• Tóm tắt: Hiện nay các vấn đề về quản lý giao tiếp thông tin trong Dự án xây dựng chưa được sự quan tâm đúng mức trong quá trình thi công cũng như hoàn thiện công trình xây dựng tại Việt Nam từ đó dẫn đến Dự án không thành công gây ra chậm tiến độ, tăng chi phí, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng có rất ít tác giả nghiên cứu trong nước.
  • 1. Đặt vấn đề

    Mục đích của trắc địa là xác định tọa độ của các điểm trên trái đất rồi biểu diễn thành bản đồ. Trắc địa và bản đồ có nhiều ứng dụng trong thực tế, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Dưới đây sẽ xem xét một số ứng dụng của trắc địa và bản đồ trong các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công và sử dụng công trình.

  • 1. Tổng quan về Quy hoạch chung Hà Nội 1259

    Năm 2008, Hà Nội mở rộng có diện tích khoảng 3.344km2, dân số khoảng 6,5 triệu người, được coi là vùng đô thị lớn. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung Hà Nội dự báo dân số đến năm 2050 khoảng 10 triệu dân và Hà Nội khẳng định vị thế của thành phố Thủ đô, là “trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học công  nghệ quan trọng của cả nước; một trong những trung tâm kinh tế - giáo dục – du lịch và thương mại của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”, có tầm nhìn là thủ đô “Xanh, Văn minh, Văn hiến, Hiện đại”.

  • Những năm gần đây, phát triển đô thị xanh - thông minh là xu hướng chung và trở thành mối quan tâm đặc biệt của các quốc gia vì những lợi ích thiết thực trong quản trị đô thị và nâng cao chất lượng đô thị, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng 4.0 hiện nay.

  • Công trình nhà ở trong đô thị chiếm tỷ lệ đất đai lớn, cấu trúc không gian công trình nhà ở đô thị góp phần tạo nên hình thái không gian chung của đô thị. Đối với các loại nhà ở thấp tầng, hình thái, cấu trúc không gian chủ yếu dựa trên các thửa đất. Do vậy, hệ thống luật đất đai cũng như mỗi sự thay đổi của nó đều ảnh hưởng đến hình thái cấu trúc đô thị và đến sự phân bố mật độ dân cư. Bài viết này đưa ra những đánh giá, nhận định tổng quan về xu thế thay đổi chính sách đất đai và tác động của nó đến sự gia tăng mật độ cư trú tại các đô thị lớn ở Việt Nam. Nghiên cứu cụ thể tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

  • Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Vì vậy trẻ em luôn phải được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ ở mọi nơi, mọi lúc. Những cơ sở vật chất, kỹ thuật và phương tiện phục vụ trẻ em tại gia đình, các cơ sở giáo dục, nơi vui chơi công cộng, cần phải được đảm bảo tiện nghi, an toàn tuyệt đối. Việc thiết kế lan can, ban công, cửa sổ…cho các chung cư cao tầng cần đặc biệt chú trọng đảm bảo an toàn, nhằm giảm thiểu nguy cơ tai nạn cho trẻ em.

  • Quy hoạch đô thị vốn là một công cụ để quản lý và định hướng sự phát triển của thành phố, cũng đứng trước những thách thức phải thay đổi và tái cấu trúc, nhằm thích ứng với nền kinh tế thị trường vận động không ngừng. Để hiểu rõ những vấn đề mà quy hoạch đô thị đang gặp phải trong thực tiễn, bài viết sẽ phân tích tác động của quá trình toàn cầu hóa, thị trường hóa và phân cấp hóa đối với những cải cách kinh tế - thể chế và những tác động của bối cảnh chuyển đổi lên hệ thống quy hoạch đô thị. Từ đó, nhận diện những thách thức mà quy hoạch đương đại của Việt Nam đã và đang phải đối diện trong nền kinh tế thị trường.

  • Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các mô hình kinh tế chia sẻ đã được phát triển. Mô hình này giúp tiết kiệm chi phí giao dịch, sử dụng tài sản, tài nguyên hiệu quả hơn, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội phát triển cũng như lợi ích cho các chủ thể kinh tế và doanh nghiệp. Từ đó, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của toàn nền kinh tế. Bài viết này nhằm đánh giá mô hình kinh tế chia sẻ có tác động đến lĩnh vực đầu tư xây dựng loại hình văn phòng - khách sạn và căn hộ cho thuê thông minh tại các đô thị Việt Nam hiện nay.

  • 1. Đề án đô thị thông minh, dự án phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam

    1.1. Xu hướng, cơ sở phát triển đô thị thông minh hiện nay

    Quá trình phát triển đô thị hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức. Để phát triển đô thị bảo đảm tính bền vững cần có cách tiếp cận mang tính chiến lược, bắt kịp xu thế và lồng ghép được các yêu cầu mới trong quy hoạch và phát triển đô thị. Tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, phát triển đô thị thông minh vẫn đang là một xu hướng, ngày càng trở nên phổ biến như một cách thức hội nhập quốc tế, bắt kịp với kỷ nguyên 4.0 và được kỳ vọng có thể giúp các đô thị chống lại những vấn đề về phát triển đô thị ngày nay như: Tăng trưởng dân số nhanh, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông…

  • Nền hành chính Nhà nước bao gồm 4 yếu tố chính cấu thành, đó là: Thể chế; Tổ chức bộ máy; Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Tài chính công. Quá trình xây dựng và phát triển của đất nước ta, nền hành chính đã có những cải cách để phù hợp với sự phát triển và hội nhập, phù hợp với xu thế phát triển chung của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, cải cách hành chính (CCHC) được Đảng, Nhà nước xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược để đưa nước ta phát triển nhanh, bền vững. Các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ về CCHC đã được ban hành và tổ chức triển khai thực hiện công tác CCHC từ Trung ương tới cơ sở.

  • COP26 - Bảo vệ hành tinh cho thế hệ tương lai

    Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26), được tổ chức tại Trung tâm SEC ở Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh. Những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ cùng các đại biểu tham dự COP26 đã mang đến cho Hội nghị nhận thức sâu sắc về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng khí hậu mà thế giới phải đối mặt và sự cần thiết phải thực hiện trách nhiệm lịch sử là đưa thế giới đi tới giải quyết thách thức tồn tại này. Họ để lại cho Glasgow sự rõ ràng về công việc cần phải thực hiện, các công cụ mạnh mẽ và hiệu quả hơn để đạt được nó, cũng như cam kết thúc đẩy hành động khí hậu và thực hiện điều đó nhanh chóng hơn trong mọi lĩnh vực.

Tìm theo ngày :