• Tóm tắt: Trong những năm gần đây, một nhóm phân khúc nhà ở có giá bình dân hay giá phải chăng dần được chú ý hơn trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của đại đa số người dân có thu nhập ở mức trung bình và cận trung bình, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt nhà ở cho đối tượng này. Trên thế giới, loại hình nhà ở này được gọi với thuật ngữ affordable housing và được đưa vào các quy định cũng như chính sách phát triển nhà ở tại nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có định nghĩa hay quy định rõ ràng và chính thức về “nhà ở bình dân”. Tên gọi của loại nhà này ở Việt Nam cũng chưa thống nhất, có những tên gọi tương tự như “nhà ở giá rẻ”, “nhà ở phổ cập”, “nhà ở giá hợp lý”, đôi khi còn bị nhầm lẫn với “nhà ở xã hội”. Hơn nữa, giá nhà như thế nào thì được gọi là bình dân hay phải chăng cũng chưa có quy định hay phương pháp đánh giá chính thống, dễ dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau, gây khó khăn cho việc quản lý thị trường bất động sản cũng như trở thành rào cản cho các chính sách của nhà nước về bảo đảm chỗ ở cho người dân. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích – tổng hợp, bài viết này tập trung làm rõ các định nghĩa, cách phân loại “nhà ở bình dân” trên thế giới, sau đó giới thiệu và phân tích các phương pháp đánh giá mức độ hợp lý về giá đối với loại nhà này, xem xét quan điểm về tính giá nhà ở xã hội Việt Nam, từ đó đề xuất các định hướng xác định và phân loại “nhà ở bình dân” trong điều kiện tại Việt Nam.

  • Tóm tắt

    Có nhiều ý kiến khác nhau về yêu cầu cơ bản khi xây dựng và hoàn thiện một hệ thống văn bản pháp luật. Có ý kiến cho rằng, nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi mọi hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, trong đó có hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phải phù hợp với pháp luật về nội dung và trình tự ban hành, nghĩa là mọi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải trên cơ sở Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và phải nhằm thực hiện Hiến pháp, pháp luật. Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo tính hợp lý, nghĩa là phải phù hợp với đường lối chính trị, nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân và thực tiễn, phù hợp với khả năng quản lý nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. Tính hợp pháp và tính hợp lý của văn bản quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

  • Tóm tắt:

    Công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng, nước và vật liệu, giảm thiểu và hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên thông qua: sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả, bảo vệ sức khỏe người sử dụng, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường. Chính vì vậy, việc đầu tư xây dựng công trình xanh được coi là một phần quan trọng, tích cực và hiệu quả trong các hoạt động có ý thức của toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành xây dựng. Do đó, cần thiết phải tìm hiểu thực trạng về xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình xanh qua đó phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chi phí tới suất vốn đầu tư xây dựng công trình theo tiêu chí công trình xanh để làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư, đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án công trình xanh tại Việt Nam.

  • Tóm tắt: Với xu thế hiện nay, việc phát triển căn hộ chung cư tại các khu đô thị tập trung đông dân cư là tất yếu khách quan, nhằm đảm bảo chỗ ở cho người dân trong điều kiện quỹ đất ở đang ngày càng khan hiếm. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh nhà chung cư với các loại hình đa dạng và phức tạp đang đặt ra nhiều vấn đề cho công tác quản lý. Quy định mới về diện tích sử dụng tối thiểu của căn hộ chung cư là 25m2 vẫn còn những ý kiến trái chiều khi ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân sinh sống trong tòa nhà và khu vực, đến bộ mặt đô thị và phản ánh vai trò quản lý của nhà nước. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những cân nhắc kỹ lưỡng trước khi triển khai để nhà chung cư có thể trở thành hướng phát triển ổn định và bền vững tại Việt Nam.

  • Tóm tắt: Quản lý dự án định hướng giá trị trong dự án đầu tư xây dựng là hướng nghiên cứu, cách tiếp cận mới trong khoa học quản lý dự án. Đây là cách tiếp cận chú trọng đến việc đảm bảo và nâng cao giá trị của dự án đầu tư xây dựng trong suốt các hoạt động và quyết định của dự án, do đó, giúp đem lại giá trị tối đa cho chủ đầu tư xây dựng công trình và các bên liên quan khi triển khai các dự án đầu tư xây dựng. Trong thực tế, như một số nghiên cứu về chủ đề này cho thấy, nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu áp dụng cách tiếp cận này. Một số nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện về các chủ đề bao gồm: quản lý dự án đầu tư xây dựng và các nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng; nâng cao hoặc cải tiến giá trị dự án đầu tư xây dựng và nhóm chủ đề về phương thức thực hiện dự án đầu tư xây dựng, chủ yếu là được thực hiện ở nước ngoài. Tại Việt Nam, mới chỉ rất ít các nghiên cứu rời rạc về các chủ đề tương tự, cũng thể hiện thực tế cách tiếp cận này chưa được chú ý xem xét và triển khai một cách hệ thống trong thực tế.

  • Tóm tắt: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản đóng góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây, tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà nước đang giảm dần phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về khuyến khích sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước cho đầu tư phát triển (từ 39,4% giai đoạn 2011-2015 giảm xuống còn 35,7% năm 2017). Tuy vậy, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản của nước ta còn rất lớn, quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước theo giá trị tuyệt đối vẫn tăng liên tục, từ 208.306 tỷ đồng năm 2011 lên 265.023 tỷ đồng năm 2016.

