• Giao thông xanh thông minh đang là một xu hướng, khái niệm mới và là mục tiêu thực tiễn thích ứng với xu thế phát triển môi trường sống, định hướng bởi giao thông công cộng, kết hợp giữa phát triển môi trường sinh thái và phát triển đô thị với công nghệ kỹ thuật cao. Bài viết đề xuất giải pháp quy hoạch giao thông xanh và thông minh có thể áp dụng cho các thành phố tại Việt Nam.

  • Trong những năm gần đây, với việc tích hợp thực hiện chuyển đổi số trong ngành Xây dựng, mô hình thông tin công trình (Building Information Modeling - BIM) đã được áp dụng và ngày càng trở nên phổ biến, đem lại hiệu quả tích cực trong triển khai dự án đầu tư xây dựng. Bài viết chủ yếu đề cập đến lợi ích khi áp dụng BIM, một số vấn đề gây trở ngại và phương pháp áp dụng để tăng hiệu quả đối với công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng.

  • Thị trường bất động sản (BĐS) có vai trò tối quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, từ năm 2022 cho đến nay, tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, hậu quả của đại dịch Covid-19, cùng những khó khăn nội tại trong nước đã khiến thị trường BĐS Việt Nam rơi vào trạng thái trầm lắng, nhiều doanh nghiệp địa ốc lâm vào tình cảnh khó khăn nhất là nguồn vốn, thanh khoản và thủ tục pháp lý.

  • Hiện nay, tại các địa phương ở Việt Nam, mỗi tỉnh/thành đang từng bước xây dựng “đô thị thông minh” của mình theo những tiêu chí, trong lĩnh vực khác nhau, tùy thuộc quy mô, tính chất đô thị, điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội, mức độ đầu tư mong muốn và các vấn đề đô thị phải đối mặt. Bên cạnh đó, những chính sách của Chính phủ đối với xây dựng đô thị thông minh hiện còn thiếu các nghiên cứu và hướng dẫn cụ thể. Để triển khai chiến lược phát triển đô thị thông minh, hệ thống chính quyền đô thị cần phải có đủ năng lực, trình độ và hiểu biết để trước hết tham gia xây dựng các đề án, chương trình phát triển đô thị thông minh, sau là quản lý vận hành kiểm soát có hiệu quả tiến trình xây dựng đô thị thông minh trong tương lai

  • Tóm tắt:

    Việc xây dựng định mức bảo trì hàng năm trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình nhằm tiêu chuẩn và nhu cầu thực tiễn để nâng cao hiệu quả khai thác, phục vụ và duy trì, nâng cao tuổi thọ của công trình. Làm căn cứ để xây dựng phương án giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Bài viết nghiên cứu xây dựng định mức bảo trì hàng năm làm căn cứ để nghiệm thu, thanh quyết toán chi phí quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cho các đơn vị, cá nhân khi hoàn thành nhiệm vụ được giao, thuê khoán trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

  • Tại Việt Nam, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng hiện nay đang đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước nhiều vấn đề khó giải quyết. Quỹ đất bề mặt tại các đô thị trong cả nước, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…ngày càng cạn kiệt, dẫn tới tình trạng xây dựng đô thị thiếu quy củ, giao thông tắc nghẽn, ngập úng, các khu vực chức năng đô thị, các khu sinh thái ngày càng bị thu hẹp… Một nguyên nhân quan trọng là do các cơ quan quản lý đô thị thường chỉ tập trung phát triển trên bề mặt mà chưa coi trọng khai thác, sử dụng và phát triển không gian ngầm đô thị. Công trình ngầm thường phát triển sau sự phát triển của các công trình trên mặt đất, đô thị càng hiện đại, không gian ngầm càng khai thác nhiều hơn và sâu hơn. Song cho đến nay sự phát triển không gian ngầm đô thị ở nước ta chưa đồng bộ, chưa có sự tham gia liên ngành. Thêm vào đó, kinh nghiệm trong quy hoạch, xây dựng và phát triển không gian ngầm, đô thị ngầm còn thiếu và hạn chế. Thực tế, các đô thị mới chỉ tập trung đầu tư, xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị. Không gian giao thông ngầm mới chỉ quan tâm tới một số công trình bãi đỗ xe ngầm, hầm giao thông qua nút, hầm cho người đi bộ. Còn các công trình công cộng ngầm, tàu điện ngầm… mới bước đầu hình thành tại các đô thị lớn, còn lại cơ bản chưa được đầu tư và khai thác sử dụng.

