• Tốc độ đô thị hóa trên toàn thế giới đã tăng đáng kể, từ 10% năm 1900 lên đến 55% năm 2018 và dự kiến đạt 68-75% vào năm 2050 (Ban Dân số Liên hợp quốc, 2018). Xu hướng đô thị hóa toàn cầu này không chỉ dẫn đến mức tiêu thụ năng lượng và nguồn nước cao hơn, gây nên nhiều thách thức về sinh thái và môi trường, tác động sâu sắc đến phúc lợi xã hội và tính bền vững của các khu vực, mà còn làm thay đổi lối sống, thói quen của người dân, đặc biệt trong xu hướng đô thị hóa toàn cầu như vậy thì công tác quản lý đô thị trở nên phức tạp rất nhiều. Để giải quyết vấn đề này, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, trong đó có trí tuệ nhân tạo (AI) đã có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hỗ trợ các chuyên gia để quản lý đô thị một cách hiệu quả hơn. Trí tuệ nhân tạo có thể nâng cao hiệu suất trong việc phân bổ tài nguyên, cung cấp các dịch vụ đô thị, duy trì cơ sở hạ tầng đô thị và đảm bảo an ninh công cộng trong đô thị.

  • Tóm tắt: Ngoài các vật liệu nhẹ trong tự nhiên, hiện nay, người ta còn sử dụng các loại đất sét, đất nung để xử lý kết cấu trong xây dựng. Đối với đô thị hiện đại người ta càng quan tâm đến yếu tố bảo tồn môi trường, sử liệu các vật liệu tự nhiên như một phần không thể thiển trong không gian kiến trúc của một tòa nhà. Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về một số loại vật liệu đất & các phương pháp thí nghiệm đảm bảo chất lượng xây dựng.

  • Cơ sở hạ tầng xanh được coi là dịch vụ có giá trị mà thiên nhiên mang lại cho môi trường sống của con người. Ở quy mô quốc gia hay khu vực, mạng lưới hệ thống công viên và hành lang cho hệ sinh vật được kết nối với nhau bảo tồn chức năng sinh thái, quản lý nước, cung cấp môi trường sống cho hệ sinh vật và tạo sự cân bằng giữa môi trường tự nhiên và nhân tạo. Với quy mô đô thị, lâm nghiệp đô thị thì hạ tầng xanh là phương tiện giảm chi phí sử dụng năng lượng, quản lý nước mưa và điều hòa vi khí hậu. Ở tất cả các quy mô, cơ sở hạ tầng xanh thực sự mang lại lợi ích về sinh thái, kinh tế và xã hội.

  • Tóm tắt: Mô hình thông tin công trình (Building Information Modeling - BIM), là một tiến trình tạo dựng và sử dụng mô hình kỹ thuật số giàu dữ liệu để cho phép các bên liên quan hợp tác thiết kế, thi công và vận hành công trình xây dựng. BIM là công cụ đắc lực giúp tự động hóa việc bóc tách khối lượng một cách nhanh chóng và chính xác, loại bỏ được những sai sót do chủ quan của người đo bóc. BIM còn hỗ trợ cho việc kiểm soát chi phí trong suốt thời gian thi công. Những đối tượng, cấu kiện, khu vực đã thi công xong sẽ được thể hiện trên mô hình, đồng thời dòng tiền của dự án cũng được cập nhật theo tiến độ của dự án. Bài viết nghiên cứu việc ứng dụng 5D BIM trong đo bóc khối lượng và xác định chi phí xây dựng công trình.

  • Tóm tắt: Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - siêu đô thị đang hướng tới một đô thị thông minh, sáng tạo, xanh và phát triển bền vững; tuy nhiên lại đang đối mặt với diễn biến thay đổi khí hậu ngày càng nhanh và phức tạp. Các chuyển biến khó lường của khí hậu tại thành phố này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển đô thị. Cây xanh và các mảng xanh đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt các tác động xấu của biến đổi khí hậu lên đô thị. Vì vậy, việc phát triển và quản lý một hệ xanh đô thị để xác định mục tiêu và kế hoạch quản lý, hướng đến một hệ thống xanh bền vững.

  • Vấn đề phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm với những chỉ đạo sát sao và quyết liệt. Để có những căn hộ giá rẻ, phù hợp với nhu cầu của công nhân và người lao động ngoài những chính sách ưu đãi của Nhà nước, còn cần sử dụng các loại vật liệu phù hợp vừa đảm bảo độ bền, tiết kiệm năng lượng và hạ giá thành công trình.

