Ứng dụng kỹ thuật BIM trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế

Thứ tư, 24/10/2018 14:05
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sự ứng dụng của kỹ thuật BIM trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế đã trở thành điểm nóng trong sự phát triển của ngành xây dựng hiện nay, cũng là phương hướng trong sự phát triển của ngành xây dựng trong tương lai. Cái mà kỹ thuật thiết kế lắp ghép BIM chỉ chính là chuyển các tác nghiệp tại hiện trường truyền thống sang thực hiện tại công xưởng, sau khi hoàn tất mới vận chuyển tới hiện trường thi công, căn cứ theo phương thức chính xác, đáng tin cậy đã có để thi công lắp ghép tại hiện trường, quá trình này chính là sự ứng dụng của kỹ thuật BIM trong ngành xây dựng lắp ghép tiền chế. Sự ứng dụng của kỹ thuật BIM trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế chính là ứng dụng kỹ thuật này vào trong thiết kế nhà ở, thực hiện công nghệ hóa, hình ảnh hóa, điều phối hóa.  

1. Tính cần thiết của việc ứng dụng kỹ thuật BIM

Trong trường hợp thông thường, việc thiết kế công trình nhà ở là một công trình to lớn, trong quá trình thiết kế công trình, nhân viên thiết kế cần thiết kế tới từng chi tiết để đảm bảo chất lượng của toàn bộ thiết kế công trình nhà ở. Điều này yêu cầu phải phối hợp tốt các khâu thiết kế và thi công trong mỗi một giai đoạn của nhà ở lắp ghép tiền chế, tránh sự kết nối thiếu hài hòa trong các khâu ở mỗi một giai đoạn. Nếu như trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế khâu thiết kế và khâu thi công của nhân viên thiết kế công trình không hài hòa hoặc tồn tại nhiều khác biệt sẽ trực tiếp khiến cho việc thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế không thể tiến hành bình thường, lúc này việc ứng dụng của kỹ thuật BIM trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế trở nên hết sức cần thiết. Trong quá trình thi công nhà ở truyền thống, nhân viên thi công cần nắm rõ việc lắp đặt cấu kiện của mỗi một mẫu vật phẩm, đồng thời phải căn cứ theo yêu cầu có liên quan của phụ kiện để tiến hành lắp đặt, việc thực thi quá trình này thực chất rất khó khăn, nhưng khi ứng dụng kỹ thuật BIM vào trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế thì lại giải quyết được điểm khó này, giúp quá trình thi công trở nên đơn giản hơn, nâng cao tiến độ, hiệu quả của toàn quá trình thi công, không chỉ giảm thiểu áp lực và lượng công việc cho nhân viên mà còn nâng cao hiệu quả và tính chính xác của việc thi công.

2. Ưu điểm của việc ứng dụng kỹ thuật BIM

Việc ứng dụng kỹ thuật BIM trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế không chỉ cần thiết mà còn hết sức quan trọng. Trong công trình xây dựng truyền thống, việc thiết kế, lắp đặt và thi công đều tiến hành trên bản vẽ, mức độ chính xác của nó đều chịu ảnh hưởng của quá trình nhân viên thực thi, ít nhiều đều có những sai lệch, trong khi đó việc ứng dụng kỹ thuật BIM trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế lại có thể giải quyết tốt những khó khăn này, điều này có nghĩa là việc ứng dụng kỹ thuật BIM trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế có ưu thế hơn so với việc thi công cấu kiện truyền thống, ưu thế này chủ yếu thể hiện ở việc kỹ thuật BIM thực hiện việc xây dựng công trình ảo, giải quyết những vấn đề khó tồn tại trong thiết kế công trình truyền thống, có lợi cho việc tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái ...

- Kỹ thuật BIM thực hiện xây dựng công trình ảo

Mô hình công trình ảo BIM là thực hiện xây dựng ảo trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế, sử dụng phương pháp thi công ảo.Trong thực thế, việc thi công gặp phải rất nhiều vấn đề và hiểm họa, những nhân tố này sẽ cản trở tiến độ thi công và ảnh hưởng tới công trình. Tuy nhiên, việc thực hiện xây dựng công trình ảo của kỹ thuật BIM vừa vặn giải quyết được vấn đề khó này, tiến hành thi công trong mô hình ảo, một số vấn đề và hiểm họa đều sẽ được tránh trước hoặc các phương án giải quyết đã được đưa ra từ trước, giúp tìm ra các hiểm họa và vấn đề trong thi công thực tế và giải quyết nó, đây chính là một ưu thế lớn của kỹ thuật BIM

- Kỹ thuật BIM giải quyết các vấn đề khó tồn tại trong thiết kế công trình truyền thống

Trong thiết kế công trình nhà ở truyền thống, các nhà thiết kế sẽ vẽ ra bản vẽ mặt bằng trước, sau đó là bản vẽ lập thể, quá trình này đã làm hao tổn nhiều tâm sức của người thiết kế, độ chuẩn xác của công trình cũng khiến các nhà thiết kế thận trọng. Quá trình thiết lập bản vẽ này là một quá trình phức tạp, không thể tránh khỏi những sai sót. Trong khi đó, kỹ thuật BIM lại có thể giải quyết được những vấn đề khó này, nó không đòi hỏi lãng phí sức người cho việc tạo ra bản vẽ, tiết kiệm thời gian cho nhân viên, đồng thời lại tránh được sai sót trong quá trình thiết kế, điều này đã giải quyết được các vấn đề lớn tồn tại trong thiết kế công trình truyền thống.

