Tuy nhiên, trong quá trình phát triển việc khai thác các không gian này của TP Đà Nẵng nhìn chung còn nhiều bất cập: Không gian hướng biển bị che chắn với các nhà hàng, resort sát biển… đã làm mất tính liên thông giữa bờ biển và đô thị. Các yếu tố nhân tạo lấn át dần tính tự nhiên, cản trở sự tiếp cận của người dân, thiếu không gian dành cho dịch vụ công cộng và giao thông tĩnh, thiếu kết nối giữa các KGCC ven biển và không gian khác trong đô thị…đã tác động không nhỏ tới vẻ đẹp tổng thể của không gian ven biển.
Do đó, việc tạo ra một hệ thống KGCC ngoài trời ven biển của TP Đà Nẵng sẽ đảm bảo mối liên kết tốt với đô thị và bối cảnh, đồng thời tìm kiếm giải pháp gắn kết hướng tới việc mang lại cảm nhận và trải nghiệm cho người sử dụng, giúp phát huy tối đa tiềm năng của các KGCC này và khai thác tốt giá trị cảnh quan cho khu vực.
Việc tạo dựng hệ thống PCCC ven biển xuất phát từ hoạt động nhu cầu sử dụng của cộng đồng dân cư và du khách sẽ giúp tìm kiếm giải pháp kiến tạo không gian mà không làm ảnh hưởng tới các giá trị cảnh quan và tạo môi trường sống tốt, mang đậm giá trị địa phương.
Phân loại không gian công cộng: Từ cấu trúc đô thị, phân khu chức năng trong đô thị, KGCC TP Đà Nẵng được chia thành những không gian cơ bản sau:
- KGCC bên ngoài:
+ Quảng trường
+ Công viên
+ Bãi biển
+ Rừng, sông, suối, hồ ao…
- KGCC bên trong:
+ Thư viện, bảo tàng, ga tàu, bến xe…
- Không gian bán công cộng:
+ Nhà hàng, rạp chiếu phim, siêu thị…
2. Hiện trạng hệ thống KGCC ven biển Đà Nẵng
- Đánh giá chung các loại KGCC
Kết nối KGCC ven biển trong tổng thể hệ thống KGCC toàn đô thị
Nằm ở vị trí trung độ của đất nước, Đà Nẵng có hạ tầng giao thông phát triển đã cho phép kết nối bốn di sản văn hóa thế giới của các nước trong khu vực, thực hiện sáng kiến “ba nước, một điểm đến”.
Bên cạnh đó, nhờ điều kiện thiên nhiên ưu đãi, với khí hậu đa dạng đã tạo cho Đà Nẵng có sự đa dạng sinh học cao về các nguồn gen, loài sinh vật trong hệ sinh thái biển và rừng… Nhiều địa danh du lịch sinh thái nổi tiếng đã có thương hiệu trên bản đồ du lịch Việt Nam như: Bà Nà – Núi Chúa, Sơn Trà – Non Nước và Hải Vân – Thiên hạ đệ nhất hùng quan. Đây đồng thời cũng là cơ hội phát triển có một không hai cho ngành du lịch Đà Nẵng nói riêng và cả nươc nói chung.
Với chủ trương “nối dài bờ sông, kéo dài bờ biển” được Đà Nẵng thực hiện quyết liệt, từ một thành phố quay lưng ra biển, Đà Nẵng đã kiến thiết để biển trở thành mặt tiền đầy thơ mộng. Hiện nay, các dải đô thị ven biển được đầu tư như tuyến Liên Chiểu – Thuận Phước, đường du lịch Sơn Trà – Điện Ngọc (Đường Võ Nguyên Giáp – Hoàng Sa – Trường Sa). Ở dải ven biển này có nhiều khu vực cần phải duy trì và phát triển không thể làm mất đi nét đặc trưng riêng cho thành phố Đà Nẵng như làng hoa Phước Mỹ, khu thắng cảnh du lịch Ngũ Hành Sơn, khu sinh sống người dân làng điêu khắc, các bãi tắm, khu du lịch… để giữ vững cảnh quan thiên nhiên và bảo tồn được những nét đẹp văn hóa đã có thương hiệu từ bao đời nay của Đà Nẵng.
+ Tiếp cận dịch vụ
Sự chia cắt bởi các con đường ven biển:
Những ưu điểm: Chính quyền TP Đà Nẵng đã dành hàng trăm mét bờ biển Mỹ Khê để phục vụ công cộng dân cư đô thị, đó là các bãi tắm công cộng phục vụ hàng chục người mỗi sáng và chiều, một số cửa hàng ăn uống hải sản, một khu vực neo đậu tàu thuyền đánh cá…Đây là một quy hoạch tạo sự tiếp cận người dân với bờ biển rất tốt.
