Sự phát triên đô thị nêu trên có vai trò quan trọng của hạ tầng giao thông đô thị (HTgGTĐT) nói chung, đặc biệt là hệ thống giao thông đô thị (HTGTĐT) nói riêng.Việc nghiên cứu, đề xuất định hướng chính sách HTGTĐT đến quá trình đô thị hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến nǎm 2045 có vai trò quan trọng đối với quá trình đô thị hóa (ĐTH) và phát triển đô thị (PTĐT) là một nội dung cần thiết.
I. Tổng quan định hướng chính sách về hệ thống giao thông đô thị đến quá trình đô thị hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Giai đoạn trước năm 2021, Đảng, Chính phủ, các bộ và Chính quyền các tỉnh đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến chính sách PTĐT, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị trong đó có định hướng chính sách về HTGTĐT đến quá trình ĐTH. Từ năm 2021, tiếp tục ban hành các chính sách trên cho giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (hoặc năm 2050). Nổi bật là các văn bản:
- Đối với PTĐT chung toàn quốc:
Quyết định số 445/QĐ-TTg, ngày 7/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 06 ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về Quy hoạch, Xây dựng, Quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Đối với Hệ thống giao thông đối ngoại qua đô thị:
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã triển khai xây dựng 05 quy hoạch ngành quốc gia (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đưa ra mô hình, xây dựng kịch bản dự báo nhu cầu vận tải đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; tích hợp 05 quy hoạch ngành quốc gia về GTVT thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050; giải pháp chính sách chủ yếu; đề xuất một số nội dung nhằm đảm bảo chất lượng nội dung các quy hoạch.
Đến nay 04 quy hoạch ngành quốc gia về giao thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là:
+ Hệ thống quốc lộ và hệ thống đường cao tốc: Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
+ Hệ thống đường sắt: Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
+ Hệ thống đường biển: Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Riêng Quy hoạch phát triển GTVT hàng không, Bộ GTVT đã lập xong báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trên cơ sở các quy hoạch quốc gia nêu trên, đối với 6 vùng kinh tế - xã hội đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch theo các nghị quyết của Bộ Chính trị khóa XIII và các quyết định của Chính phủ về “Phương hướng phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh” vùng và “Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch” vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Đối với Mạng lưới đường đô thị 5 thành phố lớn:
Trên cơ sở các quy hoạch quốc gia, cũng đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch theo các nghị quyết của Bộ chính trị khóa XIII và các quyết định của Chính phủ về “xây dựng phát triển” thành phố và “Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung” của thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
II. Đề xuất định hướng chính sách về hệ thống giao thông đô thị đến quá trình đô thị hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
a. Đối với Hệ thống giao thông đối ngoại qua đô thị
1. Hệ thống đường bộ: được định hướng theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Định hướng mục tiêu đến năm 2030:
+ Về vận tải, khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 2.764 triệu tấn (62,80% thị phần); hành khách đạt khoảng 9.430 triệu khách (90,16% thị phần); khối lượng luân chuyển hàng hóa nội địa đạt khoảng 162,7 tỷ tấn.km (30,48% thị phần); hành khách nội địa 283,6 tỷ khách.km đạt khoảng (72,83 % thị phần).
+ Về kết cấu hạ tầng, hình thành hệ thống đường cao tốc kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các vùng kinh tế trọng điểm, cảng biển và cảng hàng không cửa ngõ quốc tế; từng bước nâng cấp các quốc lộ.
- Định hướng phát triển mạng lưới đường bộ:
(i) Hệ thống cao tốc: Mạng lưới đường bộ cao tốc được quy hoạch 41 tuyến, tổng chiều dài khoảng 9.014km.
(ii) Hệ thống quốc lộ: Mạng lưới quốc lộ gồm 172 tuyến, tổng chiều dài khoảng 29.795km.
2. Hệ thống đường sắt: định hướng chính sách theo Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Định hướng mục tiêu đến năm 2030:
+ Về vận tải: Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 11,8 triệu tấn, chiếm thị phần khoảng 0,27%; khối lượng vận chuyển hành khách đạt 460 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 4,40% (trong đó đường sắt quốc gia 21,5 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 1,87%). Khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 7,35 tỷ tấn.km, chiếm thị phần khoảng 1,38%; hành khách 13,8 tỷ khách.km, chiếm thị phần khoảng 3,55% (trong đó đường sắt quốc gia 8,54 tỷ khách.km, chiếm thị phần khoảng 2,22%).
+ Về kết cấu hạ tầng: Nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 07 tuyến đường sắt hiện có; triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM); ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu; kết nối TP.HCM với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.
- Tầm nhìn đến năm 2050:
Hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối TP.HCM, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt kết nối quốc tế. Duy trì, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.
3. Hệ thống đường thủy nội địa: Định hướng chính sách theo Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Định hướng mục tiêu đến năm 2030:
+ Về vận tải: khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 715 triệu tấn; khối lượng vận chuyển hành khách đạt khoảng 397 triệu lượt khách; khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 50 tỷ tấn.km; khối lượng luân chuyển hành khách đạt khoảng 7,7 tỷ khách.km.
+ Về kết cấu hạ tầng: cải tạo nâng cấp các tuyến chính có mật độ vận tải cao, đáp ứng chạy tàu 24/24 giờ, phấn đấu tổng chiều dài các tuyến khai thác đồng bộ theo cấp kỹ thuật đạt khoảng 5.000 km; phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách trên các hành lang vận tải thủy.
- Tầm nhìn đến năm 2050: Hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa hiện đại, đồng bộ, an toàn, có chất lượng dịch vụ vận tải cao góp phần quan trọng vào giảm chi phí logistics và là một trong những phương thức vận tải chiếm thị phần vận tải hàng hóa lớn.
4. Hệ thống đường biển: Định hướng chính sách theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Định hướng mục tiêu đến năm 2030:
+ Về năng lực: đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, giao thương giữa các vùng, miền trong cả nước và hàng trung chuyển, quá cảnh cho các nước trong khu vực cũng như nhu cầu vận tải hành khách nội địa và quốc tế. Hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ 1.140 đến 1.423 triệu tấn (trong đó hàng container từ 38 đến 47 triệu TEU); hành khách từ 10,1 đến 10,3 triệu lượt khách.
+ Về kết cấu hạ tầng: ưu tiên phát triển các khu bến cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu). Nghiên cứu cơ chế chính sách phù hợp phát triển từng bước cảng trung chuyển quốc tế tại Vân Phong (Khánh Hòa) để khai thác tiềm năng về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý. Quy hoạch định hướng phát triển bến cảng Trần Đề (Sóc Trăng) phục vụ Đồng bằng sông Cửu Long để có thể triển khai đầu tư khi có đủ điều kiện; các cảng biển quy mô lớn phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp; các bến cảng tại các huyện đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh và chủ quyền biển đảo.
- Tầm nhìn đến năm 2050:
- Phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại ngang tầm với khu vực và thế giới, đáp ứng các tiêu chí cảng xanh; đáp ứng đầy đủ, hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, là trụ cột chính có vai trò động lực, dẫn dắt, phát triển thành công kinh tế hàng hải theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia biển mạnh và nước phát triển, thu nhập cao.
- Năng lực hệ thống cảng biển đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,0 đến 4,5%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,2 đến 1,3%/năm.
5. Hệ thống hàng không (theo dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ GTVT):
- Định hướng mục tiêu đến năm 2030:
Tổng sản lượng hành khách thông qua các sân bay khoảng 275,9 triệu hành khách và khoảng 4,1 triệu tấn hàng hóa.
- Định hướng phát triển mạng lưới
+ Đề xuất quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay giai đoạn 2021-2030, cả nước có 28 cảng hàng không quốc tế (gồm Nội Bài, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Cần Thơ, Phú Quốc và Liên Khương); 14 cảng hàng không quốc nội (gồm Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Quảng Trị, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Đồng Hới, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo).
+ Đề xuất tầm nhìn đến năm 2050, hình thành 31 sân bay, bao gồm 14 sân bay quốc tế (gồm Nội Bài, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Cần Thơ, Phú Quốc và Liên Khương); 17 sân bay quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Cao Bằng, Nà Sản, Cát Bi, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo và sân bay thứ 2 phía Đông Nam thủ đô Hà Nội), trong đó có 03 sân bay quốc nội được bổ sung là: Cao Bằng, Cát Bi, và sân bay thứ 2 phía Đông nam thủ đô Hà Nội (cũng theo Bộ GTVT, trong quá trình xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, có 11 tỉnh đề nghị bổ sung sân bay cho địa phương gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Đắk Nông, Ninh Bình, Hà Giang, Hòa Bình, Bình Phước, Kon Tum, Hà Tĩnh, Trà Vinh và Ninh Thuận. Tuy nhiên chưa được chấp thuận).
