Tên tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình giao thông. Tập 3: Sơn trong giao thông vận tải

Thứ năm, 25/07/2013 09:03
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Số tiêu chuẩn:TCVN 8785-1 ÷ 8785-14: 2011; TCVN 8786 ÷8792: 2011.

Nhà xuất bản: Giao thông vận tải.Năm 2013.Số trang: 306

Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: TCDM.1886. Thư viện KHCN - Bộ Xây dựng. 

Nội dung tài liệu:

Tập 3 gồm 21 TCVN về Sơn trong giao thông vận tải, do Viện Khoa học và công nghệ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và công nghệ công bố.

*. TCVN 8785-1 ÷ 8785-14: 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 300: 02 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1, Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Bộ TCVN 8785: 2011. Sơn và lớp phủ - Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên, gồm 14 phần:

1. TCVN 8785-1: 2011. Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại - Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên. Phần 1: Hướng dẫn đánh giá hệ sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại. (Pain and coating for metal protection – Method of tests – Exposed to weathering conditions. Part 1: Guide to assessing paint systems exposed to weathering conditions)

Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này hướng dẫn đánh giá hệ sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại thử trong điều kiện tự nhiên qua các tấm mẫu đã được sơn loại sơn thử nghiệm.

2. TCVN 8785-2: 2011. Phần 2: Đánh giá tổng thể bằng phương pháp trực quan. (Part 2: General appearance).

Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp đánh giá hình thức bên ngoài của màng sơn sau khi thử nghiệm trong điều kiện tự nhiên.

Chú thích: Cần hiểu rằng việc đánh giá này chỉ có tính tương đối vì nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố thẩm mỹ của màng sơn đối với từng người quan sát. Mục đích của phương pháp là đánh giá những khuyết tật của màng sơn mà khuyết tật này không phải là đối tượng của những đánh giá riêng lẻ khác và để đánh giá màng sơn mà một số các khuyết tật nhỏ làm ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của nó.

3. TCVN 8785-3: 2011. Phần 3: Xác định độ mất màu. (Part 3: Determination of discolouration).

Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp xác định độ mất màu có thể quan sát được, kể cả sự rám màu đồng của màng sơn thử nghiệm trong điều kiện tự nhiên.

4. TCVN 8785-4: 2011. Phần 4: Xác định độ tích bụi. (Part 4: Degree of dirt collection).

Phạm vi áp dụng:  Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp xác định bụi hoặc chất lạ có mặt trên màng sơn sau khi thử nghiệm ngoài khí quyển.

5. TCVN 8785-5: 2011. Phần 5: Xác định độ bám bụi (sau khi rửa). (Part 5: Degree of dirt retention (affter washing).

Phạm vi áp dụng:  Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp xác định bụi hoặc chất lạ có mặt trên màng sơn sau khi thử nghiệm ngoài khí quyển, không thể rửa trôi bằng nước không chứa các tác nhân tẩy rửa hóa học.

Chú thích: Thử nghiệm này có thể thực hiện trên tấm mẫu như sử dụng ở TCVN 8785-2: 2011.

6. TCVN 8785-6: 2011. Phần 6: Xác định sự thay đổi độ bóng. (Part 6: Degree of change in gloss).

Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này đưa ra hai phương pháp đánh giá sự thay đổi độ bóng của mẫu sơn sau khi thử nghiệm phơi mẫu tự nhiên, một phương pháp xác định bằng mắt và một phương pháp xác định bằng dụng cụ đo.

7. TCVN 8785-7: 2011.  Phần 7: Xác định độ mài mòn. (Part 7: Degree of erosion).

Phạm vi áp dụng:  Tiêu chuẩn này đưa ra quy trình đánh giá độ mài mòn của màng sơn sau khi thử nghiệm ngoài khí quyển bằng hai cách:

(a) Xác định độ giảm chiều dày của màng sơn trên tấm kim loại thử nghiệm, tính bằng phần trăm so với chiều dày màng sơn khô ban đầu.

(b) Xác định bằng mắt kiểm tra các dấu hiệu phơi mẫu hoặc sự lộ màu lớp bên trong do sự mài mòn lớp ngoài trên tấm nền thông qua sự tương phản màu.

Chú thích: Phương pháp (a) không áp dụng được đối với chất nền phi kim loại vì không xác định được độ dày màng sơn bằng các kỹ thuật không phá hủy.

Phương pháp (b) thường để đánh giá các màng sơn trang trí quy ước, với độ dày nhỏ hơn 100 μm trong khi đó phương pháp (a) lại phù hợp cho các lớp phủ với độ dày lớn hơn 100 μm.

8. TCVN 8785-8: 2011. Phần 8: Xác định độ rạn nứt. (Part 8: Degree of checking).

Phạm vi áp dụng:  Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp đánh giá độ rạn nứt của màng sơn sau khi được thử nghiệm phơi mẫu tự nhiên.

9. TCVN 8785-9: 2011. Phần 9: Xác định độ đứt gãy. (Part 9: Degree of cracking).

Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp xác định độ đứt gãy của màng sơn sau khi thử nghiệm phơi mẫu tự nhiên.

