TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KỸ THUẬT XI MĂNG: Địa chỉ tin cậy đào tạo nguồn nhân lực mới cho ngành Xi măng

Tuesday, 11/17/2009 00:00
Acronyms View with font size
Trải qua hơn 10 năm từ ngày thành lập(18/1/1999), Trường Trung cấp nghề kỹ thuật Xi măng (TCNKTXM) thuộc TCty Côngnghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) đã đào tạo được hơn 5.000 học sinh, gồm hệ dàihạn, ngắn hạn và bổ túc nâng bậc cho các Cty xi măng trên địa bàn cả nước. Cácnghề chủ yếu của Trường là: Vận hành thiết bị sản xuất xi măng; sửa chữa thiếtbị cơ khí, thiết bị điện xi măng; phân tích thí nghiệm cơ lý - hoá xi măng;thiết bị khai thác mỏ nguyên liệu; vận hành thiết bị bao bì; vận hành thiết bịcầu trục, cần trục.

Quan sát mô hình sản xuất xi măng.

Trong công tác dạy nghề, Trường có những thuận lợi cơ bản như: Học sinh được tuyển vào Trường hầu hết là học sinh thuộc các dự án trong và ngoài VICEM. Bên cạnh đó, hàng năm Bộ Xây dựng, đơn vị chủ quản cấp ngân sách Nhà nước để đào tạo công nhân kỹ thuật bổ sung thay thế số công nhân về hưu, nghỉ chế độ cho các nhà máy xi măng. Học sinh được đào tạo theo đúng nhu cầu sử dụng lao động của DN về ngành nghề, theo công nghệ và thiết bị thực tế của dây chuyền sản xuất. Học sinh được thực hành, thực tập tại cơ sở sản xuất của TCty do các cán bộ kỹ sư, công nhân lành nghề hướng dẫn… Đó chính là thế mạnh của học sinh khi được tuyển vào học tại Trường TCNKTXM - một trường dạy nghề chuyên ngành của VICEM nằm trong hệ thống dạy nghề quốc gia.

Phát huy thế mạnh của Trường, cán bộ giáo viên (CBGV), công nhân viên, học sinh đã vượt lên khó khăn về nhiều mặt, không ngừng dạy tốt và học tốt, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng thương hiệu trường. Để đạt được mục tiêu này, giải pháp đầu tiên của Trường là xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chuyên môn. Cụ thể là: Trong công tác giảng dạy, giáo viên luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề, thực hiện đúng, đủ giờ lên lớp, soạn bài chuẩn bị đồ dùng giảng dạy, kiểm tra bài học, chấm điểm thường xuyên định kỳ theo đúng quy định. Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2008 đến nay, Ban Giám hiệu Trường đã giao nhiệm vụ cụ thể cho CBGV tham gia giảng dạy, kèm cặp nâng bậc tại Trường và tại các Cty xi măng, Cty bao bì thuộc VICEM. Học sinh thực tập ở các Cty thành viên đều có giáo viên quản lý, hướng dẫn. Giáo viên chủ nhiệm luôn bám sát lớp, duy trì tổ chức sinh hoạt lớp mỗi tuần một buổi, có nhận xét đánh giá phân loại học sinh trong tháng và sau mỗi học kỳ báo cáo với Ban Giám hiệu Trường. Về phía lãnh đạo Trường, tăng cường công tác kiểm tra nội dung giáo án và thời gian giảng dạy của giáo viên, yêu cầu giáo viên đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy theo phương pháp mới, lấy học sinh làm trung tâm, kết hợp sử dụng trang thiết bị giảng dạy và các đồ dùng dụng cụ học tập. Riêng năm 2008, Trường đã tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về thiết bị và công nghệ xi măng; quy chế thi kiểm tra, tham gia xây dựng chương trình khung nghề sản xuất xi măng; tiếp tục rà soát chỉnh sửa đề cương giáo trình cho phù hợp với chương trình trung cấp nghề. Việc động viên CBGV đăng ký tự học để nâng cao trình độ sau đại học hoặc đại học chuyên ngành khác được nhiều CBGV tự giác tham gia nhiệt tình, mang lại hiệu quả tốt cho công tác giảng dạy. Công tác hội giảng, hội thảo, biên soạn giáo trình của Trường từng bước đi vào nền nếp, đánh giá được thực chất về năng lực, trình độ của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh.