Bên cạnh đó, có thể nhận thấy đường Nguyễn Tất Thành, con đường ven biểm làm rất rộng và rất sát mặt nước, được thiết kế cho 6 làn xe, không tạo được không gian công cộng du lịch biển mà là con đường xe hàng, xe tải ngăn cách và phá vỡ cảnh quan, phá vỡ không gian du lịch vì những con đường mới mở có khi cách mặt biển chỉ 50m, 100m đến 500m.
Thiếu các con đường công cộng kết nối hướng ra biển kết hợp với dải cây xanh
Bãi biển chưa được xem như khu vực công cộng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hầu như việc tiếp cận của người dân rất khó khăn, thậm chí khách không được đi qua phần bãi cát của khách sạn bên cạnh. Những người dân sở tại, những du khách du lịch vãng lai không được hưởng những phúc lợi nếu như không có tiền, kể cả việc ngắm cảnh và tắm biển.
+ Tiếp cận sinh kế
Cộng đồng ngư dân tại các làng chài ven biển như làng chài Mân Thái, Nam Ô, Thọ Quang… có truyền thống là đánh bắt thủy sản trực tiếp từ bãi biển, đánh bắt ven bờ và xa bờ. Không chỉ đánh bắt, buôn bán hải sản, người dân tại các làng chài còn gắn bò với nghề đan thúng và nghề làm mắm, những công việc này giúp giải quyết việc làm của phần đông lao động là phụ nữ và những thanh niên không đủ sức khỏe ra khơi.
Dưới sự đô thị hóa và phát triển đô thị đang diễn ra hiện nay, TP Đà Nẵng cũng đã tạo điều kiện để ngư dân tiếp tục được hành nghề đánh bắt, buôn bán, chế biến thủy hải sản, kết hợp phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa làng chài, đồng thời cũng có những chính sách hỗ trợ ngư dân, khuyến khích như dân đánh bắt xa bờ hay chuyển đổi nghề có chọn lọc thân thiện hơn với môi trường, các loại hoạt động sinh kế dựa vào đất hoặc không dựa vào đất.
+ Tiếp cận văn hóa
Đà Nẵng không những có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, có núi, sông, biển thiên nhiên tươi đẹp và hấp dẫn, có nhiều bãi biển đẹp bổi tiếng như: Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Phạm Văn Đồng, Xuân Thiều mà còn có các giá trị lịch sử văn hóa gắn với vùng đất này…Với những lợi thế và tiềm năng đó, Đà Nẵng đã hàng năm tổ chức các sự kiện và sản phẩm độc đáo có sức hút du khách lớn như cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế hàng năm, lễ hội Quan Thế Âm…thực sự là một điểm nhấn tạo ấn tượng đẹp về hình ảnh du lịch thành phố để thu hút du khách trong nước và nước ngoài đến với thành phố.
Để phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch hội nghị nói riêng, ngành du lịch thành phố đã đầu tư phát triển nhiều sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách với hàng loạt sản phẩm du khách du lịch mới có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch được tổ chức tại không gian công viên Biển Đông, như: Giao lưu hiphop toàn quốc, tiệc ca nhạc trên biển, gian hàng ẩm thực đặc sản Đà Nẵng, quà lưu niệm, trò chơi dân gian, trình diễn thể thao biển…đã mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho du khách khi vừa thưởng thức âm nhạc trên một trong sáu bãi biển đẹp nhất hành tinh, vừa thỏa sức nếm hương vị đặc sản tại các gian hàng ẩm thực, thử sức với những trò thể thao biển mạo hiểm…
+ Tiếp cận cảnh quan
Dọc theo bờ biển Đà Nẵng dài hơn 30km, có nhiều bãi biển đẹp như Nam Ô, Thanh Bình, Tiên Sa, Non Nước… Tuy nhiên, hậu quả của việc cho xây dựng nhiều nhà hàng, khách sạn đã làm nhiều đoạn che khuất tầm nhìn với biển, từ doạn đường Hồ Xuân Hương kéo về tới đường Non Nước không có khoảng trống cũng như điểm có thể nhìn ra biển. Thêm nữa, người dân ít có khả năng tiếp cận với biển, do chỉ có khách du lịch sử dụng dịch vụ của các khu nghỉ dưỡng được hưởng thụ.
- Nhận xét chung khả năng tiếp cận, sử dụng KGCC
+ Khu vực phía Đông, khả năng tiếp cận của các không gian công cộng tương đối tốt. Các bãi biển khu vực phía Nam còn đang bị hạn chế tiếp cận do sự sở hữu của các khu resort. Các bãi tắm phía Bắc, Nam chưa được kết nối, quản lý có hệ thống theo một chiến lược thống nhất.