  • Xu hướng công nghệ tạo ra nhiều sự thay đổi nhanh chóng trong mô hình kinh doanh bất động sản (BĐS) và tạo cơ hội phát triển của các công ty bất động sản tại Việt Nam. Các công nghệ được phát triển dựa trên nền tảng cải tiến về tốc độ và độ chính xác của đường truyền internet, những giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí và tăng khả năng thuận lợi trong kinh doanh. Việc triển khai ProTech tại Việt Nam có độ trễ so với lịch sử phát triển và các giai đoạn phát triển của ProTech trên thế giới, nhất là trong giai đoạn ban đầu do yếu tố công nghệ và thông tin. 

  • Thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ cháy lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến dư luận trong nước quan tâm hơn đến công tác PCCC, đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước cũng tăng cường kiểm tra, siết chặt việc chấp hành quy định an toàn PCCC. Bên cạnh các ý kiến ủng hộ việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, đúng quy định với tinh thần thượng tôn pháp luật, để công tác PCCC phải lấy phòng là chính thì còn nhiều ý kiến trái chiều cho rằng “Việt Nam là một nước đang phát triển, nhưng quy định PCCC còn cao hơn nhiều nước phát triển, có thể nói, quy định PCCC của Việt Nam đang gần như cao nhất thế giới”; “Quy định PCCC của chúng ta có nhiều điểm tương đồng với Mỹ, nhưng thêm thắt thêm nhiều quy định, khiến cho quy định này còn cao hơn Mỹ”; “Nhiều quy định mới về phòng cháy chữa cháy được giới doanh nghiệp đánh giá là vượt cả nước phát triển. Yêu cầu an toàn PCCC là bắt buộc nhưng cũng phải tính mức độ khả thi, an toàn mà không có tính khả thi thì làm khó doanh nghiệp và người dân!”

  • Bài viết khái quát những giá trị lịch sử và đương đại của mô hình nhà ở XHCN - các Khu tập thể được xây dựng ở Hà Nội và các TP lớn của miền Bắc trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung bao cấp (1960-1985). Đó là: (1) Giá trị xã hội - nhân văn, thể hiện ở chính sách nhà ở như một quyết tâm chính trị của nhà nước, nhằm cung cấp nhà ở cho người lao động trong thời kỳ này; (2) Giá trị kiến trúc - quy hoạch, với dấu ấn của trào lưu kiến trúc hiện đại từ châu Âu qua Liên Xô đến Việt Nam, đánh dấu một giai đoạn trong lịch sử kiến trúc - quy hoạch nhà ở đô thị Việt Nam; (3) Chủ nghĩa quốc tế với nhiều dự án của các nước XHCN hỗ trợ Việt Nam xây dựng các đô thị, trong đó có các Khu nhà ở tập thể; (4) Giá trị xã hội - văn hóa, thể hiện ở lối sống đô thị đặc thù của cư dân các KTT, với tính gắn kết cộng đồng truyền thống như một di sản và những hoài niệm; (5) Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi trên trên thị trường nhà đất hiện nay, trong bối cảnh thị trường nhà ở và BĐS hiện nay.

  • Những năm gần đây, lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung có những bước phát triển đáng kể, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế từng quốc gia. Mỗi quốc gia lại có một hệ thống pháp luật đất đai và BĐS riêng. Trong việc tìm hiểu các mô hình tiếp cận quyền sử dụng đất của nhà đầu tư BĐS có lẽ nên bắt đầu với sự phân chia nhóm, nhóm các quốc gia công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai và nhóm các quốc gia không công nhận sở hữu tư nhân về đất đai, mà Việt nam là quốc gia điển hình. Việc xem xét ở góc độ tổng thể mô hình các quốc gia này để từ đó có cái nhìn so sánh giúp phân tích tốt hơn bối cảnh pháp lý của Việt Nam hiện nay về quyền tiếp cận quyền sử dụng đất của nhà đầu tư BĐS từ đó có các đề xuất nhằm cải thiện hơn nữa việc thực thi các quyền này trên cơ sở đảm bảo lợi ích của các bên có liên quan.

  • Phát triển đô thị thông minh là một trong những động lực quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập cao vào năm 2045. Đồng thời, xây dựng phát triển đô thị thông minh cũng nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hiện nay, các địa phương đang chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực nhằm góp phần nâng cao cuộc sống của người dân, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền địa phương nơi đó… Có thể nói, xây dựng đô thị thông minh trong bối cảnh đô thị hóa và chuyển đổi số một cách mạnh mẽ như hiện nay là một trong những giải pháp giúp sớm đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

<<1...3456...346>>
Tìm theo ngày :