  • Phát triển không gian ngầm mang lại những lựa chọn tốt hơn trong phát triển đô thị và là xu hướng phát triển trong tương lai nhằm tối ưu hóa tài nguyên đất, mức độ sử dụng đất để đạt được những mong muốn phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch và phát triển không gian ngầm dù ở giai đoạn tiền phát triển, phát triển và sau phát triển, những yếu tố tác động khác nhau sẽ ảnh hưởng đến các quyết định đưa ra liên quan đến phát triển không gian ngầm. Các yếu tố tác động quan trọng cần được xem xét kỹ hơn bao gồm: Các yếu tố về địa chất, kỹ thuật, an toàn và tâm lý, pháp lý và hành chính cũng như kinh tế. Trong số các yếu tố trên, bài viết tập trung về mặt pháp lý. Việc xem xét khía cạnh pháp lý để xác định các vấn đề và giải pháp liên quan đến quy hoạch tổng thể không gian ngầm, đầu tư, bảo vệ môi trường và trách nhiệm pháp lý trong xây dựng đảm bảo việc phát triển không gian ngầm không gây ra các vấn đề trong tương lai.

  • Đô thị hóa và phát triển đô thị trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ đô thị hóa xác định theo địa bàn có chức năng đô thị đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên 40,5% năm 2021. Không gian đô thị được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiệu quả hơn; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được nâng cao. Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng ở mức cao, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước. Bước đầu đã hình thành cực tăng trưởng kinh tế và trung tâm đổi mới sáng tạo; khoa học, công nghệ; giáo dục, đào tạo tại các đô thị lớn, nhất là tại Thủ đô Hà Nội và TP.HCM.

     

  • Hiện nay, môi trường sống ở mọi nơi, nhất là tại các thành phố lớn, đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đó là mối quan tâm lo lắng không chỉ ở Việt Nam mà của mọi quốc gia trên thế giới. Ô nhiễm môi trường đang làm giảm chất lượng sống của toàn bộ cộng đồng và làm biến đổi các đặc điểm thiên nhiên cơ bản, đe dọa tính sống còn của hệ sinh thái địa cầu.

  • Đô thị hóa là quá trình phát triển “tự nhiên” không gian sống của con người sau cách mạng công nghiệp. Các cuộc di dân từ vùng nông thôn đến các đô thị lớn là xu hướng trong các thập kỷ vừa qua. Nhu cầu về một môi trường sống hiện đại, đầy đủ tiện ích và chất lượng cao hơn là điều mọi người dân đều hướng tới. Sự gia tăng dân số không ngừng và giá trị bất động sản mang đến cho nền kinh tế đã tạo ra sự “quá tải” đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với các đô thị lớn hiện nay. Và khi con người đã chiếm lĩnh toàn bộ không gian trên mặt đất, nhu cầu khai thác các không gain dưới mặt đất (không gian ngầm) sẽ trở thành mục tiêu hàng đầu của các đô thị lớn (siêu đô thị).

  • Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong quy hoạch xây dựng đến nay đã đạt được những thành tựu nhất định. Mặc dù đã có một số văn bản của nhà nước đề cập đến một số tiêu chí về hệ thống thông tin địa lý GIS nói chung nhưng đến nay chưa có một quy định tổng thể về hệ thống thông tin địa lý của ngành xây dựng. Việc nghiên cứu và xác định các tiêu chí về cơ sở dữ liệu GIS là thiết thực bao gồm các tiêu chí về dữ liệu nền địa lý, chỉ tiêu không gian của dữ liệu và lớp thông tin dữ liệu.

Tìm theo ngày :