• Đầu tư phát triển thành phố thông minh hiện nay mang lại trải nghiệm kỹ thuật số cho cư dân đô thị. Đây là vấn đề trọng tâm và cốt lõi nhất nhằm thực hiện quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế truyền thống sang số hóa, đã và đang được Chính phủ triển khai trong những năm gần đây. Hiện nay, nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Chính vì vậy việc ứng dụng dịch vụ số cho thành phố thông minh trên cả nước đang được triển khai và thực hiện. Bài viết này đưa ra ứng dụng dịch vụ số cho thành phố thông minh tại Việt Nam.

  • Đầu tư là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế. Đối với đầu tư xây dựng, mỗi hoạt động đầu tư là sự phối hợp nhiều nguồn lực của nhà đầu tư, phát huy lợi thế sẵn có của xã hội nói chung và nhà đầu tư nói riêng. Các công trình xây dựng được đầu tư phù hợp về vốn và công nghệ, có thành quả như kế hoạch đặt ra sẽ tạo thuận lợi cho quá trình khai thác công dụng, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tư liệu sản xuất. Từ đó kích thích hoạt động sản xuất phát triển, mở rộng quy mô, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống cho người lao động, hay nói cách khác là nguồn lực tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Trên thực tế, đầu tư xây dựng là một nhân tố trong việc hình thành mới, cải tạo hoặc mở rộng các công trình xây dựng, cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu xã hội. Trong đó, giai đoạn chuẩn bị dự án là giai đoạn rất quan trọng trong cả quá trình hoạt động đầu tư xây dựng.

  • Hơn 30 năm hội nhập và phát triển, ngành Xây dựng Việt Nam đã đạt nhiều thành tích, góp pần tạo việc làm và tăng trưởng GDP của đất nước. Đã đến lúc ngành Xây dựng Việt Nam phải vươn ra thị trường quốc tế, nếu không trong tương lai các doanh nghiệp của ngành Xây dựng Việt Nam mất ngay cả thị trường nội địa, do công nghệ lạc hậu, tụt hậu về quản lý cũng như chảy máu lượng nhân công có tay nghề.

  • Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa của Hải Phòng gia tăng nhanh; số lượng ao hồ, kênh mương bị san lấp, thu hẹp ngày càng nhiều khiến quá trình tự thấm nước trong các đô thị giảm, xuất hiện hiện tượng gia tăng các dòng chảy nước mặt trong đô thị, từ đó gây áp lực lên hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Ngoài ra, cao độ nền của một số khu vực đô thị còn thấp, trũng, sự thiếu đồng bộ của hệ thống hạ tầng thoát nước, ý thức của cộng đồng bảo vệ hệ thống thoát nước chưa cao … cũng góp phần gây nên tình trạng ngập lụt trong thành phố Hải Phòng khi trời mưa to, kéo dài. Trước thực trạng này, Hải Phòng đang và sẽ thực hiện nhiều giải pháp cần thiết nhằm tăng cường khả năng thoát nước, chống ngập cho đô thị, thích ứng với biến đổi khí hậu.

  • Ứng dụng công nghệ trong quản lý tòa nhà trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 và xây dựng đô thị thông minh là một xu hướng và có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Sự phát triển bùng nổ của các dự án chung cư, văn phòng cao tầng, hành vi của người tiêu dùng thay đổi nhờ sự phổ biến của mạng Internet và điện thoại thông minh là cơ hội đồng thời là động lực cho việc phát triển các ứng dụng công nghệ thông minh trong quản lý, vận hành các tòa nhà.

  • Xi măng Việt Nam hình thành, phát triển qua 123 năm kể từ ngày khởi công xây dựng nhà máy xi măng pooclăng nhân tạo Đông Dương năm 1899 tại vùng đất ngã ba sông Cấm và kênh Hạ Lý, Hải Phòng. Đây là tiền thân của Công ty Vicem Hải Phòng ngày nay. Chặng đường phát triển của xi măng Việt Naky xi măng được phát triển theo định hướng thể hiện qua mục tiêu, quan điểm, bước đi cụ thể của các quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng, một trang sử hào hùng ghi nhận một sự phấn đấu vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Có thể nói rằng, trong hơn 100 năm phát triển của mình, mỗi giai đoạn đều có những dấu ấn riêng, song đậm nét nhất là thời kỳ xi măng được phát triển theo tầm nhìn, định hướng, thể hiện qua mục tiêu, quan điểm, bước đi cụ thể của các quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành, chỉ đạo thực hiện.

  • Bài viết làm rõ thực trạng bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong quy hoạch đô thị ở Việt Nam đến nay. Qua đó, đề xuất giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu cho đô thị từ công tác lập quy hoạch đô thị nói chung, lập quy hoạch sử dụng đất cho quy hoạch chung đô thị nói riêng trong thời gian tới. Trên cơ sở định hướng đô thị Việt Nam tăng trưởng xanh, phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tác giả thảo luận các giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch đô thị bao gồm mục tiêu, nguyên tắc, yêu cầu và ưu tiên trong quy hoạch sử dụng đất.

  • Quy hoạch sử dụng đất là một thành phần quan trọng của cách tiếp cận tổng hợp đối với quản lý rủi ro thiên tai. Khung Sendai cho Giảm thiểu rủi ro thiên tai 2015-2030 nhấn mạnh tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất để giải quyết các nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro thiên tai, bao gồm đô thị hóa nhanh không theo quy hoạch phù hợp, quản lý đất đai yếu kém (UNISDR 2015). Các thành phố trên thế giới đang chuyển đổi chính sách và phương pháp để tích hợp rủi ro thiên tai, nhất là lũ lụt, vào quy hoạch sử dụng đất. Nhiều thành phố đang ở trong giai đoạn đầu vận động thay đổi chính sách và nhiều thành phố khác đã có những bước tiến đáng kể trong quản lý rủi ro thiên tai nhờ vào việc áp dụng quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, tích hợp quản lý rủi ro thiên tai vào quy hoạch sử dụng đất để phát triển đô thị thích ứng vẫn còn nhiều thách thức.

  • “Một trong những thành tựu tiến bộ xã hội quan trọng nhất của Châu Âu nói riêng và nhân loại nói chung là đáp ứng “quyền” có một nơi ở tử tế cho mỗi người, mỗi gia đình”

  • 1. Đặt vấn đề

    Cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, các nhà máy và nhà xưởng sản xuất quy mô lớn nhỏ khác nhau được xây dựng trên khắp đất nước Việt Nam. Đặc biệt là tại khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Một đặc điểm phổ biến của các khu vực này là địa hình bằng phẳng và địa chất hình thành qua quá trình lắng đọng trầm tích của đất phù sa trong một thời gian dài của lịch sử. Nơi tập trung nhiều dân cư và địa hình bằng phẳng là điều kiện tốt để xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp.

  • Tóm tắt: Cải tạo nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội là một chủ trương lớn được lãnh đạo thành phố hết sức quan tâm và chỉ đạo sát sao kế hoạch triển khai thực hiện. Vì vậy, việc triển khai các dự án cải tạo cần được thực hiện theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm, phải gắn với quy hoạch nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Bài viết nghiên cứu trường hợp khu tập thể Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội, từ đó đề xuất một số kiến nghị trong công tác cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

<<1...5678...345>>
Tìm theo ngày :