• Thúc đẩy liên kết phát triển vùng đô thị (VĐT) là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai. Bài viết này hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết về phát triển liên kết vùng đô thị, tổng quan chính sách phát triển VĐT của Thái Lan, Nhật Bản và một số quốc gia ở Châu Âu. Những thành công trong phát triển vùng của Bangkok song hành cùng những hạn chế rất tương đồng với bối cảnh chính sách quy hoạch phát triển Vùng TP.HCM cần được xem xét và cân nhắc để tránh theo vết xe đổ. Những chính sách phát triển đô thị hiện đại của các quốc gia phát triển như Nhật Bản, các quốc gia Châu Âu đều là những bài học cho quy hoạch phát triển Vùng TP.HCM hướng tới một tầm cao mới. Bài viết cũng đã đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam nhằm thúc đẩy liên kết phát triển VĐT trong tương lai.

  • Quy hoạch đô thị và thị trường bất động sản

    Quy hoạch đô thị là hoạt động mà tổ chức các không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị, hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở…là những không gian tạo ra môi trường sống xung quanh của người dân trong đô thị. Tất cả các chỉ số này đều được thể hiện trên đồ án quy hoạch.

  • Có 2 loại công cụ để thực hiện quy hoạch vùng là đồ án quy hoạch vùng, chính sách phát triển vùng và công cụ quản lý phát triển. Chính sách phát triển vùng nói chung là kết hợp giữa quan điểm về KT-XH với xác định vị trí cụ thể trên lãnh thổ. Công cụ quản lý phát triển bao gồm: vành đai xanh, hạn chế phát triển, kiểm soát tốc độ tăng trưởng, ranh giới phát triển đô thị, khu vực cung cấp dịch vụ hạ tầng cho các giai đoạn phát triển… Công cụ tài chính bao gồm: thuế, phí nhằm tạo động lực từ các hoạt động phát triển vùng. Đây là công cụ nhà nước để yêu cầu đóng góp chi phí chung của phát triển hạ tầng khung hoặc làm giảm nhẹ những tác động tiêu cực trong quá trình thực hiện quy hoạch gây tác động (Evan-Cowley, 2006). Công cụ này được thể hiện trong hệ thống quy hoạch vùng, một mặt nhằm tạo điều kiện phát triển điều kiện thị trường, một mặt khuyến khích và thu hút những hoạt động phát triển mong muốn tại những khu vực chiến lược do quy hoạch xác định (Tiesdell và Allmendinger 2005). Những công cụ đó bao gồm ưu đãi cho dự án tái thiết nhằm tái cấu trúc đô thị đồng thời đảm bảo những phát triển thiết bền vững được xử lý (McCarthy,2002). Quỹ bảo tồn di sản kiến trúc đô thị nhằm tạo ra cơ chế ưu đãi cho xã hội để bảo tồn và giảm nhẹ hoặc loại bỏ tác động tiêu cực và hướng tới phát triển phù hợp được khuyến khích (Pruetz and Standrige,2008).

  • Năm 1922, Raymond Unwinn công bố cuốn sách “Thực tiễn quy hoạch đô thị”, đặt cơ sở nền móng cho lý thuyết thành phố vệ tinh. Lý luận này là cơ sở cho việc thiết lập một mạng lưới các thành phố nhỏ bao quanh một thành phố lớn với mục tiêu phân tán dân cư tại đô thị lớn tạo điều kiện sống tốt hơn cho người dân đô thị.

  • Sự phát triển, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông không chỉ góp phần tạo nên bộ mặt đô thị khang trang, hiện đại mà còn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản, quy hoạch, định hướng đầu tư, xây dựng các tuyến đường mới hay cải tạo, nâng cấp các tuyến đường cũ là sự thúc đẩy các cơ hội mới cho BĐS mới. Trong những năm trở lại đây, do tình trạng quá tải về quỹ đất và ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, xu hướng phát triển giao thông xanh - thông minh đang là hướng đi đúng đắn để tạo ra sự bền vững. Bài viết đề cập các khía cạnh trong phát triển giao thông xanh - thông minh tác động đến thị trường bất động sản tương lai, gợi ra những hướng đầu tư BĐS mới, những cơ hội đón đầu cho các nhà đầu tư.

