• Tóm tắt: Văn hóa làng xã là một nét đặc trưng của vùng nông thôn Đồng bằng Bắc bộ. Nó nằm trong sự “thống nhất đa dạng” của văn hóa Việt Nam. Bài viết nêu nội dung, đặc điểm cơ bản nhận diện sự thay đổi không gian kiến trúc sinh hoạt văn hóa cộng đồng nông thôn vùng Đồng bằng Bắc bộ.

  • Tóm tắt: Bảo trì, bảo hành công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Trong thực tế, sự xuống cấp sớm (hoặc cá biệt là xảy ra các sự cố mất an toàn trong quá trình khai thác, sử dụng) của các công trình xây dựng chủ yếu do không thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt công tác bảo trì. Bài viết trình bày những quy định chung và quy trình về công tác bảo trì tòa nhà chung cư ở Việt Nam.

  • 1. Đặt vấn đề

    Cách đây vài năm, khái niệm chuyển đổi số vẫn còn là một điều mới mẻ đối với những người làm kỹ thuật xây dựng và thường nhầm lẫn “chuyển đổi số” là “số hóa” – đưa giá trị thực về dạng số. Tuy nhiên, “chuyển đổi số” là bước tiến cao hơn của “số hóa”, dựa trên dữ liệu đã được “số hóa”, sử dụng công nghệ thông tin như dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra những giá trị mới.

  • Tóm tắt: Các nhà quản lý tại nhiều nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Thụy Điển, Ấn Độ…đã có những cách nhìn nhận và quan điểm mới về quản lý rủi ro (QLRR). Thay vì đối phó với rủi ro khi xảy ra, QLRR được xem xét trên khía cạnh dự báo và đề phòng được. Cũng từ cách nhìn nhận đó, rất nhiều nghiên cứu về rủi ro được thực hiện nhằm xác định, đánh giá và xử lý rủi ro. Tại Việt Nam, quản lý rủi ro bắt đầu được quan tâm nhiều hơn khi hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trình độ quản lý rủi ro vẫn ở trình độ thấp. Bài viết này sẽ tổng quan các nghiên cứu về QLRR cho các dự án đầu tư xây dựng. Kết quả thu được sẽ giúp các nhà khoa học, các nhà quản lý nhận định rõ sự phát triển của QLRR cho các dự án đầu tư xây dựng hiện nay.

  • Tóm tắt: Quản lý tổng thể dự án (Intergrated Project Management – IPM) theo hướng dẫn của Viện Quản lý dự án Hoa Kỳ (PMI) là nền tảng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu, bài báo khoa học, ứng dụng quản lý dự án trên toàn thế giới. Quản lý tổng thể dự án là việc thống nhất và điều phối các quy trình và các hoạt động quản lý dự án khác nhau trong các Nhóm quá trình Quản lý dự án. Trong đó có sự phân bổ nguồn lực, tạo ra sự cân bằng giữa các mục tiêu cạnh tranh và các giải pháp thay thế và quản lý sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các lĩnh vực kiến thức. Quản lý Dự án nhằm đảm bảo sự phối hợp thành công giữa các hoạt động của dự án và thành công của dự án. Tại Việt Nam hiện nay, nội dung quản lý dự án của PMI nhưng nội dung quản lý tổng thể dự án cho dự án sử dụng vốn nhà nước và những tác động của nó tới thành công của dự án.

  • Tóm tắt: Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra từng ngày trên phạm vi toàn cầu. Với xu hướng ấm lên của trái đất kể từ thời tiền công nghiệp, thế giới đã trải qua nhiều sự kiện khí hậu cực đoan (lũ lụt, mưa lớn, sóng nhiệt…) cũng như hiện tượng nước biển dâng ngày càng nghiêm trọng. Theo báo cáo đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu năm 2019 của Germanwatch, riêng trong năm 2017, Việt Nam có 298 ca tử vong, tiêu tốn hơn 4 tỷ đô (khoảng 1,8% GDP), rất nhiều cơ sở hạ tầng thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng trực tiếp từ biến đổi khí hậu. Các con số này đang có xu hướng ngày một gia tăng khi Việt Nam là một trong 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ quá trình này. Đây cũng chính là lý do quan trọng thúc đẩy phát triển hệ thống các công trình đô thị theo hướng xanh, và bền vững ở nước ta. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quát nhất về mối liên hệ này cũng như hướng tới hỗ trợ các kỹ sư, các nhà quản lý hoàn thiện hơn trong phát triển các công trình đô thị đạt hiệu quả cao nhất, tránh các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

  • 1. Sơ lược về tình hình đánh giá thực thi quy hoạch tại Việt Nam

    Quy hoạch là một ngành khoa học dự báo có tính phức tạp vì nó phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố; do đó, không thể đảm bảo tính chính xác của kết quả thực thi quy hoạch so với nội dung dự báo. Do đó, theo Tian & Shen (2007), đánh giá thực thi quy hoạch (nhằm xác định rõ tình trạng thực thi quy hoạch và hiểu rõ các nguyên nhân của tình trạng này) có vai trò quan trọng. Trên cơ sở kết quả đánh giá thực thi quy hoạch, các nhà quy hoạch có thể rút kinh nghiệm để điều chỉnh hoặc ban hành mới các chính sách đẩy thực thi quy hoạch, đồng thời, kết quả này cũng là cơ sở khoa học để điều chỉnh quy hoạch hoặc lập quy hoạch mới trong tương lai.

