• Tóm tắt:

    Đô thị hóa vùng ĐBSCL được đặt trong tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam, thúc đẩy vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, thủy sản và cây ăn trái quốc gia. Xây dựng các khu định cư đô thị - nông thôn vùng ĐBSCL không chỉ đạt mục tiêu tăng trưởng và hội nhập kinh tế, mà cần có trách nhiệm với hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với BĐKH và duy trì bản sắc văn hóa lối sống sông nước, miệt vườn Tây Nam Bộ. Bài viết chia sẻ mục tiêu đô thị hóa Việt Nam thời kỳ 2020-2030 và một số quan điểm phát triển vùng ĐBSCL trong mối quan hệ với định hướng phát triển hệ thống đô thị toàn quốc.

  • Ở Việt Nam, trong thời gian qua, diễn biến của biến đổi khí hậu (BĐKH) cũng có những nét tương đồng với tình hình chung trên thế giới. BĐKH tác động tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực về kinh tế - xã hội, tài nguyên và đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). ĐBSCL gồm 13 tỉnh/thành phố, chiếm 12,3% diện tích toàn quốc, hiện có 174 đô thị, gồm: 01 đô thị loại I trực thuộc Trung ương, 02 đô thị loại I trực thuộc tỉnh, 12 đô thị loại II, 09 đô thị loại III, 23 đô thị loại IV và 127 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa của vùng đạt khoảng trên 31% thấp hơn so với tỷ lệ đô thị hóa trung  bình của cả nước (gần 40%).

  • Bộ máy nhà nước ở nước ta được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn. Những nguyên tắc và hình thức tổ chức ban đầu được thể hiện ở Hiến pháp năm 1946, được sửa đổi và bổ sung qua các lần cải cách theo Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013. Trải qua hơn 70 năm, hệ thống các cơ quan Nhà nước ở nước ta không ngừng được củng cố, đổi mới tổ chức và hoạt động nhằm tăng cường hiệu lực và hoạt động hiệu quả quản lý, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, bộ máy Nhà nước ở cả Trung ương và địa phương đã nhiều lần được sắp xếp, tổ chức lại hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

  • Luật Đất đai năm 1993 ra đời đã góp phần đặt nền móng đầu tiên cho thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam hình thành và phát triển. Năm 2006, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Kinh doanh BĐS đầu tiên; từ đây các hoạt động đầu tư, tạo lập, mua bán, chuyển nhượng BĐS và hoạt động kinh doanh dịch vụ BĐS, trong đó có môi giới BĐS được điều chỉnh trong khuôn khổ như nghề môi giới được khai sinh từ đây; lần đầu tiên nghề môi giới BĐS tại Việt Nam được thừa nhận, địa vị pháp lý của nhà môi giới được xác lập rõ ràng.

