Nội dung cơ bản của Thông tư 21/2010/TT-BKH, ngày 28/10/2010 của Bộ Kế hoạch và đầu tư qui định chi tiết về thẩm định HSMT, HSYC

Saturday, 11/06/2010 00:00
Acronyms View with font size
Thực hiện quy định tại  Điều 67 Nghị định 85/2009/NĐ-CP, để tiếp tục hoàn thiện hệ thống mẫu tài liệu về đấu thầu, ngày 28/10/2010 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã ban hành Thông tư số  21 /2010/TT-BKH (Thông tư 21) quy định chi tiết về thẩm định hồ sơ mời thầu (HSMT), hồ sơ  yêu cầu (HSYC).
Thông tư 21 có hiệu lực từ ngày 15/12/2010. Thông tư 21 được kết cấu gồm hai phần, phần Thông tư và phần mẫu Báo cáo thẩm định HSMT, HSYC. Trong đó, phần Thông tư gồm 7 điều quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng. nội dung thẩm định; yêu cầu đối với thành viên cơ quan, tổ chức thẩm định; quy trình thẩm định mẫu Báo cáo thẩm định; tổ chức thực hiện. Liên quan đến thẩm định HSMT, HSYC có một số quy định cần được cơ quan, tổ thức cá nhân có trách nhiệm thấm định lưu ý bao gồm: p hạm vi điều chỉnh; cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thấm định HSMT, HSYC; nội dung thẩm định; yêu cầu đối với cơ quan, tồ chức thấm định và quy trình thẩm định HSMT. HSYC;
 
Thứ nhất Thông tư 21 quy định về thấm định HSMT, HSYC đối với gói thầu của dự án, dự toán mua sắm thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Như vậy, Thông tư 21 đã làm rõ quy định của Nghị định 85/2009/NĐ-CP là tất cả HSMT, HSYC đều phải được thẩm định. Đề bài thi có chính xác, phù hợp thì mới đảm bảo lựa chọn được nhà thầu phù hợp với yêu cầu của gói thầu.

Thứ hai, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thẩm định HSMT, HSYC (gọi tắt là cơ quan tổ chức thẩm định được quy định tại Điều 59 Nghị định 85/2009/NĐ-CP (khoản 2, khoản 3 và khoản 6). Đây cũng chính là đối tượng áp dụng của Thông tư 21 . Cơ quan tổ chức đã tham gia lập  HSMT, HSYC không được tham. gia thẩm định HSMT, HSYC đối với cùng một gói thầu.

Khi thực hiện phân cấp phê duyệt và thẩm định  trong đấu thầu theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sưng một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12, nhiều chủ đầu tư còn lúng túng trong việc lựa chọn cơ quan, tố chức thâm định HSMT, HSYC.

Theo quy định, chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình việc tổ chức thẩm định HSMT, HSYC, trường hợp tổ chức. cá nhân được giao thấm định không đủ năng lực thì chủ đầu tư tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn hoặc tư vấn cá nhân có đủ năng lực và kinh nghiệm đế thầm định.

Việc lựa chọn tổ chức hoặc cá nhân thẩm định HSMT, HSYC được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Điều này có nghĩa là sẽ được lựa chọn thông qua áp dụng một trong  các hình thức như: đấu thầu  rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu hoặc quy trình lựa chọn tư vấn cá nhân. Trong mọi trường hợp chủ Đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc thẩm định HSMT, HSYC (khoản 6 Điều 59 Nghị định 85/2009/NĐ-CP).

Thứ ba trong quá trình thẩm định HSMT, HSYC, cơ quan tổ chức thâm định cần thẩm định các nội dung bao gồm: (l) Tài liệu là căn cứ để lập HSMT, HSYC theo quy định của pháp luật về đấu thầu pháp luật khác có liên quan; (2) Nội dung của HSMT. HSYC; (3) Những nội dung còn thiếu, chưa rõ, không phù hợp của HSMT, HSYC với mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án và nội dung gói thầu trong kế hoạch đầu thầu và Pháp luật khác liên quan; (4) Những ý kiến khác nhau (nếu có) của tổ chức, các nhân tham gia lập HSMT. HSYC; (5) Nội dung khác (nếu có).