+ Thiếu kết nối KGCC bờ biển với KGCC trong đô thị cũng như dịch vụ phục vụ công cộng.
+ Khả năng kết nối không gian cây xanh công viên ven biển và không gian cây xanh trong đô thị còn hạn chế.
+ Các KGCC dành cho các hoạt động cộng đồng như: không gian tổ chức lễ hội, khu vực biểu diễn các sự kiện ngoài trời, ven biển còn thiếu…
3. Giải pháp chung thiết kế quy hoạch không gian công cộng ven biển có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho TP Đà Nẵng
Phát triển đô thị bền vững = Đô thị dựa vào vận tải công cộng = Đô thị nhỏ liên kết tốt với cận tải công cộng
- Đối với khu vực bãi tắm
Bãi tắm
|
Giải pháp
|
Tiếp cận
|
- Người dân cần được tiếp cận bãi tắm một cách đầy đủ và miễn phí, chi trả phí khi sử dụng dịch vụ.
- Phân khu, quy hoạch bãi tắm hạn chế cổng, tường rào, biển báo gây hiểu nhầm…Phải đặt quyền lợi của công chúng về tiếp cận bãi tắm lên trên hết.
- Các phương tiện tiếp cận (tiếp cận bằng đường bộ, bằng giao thông công cộng) luôn sẵn có và được đảm bảo tối đa khả năng tiếp cận.
- Các bãi tắm cần có đầy đủ tiện ích công cộng.
- Kiến trúc công trình cần được tổ chức theo không gian mở với tầm nhìn thông thoáng ra biển, kết nối với công trình khác như chòi nghỉ, hệ thống cây xanh, đường dạo…tạo thành không gian sinh hoạt hấp dẫn khách du lịch mà không làm cản trở tầm nhìn ra biển.
- Ưu tiên phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch biển chất lượng cao nhằm thu hút khách du lịch như: tổ chức các dịch vụ du lịch trên biển; các dịch vụ giải trí thể thao; tổ chức các sự kiện du lịch, thể thao biển…
|
Thích ứng BĐKH
|
- Giải pháp: lập kế hoạch di chuyển hay loại bỏ các phần đã xây dựng không đảm bảo và gây tác động xấu tới môi trường tự nhiên ven bờ biển
- Có các khoảng xanh lớn, trồng cây chắn gió, chắn sóng, sử dụng vật liệu địa phương và vật liệu tái chế, kết cấu có khả năng chịu được gió bão, và các yếu tố khí hậu thay đổi.
|
Cơ chế chính sách
|
- Nhà nước tạo các cơ chế chính sách hỗ trợ, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các doanh nghiệp đến và đầu tư các không gian công cộng và những bãi tắm cộng đồng chất lượng cao.
- Phối hợp các ban ngành chức năng đưa ra các chính sách về quy hoạch, quản lý, sử dụng và bảo vệ bãi tắm.
- Tăng cường sự tham gia của người dân trong công tác quy hoạch KGCC, tăng sự nhận thức hơn về trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường
|
- Đối với khu vực quảng trường
Quảng trường
|
Giải pháp
|
Tiếp cận
|
- Nâng cấp các quảng trường hiện có.
- Cải tạo các không gian trống đô thị thành quảng trường.
- Cần có các quy định, nguyên tắc cụ thể cho việc thiết kế, bố trí công năng phù hợp, tổ chức giao thông...
- Định hướng các hoạt động sử dụng như tổ chức biểu diễn, triển lãm, gan hàng… Xây dựng quy chế quản lý chặt chẽ về kiến trúc, xây dựng, sử dụng các công trình trong không gian quảng trường.
|
Thích ứng BĐKH
|
- Sử dụng các kết cấu vật liệu địa phương, vật liệu thân thiện với môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu
- Thiết kế đô thị quảng trường nước, có tác dụng như một hồ điều hòa trữ nước hoặc có hệ thống thoát nước mặt hoàn chỉnh và đảm bảo thoát hết nước.
|
Cơ chế chính sách
|
- Tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia đầu tư và được hưởng lợi từ sự tham gia đó.
- Tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc xây dựng và bảo vệ các không gian công cộng
|
- Đối với khu vực công viên
Công viên
|
Giải pháp
|
Tiếp cận
|
- Định hướng xây dựng khu công viên bách thảo; công viên văn hóa – lịch sử Ngũ Hành Sơn; khu công viên sinh thái Sơn Trà...
