 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội và bổ sung 2.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội. Như vậy, sau khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc thì đến nay Chính phủ có thêm gói tín dụng mới để “cứu” chương trình nhà ở xã hội bị đình trệ mấy năm nay.

Tìm theo ngày :