- Kỹ thuật BIM có lợi cho việc tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường

Hệ thống kết cấu công trình lắp ghép tiền chế chủ yếu bao gồm kết cấu bê tông chế sẵn, kết cấu thép, kết cấu gỗ …, trong đó hệ thống kết cấu bê tông chế sẵn lại bao gồm kết cấu tấm tường ngoài, kết cấu khung lắp ghép, kết cấu tường chịu lực lắp ghép, hệ thống kết cấu hỗn hợp tường chịu lực khung lắp ghép. Kỹ thuật BIM chuyển một lượng lớn các tác nghiệp tại hiện trường sang tiến hành tại công xưởng, các cấu kiện được gia công xong tại công xưởng mới được vận chuyển tới hiện trường thi công công trình, thông qua phương thức kết nối đáng tin cậy để lắp ghép tại hiện trường, thực hiện cấu kiện hóa và công nghiệp hóa việc xây dựng nhà ở, tạo nên các công trình xanh, bảo vệ môi trường, Cacbon thấp và tiết kiệm năng lượng.

3. Tính hạn chế của việc ứng dụng kỹ thuật BIM

Thiết kế nhà ở truyền thống mặc dù có rất nhiều thiếu sót và những chỗ chưa đạt yêu cầu, tuy nhiên cũng có nhiều điểm tốt. So sánh với thiết kế nhà ở truyền thống, việc ứng dụng kỹ thuật BIM trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế cũng không phải chỉ có ưu thế mà không có khuyết điểm. Tính hạn chế của việc ứng dụng kỹ thuật BIM trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế chủ yếu thể hiện ở các phương diện như hạn chế về mặt chính sách, hạn chế về hệ thống công trình và hạn chế về tiêu chuẩn.

- Sự hạn chế về mặt chính sách

Sự phát triển của mỗi một loại kỹ thuật đều không thể tách rời sự hỗ trợ của các chính sách chính phủ, nếu như không có sự hỗ trợ chính sách tương ứng thì rất khó mở ra cục diện phát triển. Hiện tại, một số quốc gia vẫn chưa có sự hỗ trợ đầy đủ đối với các doanh nghiệp, hình thức khen thưởng đơn nhất, hơn nữa không coi trọng sự phát triển ứng dụng kỹ thuật BIM trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế, mức độ tuyên truyền về kỹ thuật BIM cũng không đủ, người tiêu dùng vẫn còn hoài nghi về kỹ thuật này, chưa sẵn sàng mua nhà ở lắp ghép, điều này khiến việc ứng dụng kỹ thuật BIM chịu sự hạn chế về mặt chính sách.

- Sự hạn chế về mặt hệ thống công trình

Hệ thống công trình chưa hoàn thiện cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng hạn chế sự phát triển của việc ứng dụng kỹ thuật BIM trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế. Ví dụ, trong một công trình thi công, lần lượt giao việc thiết kế, lắp đặt, thi công cho các công ty thiết kế và doanh nghiệp thi công khác nhau, rất ít công ty hay doanh nghiệp sử dụng mô hình tổng thầu dự án, trong khi đó kỹ thuật BIM trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế có yêu cầu nhất thể hóa đối với thiết kế, lắp đặt và thi công khá cao, điều này đồng thời yêu cầu công ty tổng thầu phải có năng lực thiết kế, năng lực lắp đặt và năng lực thi công khá cao, nhưng số lượng công ty có tố chất như vậy khá ít, điều này khiến kỹ thuật BIM phải chịu hạn chế trong hệ thống công trình.

- Sự hạn chế về mặt tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn về các cấu kiện chế sẵn không thống nhất, các bộ phận thông dụng rất ít, điều này cũng là một nhân tố hạn chế trực tiếp ảnh hưởng tới việc ứng dụng kỹ thuật BIM trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế.

4. Tổng kết

Việc ứng dụng kỹ thuật BIM trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế là cần thiết khi nó đóng vai trò là một loại kỹ thuật mới, hơn nữa việc ứng dụng kỹ thuật BIM thực hiện việc xây dựng công trình ảo, giải quyết những vấn đề khó trong thiết kế công trình truyền thống, có lợi cho việc tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, song song với những ưu thế trên, việc ứng dụng kỹ thuật BIM trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế chịu hạn chế bởi các nhân tố như chính sách, hệ thống công trình, tiêu chuẩn cấu kiện chế sẵn …

 


Nguồn: TC Xây dựng và Kiến trúc, số 6/2018
ND: Kim Nhạn 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)