6. Hệ thống cảng cạn (Theo quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 22/12/2017):
- Định hướng mục tiêu đến năm 2030, phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua tối thiểu khoảng 25% - 30% nhu cầu hàng hóa vận tải công - ten - nơ thông qua hệ thống cảng biển, năng lực thông qua khoảng 12.000.000 -17.600.000 TEU/năm, trong đó miền Bắc đạt khoảng 2.750.000-4.820.000 TEU/năm, miền Trung đạt khoảng 350.000-630.000 TEU/năm, miền Nam đạt khoảng 8.900.000-12.150.000 TEU/năm.
b) Định hướng phát triển hệ thống đường địa phương:
- Hệ thống đường đô thị được phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển không gian, kiến trúc, đô thị, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, liên thông với mạng lưới giao thông vận tải của vùng, quốc gia. Phấn đấu tỷ lệ quỹ đất hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt bình quân từ 16-26% so với quỹ đất xây dựng đô thị.
- Hoàn thiện cơ bản mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, 100% đường huyện, đường xã được vào cấp kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu vận tải khu vực nông thôn.
- Đường ven biển có tổng chiều dài khoảng 3.034km, quy mô tối thiểu đường cấp III, IV.
c) Đối với mạng lưới đường đô thị 5 thành phố lớn:
1. Thành phố Hà Nội: định hướng chính sách theo Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 7/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Về kết cấu hạ tầng:
+ Phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, đảm bảo tỷ lệ diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt 20-26% cho đô thị trung tâm; đạt 18-23% cho các đô thị vệ tinh và đạt 16-20% cho các thị trấn. Trong đó, diện tích đất cho giao thông tĩnh cần đạt 3-4%.
+ Chỉ tiêu về mật độ mạng đường trong đô thị (tỷ lệ giữa tổng chiều dài các tuyến đường trên diện tích đất xây dựng đô thị) cần đạt được gồm: Tính đến đường cao tốc đô thị: 0,25-0,4 km/km2; tính đến đường trục chính đô thị: 0,5-0,83 km/km2; tính đến đường trục đô thị: 1,0-1,5km/km2; tính đến đường liên khu vực 2,0-3,3 km/km2 và tính đến đường chính khu vực: 4,0-6,5 km/km2.
+ Chỉ tiêu về mật độ mạng lưới vận tải hành khách công cộng đạt từ 2-3,0 km/km2 cho đô thị trung tâm và 2-2,5 km/km2 cho đô thị vệ tinh.
+ Về vận tải hành khách công cộng (VTHKCC): Tập trung ưu tiên phát triển hệ thống VTHKCC để đảm bảo thị phần khu vực đô thị trung tâm đến năm 2030 khoảng 50-55%, sau 2030 đạt 65-70%; các đô thị vệ tinh sau năm 2030 đạt tối đa 50%.
+ Quy hoạch định hướng về: hạ tầng đường bộ; Hạ tầng đường sắt, đường sắt đô thị và xe buýt; Hạ tầng giao thông thủy; Hạ tầng hàng không; Tổ chức quản lý giao thông.
+ Phát triển VTHKCC đảm bảo thị phần theo các giai đoạn theo Bảng 1:
Đô thị
|
Giai đoạn
|
Đường sắt đô thị
|
Xe buýt
|
Tổng cộng
|
Đô thị trung tâm
|
2030
|
25-30%
|
25%
|
50-55%
|
Sau năm 2030
|
35-40%
|
30%
|
65-75%
|
Đô thị ngoại ô
|
2030
|
15%
|
25%
|
40%
|
Sau năm 2030
|
20%
|
30%
|
50%
|
(Bảng 1: Thị phần VTHKCC Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và sau 2030)
2. TP.HCM: Định hướng chính sách theo Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 14/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 - TP.HCM.
- Giao thông công cộng (xe buýt, đường sắt đô thị, taxi): Đến năm 2030, thị phần đảm nhận từ 35% - 45%, sua năm 2030 từ 50% - 60%;
- Giao thông cá nhân (ô tô, xe máy, xe đạp): Đến năm 2030, thị phần đảm nhận từ 51% - 61%, sau năm 2030 từ 35% - 45%.