- Các không gian mở bao gồm những khu vườn, công viên nhỏ, vừa và lớn, các đại lộ cây xanh trên các trục chính đô thị, dọc theo bờ biển, bờ sông, hình thành không gian mở tại các khu vực đầm, hồ lớn.
- Tổ chức thiết kế trên các trục đường chính, quản lý chặt chẽ cảnh quan kiến trúc các khu vực ven sông, ven biển, thay thế tường rào xây bằng hàng rào cây xanh, đầu tư các không gian xanh ven biển theo hướng đô thị xanh.
|
Thích ứng BĐKH
|
- Ưu tiên sử dụng các vật liệu địa phương, vật liệu lát thân thiện với môi trường
- Trồng cây hàng rào, cây chắn gió và dòng chảy, cây che bóng làm giảm thiểu nắng gắt, giảm sự biến thiên nhiệt độ và duy trì độ ẩm.
|
Cơ chế chính sách
|
- Tạo mọi điều kiện nhằm huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng, sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự vào cuộc của các cấp đoàn thể, sự hỗ trợ của các tổ chức phi lợi nhuận.
|
- Đối với khu vực dịch vụ công cộng hỗn hợp, TDTT, vui chơi giải trí, DV-TM-DL
Khu vực dịch vụ công cộng hỗn hợp, TDTT, vui chơi giải trí, DV-TM-DL
|
Giải pháp
|
Tiếp cận
|
- Định hướng phát triển khu liên hợp TDTT của thành phố ở Hòa Xuân - Cẩm Lệ; khu công viên biển Ocean Park phía Nam bán đảo Sơn Trà, khu vui chơi giải trí quy mô lớn tại Công viên Văn hóa vui chơi giải trí Đông Nam Đài tưởng niệm.
|
Thích ứng BĐKH
|
- Nghiên cứu bố trí các cụm nhà cao tầng và phương thức xây dựng công trình kiến trúc phù hợp với các khu vực có nguy cơ chịu nhiều ảnh hưởng bởi bão lũ, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Sử dụng kết cấu, vật liệu địa phương, thích ứng biến đổi khí hậu.
|
Cơ chế chính sách
|
- Tạo các cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các khu dịch vụ công cộng hỗn hợp: TDTT, vui chơi giải trí, dịch vụ - thương mại – du lịch.
- Khuyến khích thu hút vốn của các nhà đầu tư.
|
- Đối với khu vực tuyến đi bộ
Tuyến đi bộ
|
Giải pháp
|
Tiếp cận
|
- TP Đà Nẵng chỉ có thể tạo phố đi bộ vào ban đêm. Tuyến dự kiến là đường Hùng Vương (đoạn từ đường Hoàng Hoa Thám đến đường Phan Chu Trinh), trên đoạn đường này xe không được phép lưu thông từ 19h, sau có thể mở rộng phố đi bộ ra các tuyến đường xung quanh và tạo thành phố đi bộ.
- Xây dựng thêm 1 cầu đi vộ nối từ đường Đống Đa đến đường Bạch Đằng Đông để phục vụ khách dịp bắn pháo hoa hàng năm.
|
Thích ứng BĐKH
|
- Có hệ thống thoát nước mặt hoàn chỉnh và phải đảm bảo thoát hết nước mặt, có các giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (lũ lụt, ngập úng, triều cường, mực nước biển dâng…)
- Sử dụng kết cấu, vật liệu địa phương, thân thiện môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
|
Cơ chế chính sách
|
- Tạo các cơ chế, chính sách thu hút xã hội hóa đầu tư vào việc cải tạo, chỉnh trang, thiết kế đô thị các tuyến đi bộ.
|
- Đối với khu vực khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng
Khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng
|
Giải pháp
|
Tiếp cận
|
- Phát triển khu đô thị du lịch Làng Vân, Bà Nà-Suối Mơ, Thủy điện sông Nam, sông Bắc, sinh thái du lịch Sơn Trà.
- Hình thành khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, khu đô thị sinh thái Nam Ô tạo thêm sản phẩm du lịch của thành phố.
|
Thích ứng BĐKH
|
- Các khu nghỉ dưỡng cũng như các cơ sở lưu trú du lịch cao cấp cần hướng tới mô hình kiến trúc xanh với các tiêu chí: bảo tồn và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc, phù hợp với cảnh quan biển địa phương.
- Các công trình hướng tới mô hình ngôi nhà đa mục tiêu, đảm bảo hình thức đặc trưng của du lịch miền Trung, kết cấu gọn nhẹ bền vững, có khả năng chịu được gió bão và yếu tố khí hậu thay đổi.
|
Cơ chế chính sách
|
- Nhà nước tạo các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm thu hút đầu tư phát triển dịch vụ du lịch tại các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong công tác quy hoạch.
|