Tên sách: Thiết kế và xử lý hố móng.

Thứ tư, 20/08/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Tác giả: Nguyễn Uyên.

Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2008. Số trang: 290

Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001629-Thư viện KHCN-BXD.

Tóm tắt nội dung:

Móng của hầu hết các công trình thường nằm dưới mặt đất từ vài mét đến hàng chục mét. Việc đào đất đá đến cao trình đặt móng là công việc đầu tiên khi thi công xây dựng của bất ký công trình nào. Khi đào móng, chuyển đi một khối lượng đất đá, con người đã phá vỡ cân bằng tự nhiên của môi trường đất đá, nước dưới đất nên đã xảy ra một loạt các hiện tượng gây trở ngại đến công tác đào móng như: Đất đá ở thành hố trượt lở, di chuyển vào hố móng, đất ở đáy hố bị đẩy trồi, nước dưới đất, cát chảy vào hố móng, vùng đát xung quanh hố móng chuyển vị làm cho các công trình ở lân cận lún sụt, nứt nẻ…Nếu không chủ động đề ra các biện pháp xử lý các hiện tượng trên trước khi đào hố móng, thì việc thi công công trình sẽ khó khăn, kéo dài, kinh phí gia tăng và nhiều khi làm giảm các chỉ tiêu xây dựng của đất nền, phá hoại các công trình lân cận.

Cuốn “Thiết kế và xử lý hố móng” gồm 6 chương:

- Chương 1: Hố móng công trình: Trình bày các đặc điểm của hố móng công trình, cơ sở lựa chọn độ sâu đặt móng, nội dung khảo sát địa chất công trình, công tác thiết kế cho hố móng và các loại áp lực đất nước lên kết cấu chắn giữ hố móng, công tác giám sát khi đào hố.

- Chương 2: Hố móng không cần chắn giữ: Đề cập đến loại móng, hố móng tự ổn định mà sự ổn định của thành hố phụ thuộc góc dốc đào được xác định theo các phương pháp tính ổn định mái dốc.

- Chương 3: Kết cấu chắn đất mềm: Giới thiệu biện pháp chắn đất bằng tường cừ, tường cừ neo, tường cừ có thanh chống,…loại tường có khả năng biến dạng do tác dụng của áp lực đất, áp lực nước.

- Chương 4: Kết cấu chắn đất cứng: Đề cập biện pháp chắn giữ đất bằng các cọc trộn dưới sâu, cọc khoan nhồi, tường trong đất, giếng chìm, giéng chìm hơi ép, loại kết cấu hầu như không bị biến dạng dưới tác dụng của áp lực đất, áp lực nước.

- Chương 5: Hạ thấp mực nước dưới đất và tháo khô hố móng: Trình bày các cách bố trí hệ thống tiêu thoát nước, các trường hợp tính lượng nước dưới đất chảy vào hố móng, hạ thấp mực nước dưới đất khi thi công.

- Chương 6: Xử lý các hiện tượng địa chất xảy ra khi thi công hố móng: đề cập đến các hiện tượng cát chảy, bùng trồi đáy hố, chuyển vị của đất ở xung quanh hố móng và các biện pháp xử lý, ngăn chặn các hiện tượng này.

Nội dung sách dựa trên các tài liệu nước ngoài về các chuyên đề này, cũng như số liệu thực tế xây dựng ở Việt Nam.


Thư viện Bộ Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)