Tên sách: Đổi mới quan hệ sở hữu đất đai - Lý luận và thực tiễn

Thứ năm, 24/10/2013 15:05
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Tác giả:PGS.TS. Trần Quốc Toản (Chủ biên).

Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia.Năm 2013.Số trang: 353.

Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001906 - Thư viện KHKT-BXD.

Tóm tắt nội dung:

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay.

Luật Đất đai năm 1993 đã chế định một cấu trúc quan hệ sở hữu đất đai mới ở nước ta, sau đó được tiếp tục sửa đổi, bổ sung cho đến Luật Đất đai năm 2003 đã và đang đóng một vai trò- động lực rất quan trọng, có tính nền tảng góp phần tạo nên những bước phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước trong những thập kỷ qua.

Tuy nhiên, từ thực tiễn phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cho thấy, quan hệ sở hữu đất đai cũng như các chính sách về đất đai đang bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi phải được tiếp tục đổi mới và hoàn thiện...

Từ góc nhìn của lập pháp, chế định quyền sở hữu đất đai nhất thiết phải được xem xét, nghiên cứu thấu suốt từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Đồng thời, quan hệ đất đai luôn luôn vận động gắn liền với sự vận động và phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, từ các diễn đàn trao đổi, thảo luận trong dân cư và trong xã hội, đến các giới làm khoa học, cao hơn nữa là ở các cấp quản lý, đến diễn đàn của Quốc hội cho thấy, bên cạnh những nội dung có sự thống nhất khá cao, thì cũng còn nhiều ý kiến khác nhau.

Để lựa chọn và xây dựng một cấu trúc quan hệ sở hữu đất đai phù hợp và có hiệu quả cao cho giai đoạn phát triển mới cần phải nghiên cứu toàn diện các mặt liên quan, có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn, nhất là điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta để đưa ra phương pháp hợp lý sửa đổi, bổ sung, tạo được sự đồng thuận trong xã hội.

Cuốn sách “Đổi mới quan hệ sở hữu đất đai – Lý luận và thực tiễn” khái quát thực trạng quan hệ sở hữu đất đai ở Việt Nam trước khi ban hành Luật Đất đai năm 1993 và những vấn đề chủ yếu về quan hệ sở hữu đất đai được đặt ra sau khi Nghị quyết số 10-NQ/TƯ ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp; phân tích tính khách quan, cấu trúc, bản chất, các hình thái vận động của quan hệ ruộng đất trong cơ chế thị trường, sự vận động của quan hệ ruộng đất với quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục hoàn thiện quan hệ sở hữu đất đai, cấu trúc quan hệ sở hữu đất đai.


Thư viện Bộ Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)