UBND TP. Hồ Chí Minhđang đề nghị Chính phủ được điều chỉnh quy hoạch hệ thống đường trên caotại thành phố nhằm giảm khối lượng bồi thường giải phóng mặt bằng, giảmthiểu ảnh hưởng đến quy hoạch xây dựng của các quận mà tuyến đi qua,đồng thời rút ngắn chiều dài toàn tuyến.
Hệ thống đường trên cao sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông tại TP. Hồ Chí Minh
Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, thành phố sẽ xây dựng 4 tuyến đường trên cao liên thông với nhau để giải quyết giao thông trực tuyến ở các trục có lưu lượng giao thông lớn.
Báo cáo của UBND TP. Hồ Chí Minh phân tích, việc điều chỉnh hướng tuyến đối với tuyến đường trên cao số 2 và số 4 sẽ giảm khối lượng bồi thường giải phóng mặt bằng, giảm thiểu ảnh hưởng đến quy hoạch xây dựng của các quận mà tuyến đi qua, đồng thời làm rút ngắn chiều dài tuyến và thuận lợi cho công tác tổ chức thi công sau này.
Do vậy, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan xem xét việc điều chỉnh quy hoạch hệ thống đường trên cao, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4 tuyến đường trên cao tại TP. Hồ Chí Minh bao gồm: + Tuyến 1: từ nút giao Cộng Hoà theo đường Cộng Hoà - Bùi Thị Xuân - kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và tiếp đất tại đường Nguyễn Hữu Cảnh. + Tuyến 2: từ điểm giao với tuyến số 1 tại đường Tô Hiến Thành nối dài theo đường Tô Hiến Thành - Lữ Gia - Bình Thới - Lạc Long Quân - đường số 3 - đường vành đai 2. + Tuyến 3: từ điểm giao với tuyến số 2 tại đường Tô Hiến Thành theo đường Lê Hồng Phong nối dài - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Văn Cừ nối dài - Lê Văn Lương - Nguyễn Văn Linh. + Tuyến 4: từ nút giao thông Bình Phước theo quốc lộ 13 vượt sông Sài Gòn - đường Vườn Lài - Nguyễn Xí - Đinh Bộ Lĩnh - Điện Biên Phủ nối vào tuyến số 1.
|
Theo : www.chinhphu.vn