10. TCVN 8785-10: 2011. Phần 10: Xác định sự phồng rộp. (Part 10: Degree of blistering).

Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp xác định độ phồng rộp của màng sơn sau khi được thử nghiệm phơi mẫu tự nhiên.

11. TCVN 8785-11: 2011. Phần 11: Xác định độ tạo vảy và bong tróc. (Part 11: Degree of flaking and peeling).

Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp xác định độ tạo vảy và bong tróc của màng sơn sau khi thử nghiệm phơi mẫu tự nhiên.

12. TCVN 8785-12: 2011. Phần 12: Xác định độ phấn hóa. (Part 12: Degree of chalking).

Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp xác định độ phấn hóa của màng sơn sau khi được thử nghiệm tự nhiên.

13. TCVN 8785-13: 2011.  Phần 13: Xác định độ thay đổi màu. (Part 13: Degree of colour change).

Phạm vi áp dụng:  Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp xác định sự đổi màu của màng sơn có thể quan sát được sau khi thử nghiệm tự nhiên.

14. TCVN 8785-14: 2011. Phần 14: Xác định độ phát triển của nấm và tảo. (Part 14: Degree of fungal or algal growth).

Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này đưa ra hai phương pháp xác định độ phát triển của nấm và tảo trên màng sơn sau khi thử nghiệm tự nhiên.

*. TCVN 8786: 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 284: 02 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1, Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8786: 2011. Sơn tín hiệu giao thông – Sơn vạch đường hệ nước – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử. (Traffic paints – Road marking materials: Water-borne paint - Specification and test methods).

Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử đối với vật liệu sơn vạch đường hệ nước sử dụng để sơn vạch đường.

*. TCVN 8787: 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 283: 02 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1, Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8787: 2011. Sơn tín hiệu giao thông – Sơn vạch đường hệ dung môi - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử. (Traffic paints – Road marking materials: Solventborne paint - Specification and test methods).

Phạm vi áp dụng:  Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử đối với sản phẩm sơn vạch đường hệ dung môi sử dụng để vạch đường.

TCVN 8788: 2011. Sơn tín hiệu giao thông – Sơn vạch đường hệ dung môi và hệ nước – Quy trình thi công và nghiệm thu. (Traffic paints – Road marking materials: Solventborne and waterborne paint – Procedures construction and acceptance).

Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này áp dụng trong việc thi công (bằng phương pháp phun, lăn, quét), kiểm tra, giám sát và nghiệm thu vạch tín hiệu giao thông bằng các loại sơn tín hiệu phản quang hệ dung môi hoặc hệ nước.

*. TCVN 8789: 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 235: 97 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1, Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8789: 2011. Sơn bảo vệ kết cấu thép – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử. (Corrosion protection of steel structure and steel bridge by protective paint systems - Specification and test methods).

Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sơn và hệ sơn được sử dụng để bảo vệ kết cấu thép trong điều kiện khí hậu tự nhiên, dưới tác động thường xuyên của môi trường ăn mòn ở các mức độ khác nhau (phân loại theo ISO 12944-2).

*. TCVN 8790: 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 253: 98 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1, Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8790: 2011. Sơn bảo vệ kết cấu thép – Quy trình thi công và nghiệm thu. (Protective paint systems for steel structures - Procedures construction and acceptance).

Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc thi công (bằng phương pháp phun, lăn, quét), kiểm tra, giám sát các loại sơn bảo vệ dầm cầu thép, kết cấu xây dựng bằng thép trong điều kiện khí hậu nhiệt đới (đối với các loại sơn sử dụng) theo yêu cầu kỹ thuật bảo vệ các công trình giao thông.

Tất cả các loại sơn dùng bảo vệ cầu thép và kết cấu thép đảm bảo chống ăn mòn đối với mức độ xâm thực của môi trường tương ứng.

TCVN 8791: 2011. Sơn tín hiệu giao thông – Vật liệu kẻ đường phản quang nhiệt dẻo - Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, thi công và nghiệm thu. (Traffic paint – Thermoplastic road marking materials -  Specifications, test methods, constructions and acceptances).

Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật, các phương pháp thử cho vật liệu sơn vạch đường nhiệt dẻo, công nghệ thi công và nghiệm thu cho vật liệu kẻ đường nhiệt dẻo sử dụng làm vạch kẻ đường, gờ giảm tốc trên đường ô tô và đường cao tốc.

*. TCVN 8792: 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 301: 02 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1, Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8792: 2011. Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử mù muối. (Paint and coating for metal protection – Method of tests – Salt spray (Fog).

Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này mô tả thiết bị, quy trình và các điều kiện cần thiết để tạo ra và duy trì môi trường thử nghiệm mù muối (sương muối).

- Tiêu chuẩn này không quy định loại mẫu hay thời gian thử để đánh giá một sản phẩm cụ thể, cũng như việc giải thích về các kết quả thu được.

- Trong tiêu chuẩn này sử dụng đơn vị đo lường hệ SI.

- Tiêu chuẩn này không nêu ra tất cả các quy định về an toàn liên quan khi sử dụng. Trách nhiệm của người áp dụng tiêu chuẩn là phải sưu tầm các quy tắc an toàn, vệ sinh và định ra khả năng áp dụng các quy tắc an toàn đó.

 

Thư viện KHCN - Bộ Xây dựng.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)