Cùng với công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, công tác thực tập được Trường thường xuyên coi trọng, nhằm trang bị cho học sinh kiến thức thực tế và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng thao tác thuần thục, khẳng định được vai trò của mình trong công việc được phân công. Đó chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay, trong chương trình đào tạo của Trường có 3 giai đoạn thực tập: Thực tập cơ bản, được thực hiện tại xưởng trường; thực tập chuyên môn, được thực tập tại cơ sở sản xuất và thực tập tốt nghiệp là thực tập sản xuất tại cơ sở sản xuất. Mỗi giai đoạn thực tập đều có mục tiêu, đề cương phù hợp ngành nghề. Trường đào tạo 6 nghề chuyên ngành nhưng riêng đối với nghề vận hành thiết bị sản xuất xi măng và nghề vận hành sản xuất bao bì là có số lượng đào tạo nhiều nhất. Việc thực tập hai nghề trên được đầu tư về thời gian cũng nhiều hơn. Tiếp đó là nghề sửa chữa thiết bị cơ khí, thiết bị điện xi măng và nghề thí nghiệm cơ lý - hoá xi măng. Để công tác thực tập ngày càng tốt hơn, Trường đã thành lập Phòng Quản lý thực tập. Mỗi ngành có 2 giáo viên thì bố trí 1 giáo viên cho Phòng Quản lý thực tập làm nhiệm vụ lên kế hoạch, tìm hiểu thực tế, trở thành giáo viên hướng dẫn thực tập, đồng thời vẫn dành thời gian tham gia giảng dạy lý thuyết tại Trường khi cần thiết. Đội ngũ cán bộ quản lý thực tập hàng tháng có mặt tại các cơ sở thực tập ít nhất là 2 tuần để giải quyết mọi thủ tục, nội dung hướng dẫn học sinh thực tập và kết hợp với cơ sở tổ chức thi thực tập chuyên môn và thực tập tốt nghiệp cho học sinh. Với cách thực tập được coi trọng đưa lên hàng đầu như vậy, Trường đã thực sự dạy nghề cho học sinh tại nơi sản xuất bằng cách “cầm tay dạy nghề”. Qua thực tế cho thấy, nếu như Nhà trường không có sự đầu tư xứng đáng cho các loại hình thực tập trong thời gian qua thì không thể có nguồn nhân lực chất lượng tốt.

Kết quả công tác dạy nghề của Trường là từ 10 năm qua, hàng nghìn học sinh tốt nghiệp ra trường đã và đang phục vụ tại các nhà máy sản xuất xi măng trên khắp cả nước. Học sinh trở thành người thợ từ trong Nhà trường. Khi về cơ sở sản xuất được bố trí ngay trong dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thành công này đã nói lên sự cố gắng vượt bậc của tập thể lãnh đạo, CBGV, công nhân viên, học sinh Trường TCNKTXM đã đóng góp vào sự phát triển chung của ngành Xi măng. Từ đó, Trường ngày càng phát huy được hiệu quả, khẳng định được thương hiệu của mình, trở thành địa chỉ tin cậy về đào tạo nguồn nhân lực cao cho ngành Xi măng. Thành công trên còn có sự đóng góp quan trọng không nhỏ của các Cty, xí nghiệp thành viên trong việc gửi học sinh về Trường đào tạo và hỗ trợ, tạo điều kiện cho học sinh có nơi ăn, ở, thực tập để thực hành rèn luyện tay nghề. Đây không những thể hiện trách nhiệm mà còn là tình cảm của các Cty, xí nghiệp thành viên trong mái nhà chung Xi măng Việt Nam đã dành cho Trường.

Để tiếp tục hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao, Trường đã có phương hướng đào tạo năm 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Từ nay đến năm 2010, Trường tập trung vào công tác xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật sản xuất xi măng cho các dự án xi măng trong cả nước, coi trọng hệ trung cấp nghề, sơ cấp nghề và tiến tới tuyển sinh đào tạo hệ cao đẳng nghề. Công tác liên kết đào tạo với các trường cao đẳng dạy nghề trên địa bàn, trong toàn quốc và một số trường đại học mở lớp học tại chức các ngành nghề phục vụ ngành Xi măng sẽ tiếp tục tăng cường, mở rộng. Trường cũng đang đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mang tính đồng bộ để phục vụ dạy và học, nâng cao đời sống sinh hoạt cho CBGV, công nhân viên và học sinh. Đồng thời, tạo mọi điều kiện cho CBGV tham gia các khoá học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, kiến thức quản lý, các chương trình hội thảo cấp TCty và các khoá học cao học… Một việc làm đang mở ra sự phát triển dạy và học trước mắt cũng như lâu dài là Trường vừa hoàn thành 2 đề án: Biên soạn giáo trình và thành lập Trung tâm Dịch vụ đào tạo. Mục tiêu cốt lõi của 2 đề án này nhằm tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực mới và khai thác, mở rộng nguồn đào tạo, ngành đào tạo của Trường. Tất cả những công việc trên sẽ tạo thêm thuận lợi để Trường tiếp tục triển khai xây dựng đề án nâng cấp thành trường cao đẳng nghề trình lãnh đạo cấp trên phê duyệt.


Theo Báo Xây dựng điện tử

Search by :

Rating

(Hover on the star to select points)