Ðào tạo cán bộ quản lý đô thị
Tuesday, 03/02/2010 00:00
Trước yêu cầu quản lý xây dựng và quản lý đô thị theođịnh hướng phát triển đô thị đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, đòihỏi đội ngũ công chức lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp không chỉ cótrình độ chuyên môn, mà còn phải nắm vững hệ thống pháp luật, trình độquản lý về xây dựng, quản lý hành chính đô thị, năng động và hội nhậpkhu vực và quốc tế. Vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lựcchuyên môn, nghiệp vụ về quản lý xây dựng và phát triển đô thị cho cánbộ, công chức lãnh đạo, chuyên môn của chính quyền đô thị các cấp là yêucầu tất yếu và cấp thiết hiện nay.
Trên cơ sở phân tích yêu cầu khách quan, chủ quan và nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng về nâng cao năng lực quản lý và phát triển đô thị đối với cán bộ công chức. Bộ Xây dựng xây dựng đề án "Ðào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản lý và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2010 - 2015". Mục tiêu của việc đào tạo, bồi dưỡng là nâng cao nhận thức, cập nhật kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp về công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị Việt Nam trong thời kỳ CNH, HÐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo đảm đến năm 2015 trang bị cho 100% số công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp thuộc 750 đô thị cả nước những kiến thức cơ bản, một số kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và thực thi các nhiệm vụ quản lý quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng và quản lý khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đô thị; quản lý phát triển và sử dụng đất đô thị; quản lý tài chính đô thị; quản lý môi trường, kiến trúc - cảnh quan đô thị; kiểm soát phát triển đô thị, tổ chức bộ máy quản lý đô thị.
Ðối tượng đào tạo, bồi dưỡng là cán bộ, công chức lãnh đạo UBND (chủ tịch, phó chủ tịch); cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn cơ quan chuyên môn, tham mưu (các sở xây dựng, quy hoạch - kiến trúc; các phòng quản lý đô thị, công thương; công chức địa chính - xây dựng...) thuộc UBND các cấp thành phố, thị xã, thị trấn (gồm hơn 750 đô thị loại 5 đến loại đặc biệt trong cả nước). Nội dung đào tạo, bồi dưỡng tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng lãnh đạo và phương pháp xử lý, giải quyết các tình huống trong quản lý điều hành bộ máy chính quyền đô thị; giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn, tham mưu lãnh đạo UBND trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý quy hoạch phát triển đô thị, phù hợp chức trách, nhiệm vụ từng chức danh. Bảo đảm cập nhật những kiến thức, nhận thức mới, có tính thời sự và đáp ứng nhiệm vụ triển khai thực hiện các chính sách, chủ trương của Ðảng, pháp luật của Nhà nước để học viên vận dụng những kiến thức tiếp thu được từ khóa học vào công tác lãnh đạo quản lý phát triển đô thị phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương có hiệu quả. Các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu về lý luận và thực tiễn (trong nước và quốc tế) gồm: Quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn; quản lý phát triển hạ tầng, môi trường đô thị và vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu; quản lý xây dựng đô thị; thiết kế đô thị và bảo tồn di sản đô thị; quản lý đất đai, nhà ở và thị trường bất động sản; vốn đầu tư xây dựng đô thị, chính sách và giải pháp về vốn cho xây dựng phát triển đô thị.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị được Bộ Xây dựng giao xây dựng đề án nói trên, đồng thời phối hợp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) với đội ngũ giảng viên quốc tế từ Hoa Kỳ, Anh và kinh nghiệm của Hàn Quốc tổ chức khóa đào tạo thí điểm về quản lý xây dựng và phát triển đô thị cho khoảng 50 chủ tịch UBND các đô thị của cả nước. Học viện phối hợp Hiệp hội các đô thị Việt Nam, Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam, đại diện chính quyền đô thị của cả nước và các bộ ngành liên quan thực hiện hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý xây dựng và phát triển đô thị cho cán bộ, công chức lãnh đạo, chuyên môn của chính quyền đô thị các cấp.
PHẠM XUÂN ĐIỀU
(Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị)