Tên sách: Bộ “Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long”. Tập 1 - 5 .

Thứ hai, 29/11/2010 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Tác giả: NXB Văn hoá thông tin và Thời báo Kinh tế Việt Nam.

Nhà xuất bản: Văn hoá - Thông tin. Năm 2007, 2008 và 2009.

Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001747 đến VT.001750 – Thư viện KHCN-BXD.

Tóm tắt nội dung:

Đây là  một công trình nghiên cứu, biên soạn với quy mô lớn, dựng lại bức tranh lịch sử hoành tráng muôn hình, muôn sắc của một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội. Qua từng trang sách, những giá trị về văn hoá, vật chất, tinh thần, trí tuệ và tâm hồn của người Thăng Long đã lần lượt hiện ra và toả sáng.

Bộ “Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long” đã phát ánh quá trình phát triển của nhiều lĩnh vực, từ địa chất, địa mạo, địa lý, lịch sử, khoa học, kỹ thuật, công nghệ tới kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, ngoại giao…Nhất là về các lĩnh vực văn hiến trong tổ chức bộ máy Nhà nước, việc ban hành các thể chế, quan chế, pháp luật được hình thành và phát triển trong suốt mười thế kỷ, khẳng định nền văn hiến Thăng Long của chúng ta rất rực rỡ, huy hoành.

Bộ sách còn mở ra trước mắt bạn đọc một cuộc hành trình lịch sử về các lĩnh vực nghệ thuật: văn hoá, kiến trúc, hội hoạ, sân khấu, âm nhạc…cung cấp những phong vị, hương sắc của con người Tràng An, từ lời ăn tiếng nói đến phong tục, tập quán, lễ nghi, đời thường của người Hà Nội.

Đây là bộ sách quý giá, có giá trị văn hoá đối với mọi bạn đọc muốn hiểu biết về Thủ đô Hà Nội. Đây là món quà tinh thần vô giá nhân dịp Thủ đô thăng long kỷ niệm 1.000 năm tuổi.

Lần đầu tiên, một bộ sách đồ sộ với công sức, trí tuệ của hơn 1.000 tác giả, cộng tác viên của nhiều lĩnh vực, với sự đóng góp của nhiều cơ quan, nhiều Bộ, ngành, thể hiện tấm lòng tâm huyết của chúng ta đối với tầm vóc của nền văn hiến nghìn năm Thăng Long – Hà Nội.

Tập 1: 2.299 trang. (VT.001747). Nội dung gồm các phần sau:

- Phần thứ nhất: Địa chất, địa mạo, địa lý tự nhiên, địa lý cảnh quan, địa lý hành chính, địa lý kinh tế, hạ tầng cơ sở, dân cư, giao thông và quy hoạch đô thị.

- Phần thứ hai: Lịch sử vùng phụ cận tiền Thăng long.

- Phần thứ ba: Khảo cổ học, những phát hiện qua di vật về kinh thành Thăng long cổ.

- Phần thứ tư: Lịch sử các vương triều phong kiến, Pháp thuộc trên đất Thăng long và thời kỳ có Đảng lãnh đạo.

- Phần thứ năm: Lịch sử những kỳ tích chống ngoại xâm của kinh thành Thăng Long – Hà Nội.

- Phần thứ sáu: Lịch sử tổ chức bộ máy quan chế - hệ thống quan chế và lịch sử bang giao của các vương triều.

Tập 2: 2.848 trang. (VT.001748). Nội dung gồm các phần sau:

- Phần thứ bảy: Lịch sử luật pháp của các vương triều Lý, Trần, Hồ, lê, Mạc, Lê - Trịnh.

- Phần thứ tám: Bác Hồ với Hà Nội và những năm tháng lịch sử không thể nào quên.

- Phần thứ chín: Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Hà Nội trên đất Thăng Long.

- Phần thứ mười: Quốc hội - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

- Phần thứ mười một: Sơ lược lịch sử Chính phủ Việt Nam - Các hệ thống chính trị - Đoàn thể - Hội và UBND thành phố Hà Nội từ năm 1946 đến nay.

- Phần thứ mười hai: Giáo dục, thi cử nghìn năm trên đất Thăng Long.

- Phần thứ mười ba: Khoa học - kỹ thuật - công nghệ của nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.

- Phần thứ mười bốn: Một nghìn năm văn hoá Thăng Long - Hà Nội hội tụ và toả sáng.

Tập 3: 2872 trang. (VT.001749). Nội dung gồm các phần sau:

- Phần thứ mười lăm: Lịch sử y tế nghìn năm trên đất Thăng Long - Hà Nội.

- Phần thứ mười sáu: Một nghìn năm văn học Thăng Long.

- Phần thứ mười bảy: Một nghìn năm kiến trúc Thăng Long - Hà Nội.

- Phần thứ mười tám: Lịch sử mỹ thuật một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.

- Phần thứ mười chín: Lịch sử âm nhạc một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.

- Phần thứ hai mươi: Lịch sử sân khấu - vũ đạo Thăng Long.

Tập 4: 2.224 trang. (VT.001750). Nội dung gồm các phần sau:

- Phần thứ hai mươi mốt: Lịch sử 100 năm nhiếp ảnh và điện ảnh Hà Nội.

- Phần thứ hai mươi hai: Di tích lịch sử, di tích văn hoá và danh lam thắng cảnh đất kinh kỳ.

- Phần thứ hai mươi ba: Lịch sử in ấn, xuất bản báo chí, hệ thống thông tin đại chúng và những tác phẩm trải qua nghìn năm viết về Thăng Long - Hà Nội.

- Phần thứ hai mươi tư: Những làng cổ - phụ cận và làng khoa bảng của đất văn vật Thăng Long.

- Phần thứ hai mươi lăm: Hệ thống bảo tàng, thư viện và các đoàn nghệ thuật, nhà hát, rạp chiếu phim…của Thăng Long - Hà Nội.

- Phần thứ hai mươi sáu: Danh nhân, chính khách, nhân vật lịch sử, hào khí Thăng Long và tinh thần thượng võ của người Hà Nội.

- Phần thứ hai mươi bảy: Văn hoá ẩm thực người Hà Nội.

- Phần thứ hai mươi tám: Thăng Long - Hà Nội. trong con mắt người nước ngoài.

Thư viện Bộ Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)