• 1. Khái niệm về đô thị xanh, đô thị thông minh

    1.1. Đô thị xanh

    - Theo kinh nghiệm của các nước phát triển:

    Đô thị xanh (ĐTX) là quy hoạch sử dụng đất đô thị hợp lý và bảo đảm không gian xanh. Phát triển đô thị trên cơ sở mật độ xây dựng thấp, hệ số sử dụng đất cao, bảo tồn văn hóa bản địa và di sản lịch sử, tiếp tục khai thác có hiệu quả tài nguyên, tạo không gian mở cho đô thị, nâng cao chất lượng hệ thống giao thông.

    - Theo Hội Môi trường xây dựng Việt Nam:

    Đô thị xanh là đô thị gồm: (1) không gian xanh; (2) công trình xanh; (3) giao thông xanh; (4) công nghiệp xanh; (5) chất lượng môi trường đô thị xanh; (6) bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, công trình lịch sử, văn hóa; (7) cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường và thiên nhiên.

    - Theo kết quả nghiên cứu của dự án Hỗ trợ kỹ thuật quy hoạch ĐTX tại Việt Nam trên cơ sở hợp tác giữa Bộ Xây dựng và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA):

    Đô thị xanh là đô thị sử dụng tài nguyên bền vững, hiệu quả nhằm giảm phát thải khí nhà kính và có đủ khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và trong tương lai xây dựng đô thị xanh nhằm hướng tới tăng trưởng xanh, cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như duy trì tính bền vững, trong đó yếu tố cấu thành đô thị xanh bao gồm 3 thành tố chính: (1) Giảm khí nhà kính và đảm bảo nguồn hấp thụ khí thải; (2) Đảm bảo khả năng phục hồi của đô thị, giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH, đối phó hiệu quả với thiên tai; (3) Đảm bảo hiệu quả bền vững của tài nguyên, giảm lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, áp dụng năng lượng mới, quản lý chất thải và tài nguyên nước.

    - Theo Thông tư 01/2018/TT-BXD ngày 05/01/2018:

    Đô thị tăng trưởng xanh là đô thị đạt được tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua các chính sách và hoạt động đô thị nhằm giảm những tác động có ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên.

  • Tóm tắt: Bài viết hướng tới việc xác định thời điểm xuất hiện kiến trúc hiện đại ở Việt Nam và đặc điểm cơ bản của nền kiến trúc Việt Nam hiện đại luôn hướng tới dân tộc, đồng hành cùng dân tộc. Ngay cả dưới thời thuộc địa, mặc dù kiến trúc Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của kiến trúc Pháp nhưng văn hóa bản địa vẫn hiện hữu và phát triển cùng với thời gian. Sau khi đất nước giành được độc lập rồi bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, kiến trúc ở hai miền tuy có sự khác biệt nhất định song vẫn luôn hướng tới các giải pháp mang tính hiện đại nhiệt đới Việt Nam. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ Đổi mới, nền kiến trúc nước nhà đã có bước tiến nhảy vọt, các xu hướng sáng tác trở nên đa dạng, đa sắc thái nhưng các giải pháp mang tính dân tộc và đáp ứng khí hậu bản địa vẫn luôn được lưu tâm.

  • Không gian công cộng (KGCC) là không gian chung của mọi người, khái niệm này được nhắc tới nhiều trong những năm gần đây ở Việt Nam. Sự hình thành, phát triển và thay đổi của KGCC phụ thuộc vào sự phát triển và đặc điểm của đời sống công cộng, vốn không giống nhau giữa các nền văn hóa khác nhau và ở các thời điểm khác nhau. Trên thực tế, nó đã được đề cập trongc ác phân tích về chính sách của các nước Châu Âu từ những năm 1970, mà tác giả chính là Hebermas, Kant. Theo Kant, KGCC được thiết lập từ thời đại Ánh sáng, là yếu tố trung gian giữa xã hội dân sự và chính quyền đô thị.