  • Tóm tắt: Nhu cầu về đa dạng hóa nguồn tài chính và thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) là một tất yếu của các nền kinh tế trên thế giới tại Việt Nam thông qua hình thức đối tác công - tư (PPP) đã huy động được khoảng 80 tỷ USD cho đầu tư phát triển CSHT. Nghiên cứu làm rõ được tác động của chính sách PPP đến đầu tư phát triển CSHT, các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế làm cơ sở đề xuất hoàn thiện chính sách PPP trong đầu tư CSHT tại Việt Nam. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp tổng hợp, phân tích các số liệu, báo cáo kết hợp với phương pháp điều tra khảo sát bảng hỏi các cá nhân tổ chức liên quan đến đầu tư PPP tại Việt Nam. Các phân tích cho thấy bằng chứng về sự tác động mạnh mẽ, có hệ thống của chính sách PPP đến đầu tư CSHT Việt Nam trong thời gian qua. Nghiên cứu này phù hợp với bối cảnh nhu cầu đầu tư CSHT Việt Nam ngày càng gia tăng trong khi nguồn vốn từ ngân sách rất hạn chế.

  • Đặt vấn đề

    Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy công tác “duy tu, sửa chữa” đã được thực hiện đối với các công trình lớn, quan trọng như thủy điện, cầu và một số công trình nhà công cộng khác do Liên Xô giúp đỡ xây dựng trong giai đoạn những năm 1970, 1980. Tuy nhiên, đối với các công trình có quy mô vừa và nhỏ khác xây dựng trước năm 2000 và các công trình kiến trúc xây dựng từ thời Pháp thuộc thì hầu hết không thực hiện công tác “bảo trì”. Đối với các chung cư, nhà ở và công sở cũ, tình trạng người sử dụng cơi nới, sửa chữa, làm thay đổi hệ thống kết cấu ban đầu, thay đổi công năng là khá phổ biến. Sự kiện sụp đổ Nhà biệt thự số 107 Trần Hưng Đạo tháng 9/2015 là một ví dụ điển hình của việc thiếu vắng các công tác kiểm tra, đánh giá an toàn chịu lực công trình – một trong các nội dung phải thực hiện trong quy định về bảo trì công trình theo Luật Xây dựng hiện hành.

  • Tóm tắt: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự bùng nổ các hoạt động thương mại và dịch vụ tại các đô thị đã tạo ra những nhu cầu mới về khu nhà ở, khu đô thị tại các thành phố. Phát triển đô thị luôn song hành cùng quá trình phát triển các hội. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ và Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng khu đô thị nhằm từng bước thúc đẩy các hoạt động đầu tư phát triển đô thị trên cả nước theo quy hoạch và có kế hoạch. Hoạt động đầu tư xây dựng khu đô thị đã được quản lý chặt chẽ hơn, có nề nếp hơn và tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị, có sự kiểm soát thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Tình trạng phát triển đô thị theo dự án trà lan, tự phát, không theo quy hoạch, kế hoạch phổ biến trước đó đã được hạn chế. Bài viết đánh giá tổng quan thực trạng phát triển đô thị trong năm 2020 và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển đô thị trong giai đoạn tới.

  • Tóm tắt:

    Trong những năm gần đây, để đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng về số lượng tòa nhà cao tầng ở Việt Nam, ngành nghề quản lý vận hành tòa nhà cũng phải thay đổi để thích nghi. Để phù hợp với điều kiện mới, hoạt động quản lý vận hành tòa nhà ở Việt Nam cần phải ứng dụng những công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới. Bài viết này giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng quan về tình hình áp dụng công nghệ quản lý vận hành tòa nhà ở Việt Nam. Bên cạnh đó phân tích kỹ 02 công nghệ quản lý vận hành tòa nhà nổi bật nhất hiện nay là BMS (Hệ thống quản lý tòa nhà) và BIM (Mô phỏng thông tin công trình) về các mặt như: a) phương thức hoạt động, b) ưu và nhược điểm khi áp dụng vào hoạt động quản lý vận hành tòa nhà; c) từ đó đề xuất giải pháp áp dụng những công nghệ này cho tương lai họat động quản lý vận hành tòa nhà ở Việt Nam.

Tìm theo ngày :