  • 1. Vật liệu xây dựng và hoàn thiện tiên tiến
    Vật liệu là đòn bẩy mạnh mẽ cho sự đổi mới. Ủy ban Châu Âu ước tính rằng 70% đổi mới sản phẩm của toàn ngành Xây dựng thuộc về vật liệu mới hoặc vật liệu cải tiến. Vật liệu chiếm khoảng 1/3 giá trị xây dựng, do đó, phạm vi áp dụng vật liệu xây dựng tiên tiến là rất đáng kể. 
  • 1. Sự đồng thuận trong toàn ngành về các tiêu chuẩn
    Các tiêu chuẩn được kỳ vọng bởi nhiều lý do khác nhau. Tuân thủ các tiêu chuẩn giúp đảm bảo rằng các sản phẩm an toàn, tương thích và tốt cho môi trường. Sự đồng bộ về các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm và dịch vụ sẽ giúp các ngành công nghiệp đạt hiệu quả cao hơn và có thể vượt qua được các rào cản thương mại. Ví dụ, Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Hoa Kỳ được đề xuất nhằm thúc đẩy kinh tế đa phương thông qua việc đồng bộ hóa các tiêu chuẩn và cách thức quản lý khác nhau.
  • Đô thị hóa là một đòi hỏi tất yếu đặt ra trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Theo Liên Hợp Quốc, dân số thế giới hiện tại là 7,7 tỷ người, dự kiến sẽ đạt 8,5 tỷ người vào năm 2030; 9,7 tỷ người vào năm 2050 và 11,2 tỷ người vào năm 2100. Trong khi đó, đô thị hóa tràn lan, các siêu đô thị và đô thị có thể khiến tăng thêm 2,5 tỷ người nữa đến các khu vực đô thị vào năm 2050. Trở lại thời gian năm 1990 chỉ có 15% dân số là cư dân thành phố, trong khi ngày nay hơn 60% đang sống trong các siêu đô thị. Siêu đô thị là một thuật ngữ để chỉ các khu vực đô thị có dân số hơn 10 triệu. Một số tài liệu cũng định nghĩa một siêu đô thị là khu đô thị có mật độ tối thiểu 2000 người/km2. Một siêu đô thị có thể là một vùng đô thị biệt lập hoặc hai hay nhiều đô thị nằm gần nhau.

  • Tóm tắt: Nghệ thuật tạo hình kiến trúc là một loại hình nghệ thuật có tính đặc thù cao, thể hiện sự gắn kết của vai trò khoa học kỹ thuật và mỹ thuât. Biểu hiện ra là công trình kiến trúc, tồn tại ở dạng “Vật chất”, trong đó chứa đựng giá trị “tinh thần”, tính biểu cảm, nghệ thuật. Giá trị nghiên cứu này sẽ rất cần thiết đối với quá trình sáng tác của kiến trúc sư và quan trọng đối với sinh viên trong giai đoạn học tập, thực hành môn học Đồ án thiết kế tại trường đào tạo về nghệ thuật, kiến trúc.

  • Tóm tắt: Quản lý chuỗi cung ứng ngày càng được quan tâm để thay thế quản lý xây dựng theo cách truyền thống. Nhân tố đầu tiên và đóng vai trò quan trọng để áp dụng thành công chuỗi cung ứng vào xây dựng là nhận thức về chuỗi. Để đánh giá mức độ nhận thức về chuỗi cung ứng trong xây dựng của giới xây dựng Việt Nam, bài viết tiến hành khảo sát thực tế từ các chủ thể tham gia vào chuỗi cung ứng xây dựng. Qua đó đánh giá mức độ nhận thức của các chủ thể còn nhiều hạn chế, cần có các giải pháp để nâng cao nhận thức của giới xây dựng về chuỗi cung ứng xây dựng.

  • Tóm tắt: Chợ có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của đô thị ở Việt Nam, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, gắn liền với những nhu cầu thiết yếu của người dân, chịu ảnh hưởng của lối sống, quá trình đô thị hóa. Hiện nay, tốc độ phát triển và sự biến đổi nhanh của cuộc sống đô thị đã khiến các không gian chợ với các thiết kế trước đây không thích ứng được. Vì vậy cần phải nghiên cứu và tìm ra giải pháp để thích ứng với những biến đổi này cho hiện tại và cho tương lai ở các đô thị Việt Nam.

  • Tóm tắt: Trên thế giới, hình thức đối tác công tư (PPP) được xem như là một trong những giải pháp hữu hiệu để chia sẻ gánh nặng đầu tư công với Chính phủ của các nước. Đối với lĩnh vực y tế, hình thức đối tác công tư đã được áp dụng khá thành công tại nhiều nước, mang lại những lợi ích to lớn về an sinh xã hội, nâng cao chất lượng sống của người dân. Bài viết nghiên cứu và tổng hợp một số yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng công trình y tế theo hình thức PPP nhằm rút ra những bài học cho Việt Nam.

Tìm theo ngày :