  • Quản lý đầu tư xây dựng là vấn đề lớn và rất phức tạp liên quan đến nhiều các chủ thể. Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công thường xuyên xảy ra tình trạng chậm tiến độ và giá trị quyết toán vượt giá trị dự toán được duyệt. Vì vậy, xác định các nguyên nhân ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp hạn chế các nguyên nhân này là cần thiết. Dữ liệu thu thập bằng bảng khảo sát dựa trên các nguyên nhân gây ra việc tăng giá trị quyết toán so với dự toán được duyệt. Phần mềm SPSS được sử dụng với kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá, nghiên cứu đã xác định được 5 nhóm nhân tố chính gây ra việc chậm tiến độ thi công và tăng giá trị quyết toán so với dự toán được duyệt từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp.

  • Đồ án Quy hoạch chung Đà Nẵng đến 2030 và tầm nhìn đến 2045 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021 đã khẳng định Đà Nẵng sẽ “trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logictics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; là một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ phát triển của đất nước, là trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế.

  • Luật Quy hoạch được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2017 tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Tiếp đó, tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 37 Luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Luật Quy hoạch là công cụ pháp lý rất quan trọng để các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện và thống nhất quản lý. Đến nay qua hơn 3 năm thực hiện triển khai đã đạt được một số kết quả, song cũng bộc lộ một số tồn tại. Bài viết xin nêu một số tồn tại và khó khăn trong quá trình thực hiện.

  • 1. Bối cảnh thực hiện Luật Quy hoạch

    Việt Nam tiến hành công cuộc cải cách chuyển đổi từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống kế hoạch hóa tập trung được từng bước chuyển đổi sang hệ thống kế hoạch dựa trên những nguyên tắc thị trường, phân quyền nhiều hơn cho địa phương và có định hướng và kiểm soát của chính quyền trung ương trong quản lý kinh tế vĩ mô và mục tiêu phát triển.

  • 1. Tổng quan

    Qua hơn 30 năm đổi mới, tầm vóc và vị thế của Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đang hướng tới các mục tiêu, trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại gắn với nền kinh tế tri thức… Quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nhằm định hướng quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp Việt Nam phát triển đồng bộ với hệ thống đô thị - nông thôn quốc gia, đảm bảo phát triển bền vững.

  • 1. Những bất cập trong thực tế phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam

    Quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp hóa có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của quốc gia nhằm định hướng quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp Việt Nam phát triển đồng bộ với hệ thống đô thị - nông thôn quốc gia, đảm bảo phát triển bền vững. Quy hoạch hệ thống KCN đã được tích hợp trong hệ thống quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị toàn quốc với tầm nhìn đến năm 2050 cùng những mục tiêu, tiêu chí, tổ chức thực hiện cụ thể gắn với thực tiễn và tầm nhìn dài hạn.

  • Tóm tắt: Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích xem xét các tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định đấu thầu của các nhà thầu cho các dự án xây dựng có vốn đầu tư FDI. Một bảng câu hỏi khảo sát, bao gồm 30 tiêu chí được phân phối cho 120 đại diện của các tổng thầu tại Việt Nam. Bằng những kết quả thu được từ các phiếu trả lời, các kỹ thuật FAHP đã được vận dụng để phân loại, sắp xếp các tiêu chí theo mức độ từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất. Dựa trên các câu hỏi nhận được, nghiên cứu xác định được 30 tiêu chí thuộc 6 nhóm nhân tố gồm: Tiếp cận NĐT FDI, nguồn vốn; Độ chính xác của ước tính; Mức độ cạnh tranh; Mức độ và sự thay đổi của mark-up; Mức độ cạnh tranh; Hiệu quả và quy mô của công ty; Các điều kiện thị trường ảnh hưởng đến sự thành công trong đấu thầu xây dựng. Kết quả của bài nghiên cứu này cung cấp cho các nhà thầu một cái nhìn cụ thể thông qua các thang đo và trọng số, giúp nâng cao hiệu quả và hiệu lực của quá trình ra quyết định khi tham gia đấu thầu các dự án vốn FDI.

  • Tóm tắt: Với mục tiêu xác định mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng, qua khảo sát với bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực liên quan đến ngành xây dựng và áp dụng các phương pháp phân tích thống kê bao gồm: phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) nghiên cứu đã đưa ra được 06 nhóm nhân tố được đánh giá là có ảnh hưởng đến quá trình thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Thông qua kết luận rút ra từ nghiên cứu này, các chủ thể tham gia dự án có thể lưu ý các rủi ro, đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi thực hiện thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng.

Tìm theo ngày :