  • Phát triển đô thị xanh - xu thế thời đại

    Đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng khiến Việt Nam phải đối mặt với bài toán khó về phát triển đô thị và đảm bảo môi trường sống bền vững.

  • Các nền kinh tế tại Châu Á đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự gia tăng nhanh chóng tốc độ đô thị hóa tại các thành phố lớn. Cũng nhờ sự phát triển đó mà thị trường bất động sản có thể đem lại nhiều cơ hội về nhà ở cũng như phục vụ các nhu cầu thương mại, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân đô thị. Thách thức đặt ra là làm sao để đảm bảo được sự hòa hợp giữa hệ sinh thái tự nhiên với không gian đô thị. Trong bối cảnh đó, một số thành phố tại Châu Á đã sớm tiên phong trong việc tìm ra lối đi để chung sống hòa hợp với thiên nhiên.

  • Quy hoạch phát triển không gian vùng đô thị đang là một xu hướng diễn ra tại các nước có tốc độ phát triển đô thị nhanh như tại Việt Nam, do các ưu điểm mà mô hình này đem lại trong việc kiểm soát phát triển đô thị tại các khu vực ngoại vi các đô thị lớn. Bên cạnh ý nghĩa trên, quy hoạch các đô thị vệ tinh còn tạo điều kiện cho phát triển các khu đô thị, nhà ở mới có hạ tầng đồng bộ và chất lượng môi trường sống tốt hơn so với các khu vực trung tâm đô thị. Phát triển các đô thị vệ tinh còn giúp thị trường bất động sản có dư địa phát triển mới do đáp ứng được các tiêu chí về giá thành, chất lượng môi trường phù hợp với xu thế sống và làm việc mới hiện nay đó là làm việc từ xam, làm việc tại nhà và sử dụng ngày càng phổ biến thương mại điện tử với sự hỗ trợ của công nghệ tin học và cuộc cách mạng 4.0

  • Vai trò của nhà ở xã hội đối với thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung trong bối cảnh mới

    Khi nền kinh tế suy thoái, cần kích cầu vào những thị trường tạo ra nhiều sự chuyển biến dây chuyền nhất. Trong bối cảnh thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh hiện nay, thị trường nói chung suy giảm, thì việc phát triển loại hình nhà ở xã hội cũng có thể coi là sẽ kích cầu thị trường.

  • Ứng phó với đại dịch Covid-19, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp y tế, khai báo, giãn cách xã hội… thì việc cần thiết là tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho người dân, đáp ứng việc thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc của cộng đồng. Theo đó, công tác nghiên cứu, đánh giá và xem xét lại cấu trúc đô thị là một trong những nội dung quan trọng, nhằm tái thiết lại hạ tầng, không gian công cộng, cây xanh, hướng đến nâng cao sức khỏe người dân. Bài viết nhằm tổng hợp một số xu hướng xây dựng, điều chỉnh đô thị nhằm ứng phó với Đại dịch Covid-19 mà hiện nay đang được nhiều nước trên thế giới khuyến khích như: Compact City, SuperBlocks, 15-Minute City, and Car-Free City. Tuy nhiên, để xây dựng các mô hình trên, các nhà nghiên cứu đô thị cũng khuyến khích về việc bổ sung Chính sách, nguồn vốn và Vai trò Chính phủ nhằm hướng đến xây dựng khối liên minh, hỗ trợ nhau trong xây dựng môi trường sống bền vững, cộng đồng địa phương nhưng liên kết quốc tế.

  • Hầu hết các nền quy hoạch trên thế giới đều có sử dụng chính sách ranh giới phát triển đô thị như một hình thức can thiệp để ngăn chặn sự phát triển tràn lan.

Tìm theo ngày :