  • Lý luận về mô hình đô thị nén được phát triển và ứng dụng trong những thập niên gần đây, trước thực trạng “phát triển đô thị lan tỏa thiết trật tự” trên quy mô toàn cầu, châu Mỹ, châu Âu, Châu Á…Mô hình đô thị nén dựa trên những vấn đề nội tại của phát triển đô thị theo từng giai đoạn phát triển của quốc gia đó, như sử dụng nguyên liệu cho giao thông cá nhân tại các đô thị của Mỹ, bảo tồn môi trường cảnh quan, khuyến khích tương tác xã hội, giao thông phi cơ giới tại các đô thị của Châu Âu, cơ cấu dân số già, sử dụng giao thông công cộng quy mô lớn của các đô thi tại các nước Châu Á phát triển, cạnh tranh đô thị trong bối cảnh toàn cầu hóa, CMCN 4.0 tại các nước thuộc OECD (World Commission Urban 21, 2000).

  • Chỉ tiêu quy hoạch là các thông số kỹ thuật nhằm thể hiện các mục tiêu, chiến lược, định hướng quy hoạch. Hệ thống các chỉ tiêu quy hoạch đã được quy định tại các Luật, Nghị định, Thông tư, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn và được xác định trong hồ sơ đồ án quy hoạch (thuyết minh, bản vẽ, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch…) và các công cụ quản lý đô thị khác như (thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc…). Các chỉ tiêu liên quan đến mật độ trong quy hoạch đô thị ngoài cách hiểu đơn thuần là chỉ tiêu về số lượng của một đối tượng quy hoạch trên một đơn vị diện tích, còn có thể được hiểu và diễn giải rộng hơn thành các dạng thức như khoảng cách, bán kính tính toán giữa các đối tượng quy hoạch hay mật độ trên cùng một đơn vị thứ cấp khác như dân số… Vậy các chỉ tiêu quy hoạch liên quan tới mật độ dùng trong quy hoạch đô thị tại Việt Nam đang được hiểu và sử dụng như thế nào? Các chỉ tiêu này là đã hoàn toàn phù hợp cho công tác quy hoạch và quản lý đô thị hay chưa và giải pháp nào để tăng hiệu quả sử dụng chúng trong thực tế quản lý đô thị Việt Nam hiện nay?

  • 1. Đặt vấn đề

    Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của bất kỳ đối tượng nào trong xã hội, tùy vào từng đối tượng có mức thu nhập khác nhau sẽ có những nhu cầu về nhà ở khác nhau (nhu cầu về nhà ở thu nhập thấp, nhà ở thương mại, nhà ở cao cấp…) Việc giải quyết nhu cầu về nhà ở xã hội khu vực đô thị và khu công nghiệp, giải quyết chỗ ở cho người lao động thu nhập thấp sẽ góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc thực hiện các chủ trương, chính sách về hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp (TNT) đang có xu hướng chững lại, kéo theo đó là tình trạng cơ sở hạ tầng xuống cấp khi dự án mới đưa vào sử dụng. Bài viết đặt ra vấn đề tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam về chính sách phát triển nhà ở TNT là rất cần thiết.

  • 1. Đặt vấn đề

    Các đô thị tại nhiều quốc gia đang phát triển hiện gặp nhiều khó khăn trong việc thu gom và tái chế khối lượng chất thải rắn đô thị ngày càng tăng. Trong các vấn đề về môi trường, quản lý chất thải rắn là một vấn đề quan trọng trong sự phát triển của thành phố Hà Nội. Ủy ban nhân dân Hà Nội phải đối mặt với thách thức quản lý hơn 6.400 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày, sau khi mở rộng đô thị năm 2008. Thủ đô Hà Nội đã sáp nhập các khu vực đô thị lân cận, do đó tăng dân số từ 3,4 triệu người (2008) lên 8.053.663 người (2019). Với quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số tại Hà Nội, khối lượng chất thải rắn đang tăng lên nhanh chóng. Việc thu gom rác thải (mua/nhặt) và bán các vật liệu có thể tái chế đã hình thành các cơ sở kinh doanh không chính thức khắp nơi cả thành thị và nông thôn. Khu vực phi chính thức tại Hà Nội tham gia rất tích cực trong việc thu gom và tái chế rác thải với các hình thức hoạt động rất đa dạng và là lực lượng chính trong việc thu mua và tái chế phế liệu.

  • 1. Mở đầu

    Sa Pa là một trong những đô thị trọng điểm du lịch quan trọng ở vùng Tây bắc của nước ta, với lượt du khách tới đây trong một năm lên tới hơn 2.500.000 lượt khách. Sự phát triển mạnh mẽ này đến từ sức hấp dẫn của cảnh quan trong khu vực mà nổi trội trong đó là giá trị của các công trình kiến trúc trong khu vực lõi đô thị. Theo thống kê, cao điểm Sa Pa đón khoảng 87.000 lượt khách/6 ngày nghỉ với khoảng 19.800 ô tô, so với trước thời điểm thông tuyến cao tốc Hà Nội Lào Cai khoảng 27.000 lượt khách/6 ngày nghỉ.

Tìm theo ngày :