- Các loại hình giao thông khác: Đến năm 2030, thị phần đảm nhận sẽ ở mức 4%, sau năm 2030 khoảng 5%.
- Quy hoạch định hướng về: Hạ tầng đường bộ; Hạ tầng đường sắt, đường sắt đô thị và xe buýt; Hạ tầng giao thông thủy…
3. Thành phố Hải Phòng: định hướng Chính sách theo Nghị quyết 45-NQ-TW ngày 24/01/2019 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 1412 ngày 15/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Tỷ lệ đất giao thông đô thị / đất xây dựng đô thị (tại khu vực đô thị lõi): Đến năm 2025 đạt 10%, đến năm 2030 đạt 13-16%.
- Tỷ lệ đất giao thông đô thị / đất xây dựng đô thị (tại đô thị xây dựng mới): Đến năm 2025 đạt 23%, đến năm 2030 đạt 24-26%.
- Thị phần đảm nhận vận tải hành khách công cộng toàn thành phố: Đến năm 2025 đạt 7-10%, đến năm 2030 đạt 10-15%.
- Quy hoạch định hướng về: Hạ tầng đường bộ; Hạ tầng đường sắt, đường sắt đô thị và xe buýt…
4. Thành phố Đà Nẵng: định hướng chính sách theo Quyết định số 393/QĐ-TTg ngày 18/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Quy hoạch định hướng về: Hạ tầng đường bộ; Hạ tầng đường sắt, đường sắt đô thị và xe buýt; Hạ tầng giao thông thủy…
5.Thành phố Cần Thơ: định hướng chính sách theo Quyết định số 1056/QĐ-TTg ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Hàng hóa: Đường bộ: đảm nhận khoảng 45-65% tổng nhu cầu vận tải; đường thủy nội địa: đảm nhận 34-54% tổng nhu cầu vận tải và hàng không: đảm nhận khoảng 1% tổng nhu cầu vận tải.
- Hành khách: Đường bộ: đảm nhận khoảng 70-80% tổng nhu cầu vận tải; đường thủy nội địa: đảm nhận 19-29% tổng nhu cầu vận tải và hàng không: đảm nhận 1% tổng nhu cầu vận tải hành khách; Phát triển VTHKCC của thành phố Cần Thơ đảm nhận 10-15% nhu cầu đi lại. Giai đoạn sau 2020 khi loại hình vận tải hành khách khối lượng lớn BRT được đưa vào sử dụng tỷ lệ đảm nhận nhu cầu đi lại sẽ tăng lên 20%.
- Quy hoạch định hướng về: Hạ tầng đường bộ; Hạ tầng đường sắt, đường sắt đô thị và xe buýt; Hạ tầng giao thông thủy…
III. Kết luận
- Với 4 thành phố lớn đang lập quy hoạch là: Thủ đô Hà Nội (thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050); TP.HCM (đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060); Thành phố Hải Phòng (thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050); Thành phố Cần Thơ (thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050).
- Riêng thành phố Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021).
- Nghị định số 48/NĐ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về việc tăng cường thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025.
Có yêu cầu, quy định:
- Tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, giảm dần phụ thuộc vào đường bộ; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị và liên tỉnh gắn với hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trong các đô thị lớn.
- UBND các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, TP.HCM:
- Ưu tiên phát triển hệ thống VTHKCC khối lượng lớn, phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận VTHKCC đến năm 2025 đạt 30-35%; áp dụng công nghệ giao thông thông minh tổ chức, quản lý, điều hành giao thông đô thị…
- Nghiên cứu xây dựng Đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới lộ trình hạn chế hoặc dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030;
- Nghiên cứu xây dựng, triển khai Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào;
- Triển khai rà roát, bố trí các vị trí đỗ xe tĩnh trong nội đô và trên địa bàn các quận: đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi tại các đô thị, các công trình bảo đảm an toàn giao thông cho các đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương; nghiên cứu thí điểm làn đường dành cho xe đạp;
- Đối với mạng lưới BRT, khi được quy hoạch tại thành phố Hà Nội, TP.HCM và thành phố Đà Nẵng cần nghiên cứu điều chỉnh phương án cho phù hợp.
- Tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, giảm dần phụ thuộc vào đường bộ; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị và liên tỉnh gắn với hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trong các đô thị lớn.
- Tỷ lệ đất dành cho GTĐT còn thấp, hầu hết chưa bảo đảm theo quy định, quy hoạch. Theo tính toán, phân tích quỹ đất dành cho phát triển cơ sở HTgGTĐT cần chiếm từ 16-25% quỹ đất đô thị và với mật độ đường phố yêu cầu cần đạt từ 6,5-8km/km2. Tỷ lệ quỹ đất dành cho bãi đỗ xe còn rất thấp. Cần phấn đấu để đạt tỷ lệ yêu cầu là từ 3-5%.
- Các quy định thực hiện dự án PPP chưa hoàn thiện theo thông lệ quốc tế. Đồng thời việc đầu tư theo mô hình PPP chịu điều chỉnh của nhiều quy định như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành nên các nhà đầu tư còn e dè, chưa quyết tâm tham gia đầu tư. Đặc biệt là đối với hạ tầng giao thông, tư duy về phát triển HTGTĐT chậm đổi mới, chưa phù hợp với cơ chế thị trường.
- Luật Đường sắt 2017 có hiệu lực, từ ngày 01/7/2018 đến nay, chưa có dự án đầu tư phát triển đường sắt quốc gia theo hình thức PPP. Đề xuất tiếp tục phân cấp, phân quyền triệt để cho địa phương tham gia đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng bằng nguồn kinh phí của địa phương kêu gọi đầu tư đối với các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt, khai thác lợi thế “đất vàng” tại các nhà ga…
- Nhu cầu vốn đầu tư cho 05 quy hoạch ngành GTVT thời kỳ 2021-2030. Dự kiến nguồn vốn NSNN đối với Mạng lưới đường bộ là 66%; Hạ tầng đường sắt là: 6%; Hạ tầng đường thủy nội địa là: 18,5%; Hệ thống cảng biển (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa): 0%; Hạ tầng cảng hàng không là: 57%. Còn lại huy động từ nguồn vốn ngoài NSNN đối với Mạng lưới đường bộ là: 44%; Hạ tầng đường sắt là: 94%; Hạ tầng đường thủy nội địa là: 81,5%; Hệ thống cảng biển (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa): 100%; Hạ tầng cảng hàng không là: 43%.
- Các khu đô thị mới do khối tư nhân làm chủ đầu tư (thông qua cơ chế BT dự án hạ tầng…) thì HTGTĐT trong khu đô thị đã được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, hiện đại bằng nguồn vốn của chính dự án đó. Tuy nhiên, thiếu sự kết nối đồng bộ với khu vực ngoài đô thị. Nên nghiên cứu một khoản trích nộp từ việc đầu tư của các khu đô thị mới, vào quỹ. Để góp phần đầu tư kết nối HTGTĐT ngoài khu vực đô thị đó.
- Việc quy hoạch, phát triển những thành phố toàn cầu trên thế giới cho chúng ta một số bài học mà chúng ta cần nghiên cứu áp dụng cho phù hợp. Trong quá trình lập Quy hoạch chung Hà Nội đã nghiên cứu dựa trên các kinh nghiệm quy hoạch và thiết kế của mười sáu thành phố lớn trên thế giới, thuộc các khu vực Châu Á, Châu Âu, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Hoa Kỳ, có các đặc điểm tương đồng với Vùng Thủ đô Hà Nội. Các chuyên gia tư vấn đã tổng kết có 17 kinh nghiệm, trong đó kinh nghiệm về “Cơ sở vật chất đô thị lõi (Các vấn đề cơ sở hạ tầng)” là một trong bốn nhóm kinh nghiệm có liên quan đối với HTGTĐT, gồm: Xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội hiện đại; Phát triển một hệ thống giao thông công cộng và đường cao tốc; Hợp nhất thành phố bị chia cắt bởi một dòng sông; kết nối thành phố với vùng.
Giao thông vận tải là bộ phận quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, luôn phải “đi trước mở đường” tạo điều kiện cho các ngành kinh tế đất nước phát triển, đặc điểm là HTGTĐT cần phải được quan tâm từ khâu quy hoạch, đầu tư trong quá trình ĐTH. Bác Hồ đã khẳng định “…Giao thông vận tải là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trễ”.