Thứ tư thành viên cơ quan, tố chức thầm định (bao gồm cả tư vấn cá nhân) phải có đủ 5 điều kiện sau   đây: (l) Có chứng chỉ tham giá khóa học về đấu thầu; (2) Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu; (3) Có tối thiểu 3 năm công tác Trong lĩnh vực liên quan đến công việc được phân công; trường hợp đối với gói thầu được thực hiện ở vùng sâu,  vùng xa. vùng đặc biệt khó khăn chỉ yêu cầu tối thiểu 1 năm; (4) Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tố chức đấu thầu quốc tế (5) Không phải là cá nhân đã tham gia lập HSMT, HSYC đối với cùng một gói thầu. Việc quy định chi tiết điều kiện đối với thành viên tham gia thẩm định giúp chủ đầu tư trá lời được câu hỏi làm thế nào để lựa chọn được cơ quan tổ chức thấm định có đủ năng lực, đảm bảo chất lượng của việc thấm định HSMT, HSYC.

Thứ năm, quy trình thấm định được quy định chi tiết số lượng, thành phần tài liệu đính kèm từ bước đơn vị lập HSMT, HSYC trình chủ đầu tư phê duyệt đến bước cơ quan tố chức thẩm định lập và trình chủ đầu tư báo cáo     thẩm định HSMT, HSYC  Thông tư 21 hướng dẫn về thời gian thẩm định HSMT, HSYC cũng như việc thẩm dinh HSMT, HSYC trong trường hợp gói thầu được tổ chức đủ thầu quốc tế.

Để tạo thuận lợi cho cơ quan. tổ chức thẩm định trong quá trình tổ chức thực hiện thẩm định và chủ đầu tư khi phê duyệt HSMT, HSYC, Bộ KH&ĐT đã ban hành Mẫu Báo cáo thẩm định HSMT, HSYC với kết cấu đơn giản, nội dung đầy đủ, rõ ràng. Cụ thể, Mẫu Báo cáo thẩm định HSMT, HSYC bao gồm 3 phần: (l) Thông tin cơ bản; (2) Tổng hợp kết quả thẩm định; (3) Nhận xét và kiến nghị.

Phần I của Mẫu Báo cáo thẩm định cần nêu khái quát về dự án, gói thầu, về cơ quan tổ chức thẩm định (cách thức làm việc của cơ quan, tổ chức thẩm định).

Phần II là nội dung chính Của Mẫu Báo cáo, bao gồm các kết quả kiểm tra về căn cứ pháp lý, kết quả thẩm định nội dung của HSMT, HSYC. Trong mẫu báo cáo, đối với từ nội dung thẩm  định đều được chia thành hai mục. Mục thứ nhất là để tổng hợp kết quả thẩm định, được thiết kế theo dạng bảng với 2 cột “tuân thủ”, “phù hợp” và “không tuân thủ hoặc không phù hợp" đế cơ quan, tổ chức thẩm định chỉ cần đánh dấu “X" vào ô tương ứng. Việc thiết kế theo dạng bảng như vậy sẽ giúp chủ đầu tư dễ dàng nghiên cứu Báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định trong quá trình xem xét phê duyệt HSMT, HSYC. Tuy nhiên, để có thông tin xác thực nhất, Mục thứ hai được thiết kế dưới dạng “văn bản" tức là căn cứ vào nội dung tổng hợp tại bảng, cơ quan, tổ chức thẩm định đưa ra ý kiến thẩm định nội dung HSMT, HSYC, thuyết minh cho phần “không tuân thủ hoặc không phù hợp" của từng nội dung, đưa ra những đề xuất sửa đổi, (nếu có) và những lưu ý cần thiết để làm cơ sở cho chủ đầu tư phê duyệt HSMT, HSYC.

Trên cơ sở thẩm định về nội dung HSMT, HSYC, cơ quan tổ chức thẩm định đưa ra nhận xét chung về HSMT, HSYC . Trong phần này cần đưa ra ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất đối với nội dung HSMT, HSYC. Mục này cũng cần nêu rõ ý kiến bảo lưu của thành viên thẩm định trong quá trình thấm định HSMT, HSYC (nếu có) để chủ đầu tư tham khảo khi phê duyệt HSMT. HSYC. Với nhận xét nêu ở Mục 1 của phần này, Mục 2 cần nêu kiến nghị cụ thể của cơ quan, tổ chức thẩm định. Như vậy, việc ban hành Thông tư quy định chi tiết về thẩm định HSMT. HSYC đã tạo diều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư và cơ quan, tổ chức thấm định; góp phần khắc phục tình trạng thẩm định chỉ là thủ tục hành chính; đảm bảo nâng cao chất lượng HSMT, HSYC nói riêng và chất lượng công tác đấu thầu.   
 
(Nguồn Báo đấu thầu số 219, ngày 03.11.2010)
Search by :

Rating

(Hover on the star to select points)