Nội dung

Chủ đề

Đặt câu hỏi

Họ và tên(*)

Email(*)

Số điện thoại

Địa chỉ

Chủ đề

Tiêu đề(*)

Nội dung(*)

Mã xác nhận(*)

     

Hướng dẫn về lập quy hoạch

Câu hỏi 1: Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 về lập quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy hoạch tổng mặt bằng xin Quý Bộ cho biết và hướng dẫn, các dự án của chủ đầu tư thứ cấp nằm trong khu công nghiệp đã có quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng (đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp ≥ 10 ha) hoặc lập quy hoạch tổng mặt bằng (đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp < 10 ha) để làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng hay không? (lý do: Chủ đầu tư khu công nghiệp và chủ đầu tư thứ cấp là 02 chủ thể khác nhau).
 
Câu hỏi 2: Tại các KCN khu công nghiệp đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được phê duyệt, chủ đầu tư khu công nghiệp đã chia lô đất công nghiệp (ký hiệu là A) thành các lô đất nhỏ (ký hiệu từ A1 đến A10). Thực tế thu hút đầu tư, chủ đầu tư khu công nghiệp qua nhu cầu đầu tư của chủ đầu tư thứ cấp và cho thuê theo nhu cầu, dẫn đến làm thay đổi quy hoạch chia lô đã được phê duyệt (Ví dụ: Các lô A1 đến A10 có diện tích mỗi lô đất là 10.000 m2, cho chủ đầu tư thứ cấp thuê lô đất có diện tích 25.000 m2. Như vậy để cho thuê đất, chủ đầu tư KCN đã chia lại lô đất khác với quy hoạch được duyệt). Xin Quý Bộ cho biết, đối với trường hợp này, chủ đầu tư khu công nghiệp có phải điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 04/7/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng trước khi cho chủ đầu tư thứ cấp thuê hay không?

Trần Ngọc Cảnh (canharch@gmail.com) -

Áp dụng mã hiệu định mức đóng cọc gỗ (hoặc cọc tràm)

Hiện nay có 02 mã hiệu định mức để chủ đầu tư lựa chọn lập dự toán cho công tác xây dựng là mã hiệu định mức AC.11221: Đóng cọc gỗ (hoặc cọc tràm) D8-10 cm bằng thủ công, chiều dài cọc > 2,5 m vào đất cấp I và mã hiệu định mức AC.12121: Đóng cọc tre bằng máy đào 0,5m3, chiều dài cọc > 2,5 m, đất cấp I.
 
Hiện nay do chưa có định mức đóng cọc gỗ (hoặc cọc tràm) D8-10 cm bằng máy cải tiến theo thực tế thi công tại hiện trường nên Chủ đầu tư đã lựa chọn mã hiệu định mức: AC.11221: Đóng cọc gỗ (hoặc cọc tràm) D8-10 cm bằng thủ công, chiều dài cọc > 2,5 m vào đất cấp I để lập dự toán cho công tác đóng cừ tràm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương mặt cắt địa chất công trình đa số lớp đất cát pha sét dẻo.
 
Để công tác lập dự toán cho thời điểm hiện tại được chính xác hơn, chủ đầu tư xin hỏi Bộ Xây dựng biện pháp áp dụng mã hiệu định mức AC.11221 đã phù hợp và tính đúng đủ chưa để chủ đầu tư thực hiện các bước thanh – quyết toán công trình. Đồng thời kiến nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành định mức đóng cọc gỗ (hoặc cọc tràm) D8-10 cm bằng máy cải tiến để phù hợp với thực tế thi công tại địa bàn huyện Bình Đại nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung.

Lê Thanh Hồng (vanthai.gtvt@gmail.com) -

Hội nghị nhà chung cư thường niên

Tôi hiện đang ở tại chung cư Trung Yên Palaza, số 1, phố Trung Hòa xin hỏi về việc tổ chức họp hội nghị nhà chung cư thường niên, cụ thể như sau: Khoản 1 Điều 15 Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/2/2016 của Bộ Xây dựng quy định “Hội nghị nhà chung cư thường niên được tổ chức mỗi năm một lần”, không quy định thời gian đầu năm, giữa năm, cuối năm hay tháng nào, nhưng có quy định các nội dung của hội nghị nhà chung cư thường niên tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 15 Thông tư số 02/2016/TT-BXD. Tôi xin hỏi, tháng 8/2023 Ban quản trị nhà chung cư tổ chức họp hội nghị nhà chung cư thường niên năm 2023, nội dung hội nghị không đúng với quy định tại Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 15 Thông tư số 02/2016/TT-BXD thì có được công nhận là hội nghị nhà chung cư thường niên năm 2023, hay không được công nhận?

Nguyễn Đình Chiến (chiennguyendinhhtk@gmail.com) -

Chuyển chức danh nghề nghiệp

Tôi đang công tác tại Ban quản lý công trình dự án PTKT-XH huyện Mường Tè. Trình độ chuyên môn: Kỹ sư công nghệ kỹ thuật điện - điện tử; chức danh nghề nghiệp hiện tại Kỹ thuật viên hạng IV; mã số V.05.02.08, bậc 8, hệ số lương 3,26; đã có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án. Nhiệm vụ chuyên môn: Thực hiện quản lý, giám sát các dự án do UBND huyện quyết định đầu tư. Thời gian giữ chức danh trên từ ngày 11/11/2021 đến nay.

Theo nội dung Thông tư số 10/2023/TT-BXD ngày 20/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực xây dựng. Tại Điều 4 Danh mục vị trí việc làm có vị trí Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạng III.

Đề nghị quý cơ quan cho biết: Tôi có thể đề nghị chuyển từ vị trí việc làm chức danh Kỹ thuật viên hạng IV sang vị trí việc làm chức danh Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạng III không? Nếu được thì thủ tục thực hiện như thế nào?

Trần Ngọc Tứ (tranhoanggiabao@gmail.com) -

Chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thẩm tra với dự án có thiết kế lập lại

Tôi được giao thẩm tra một số dự án trụ sở công an xã trên địa bàn một huyện, các dự án có đặc điểm như sau:

- Mỗi dự án có chủ trương đầu tư riêng do UBND huyện phê duyệt;

- Dự án không được phê duyệt thiết kế định hình, chỉ có thỏa thuận về quy mô với công an tỉnh trong đó: các trụ sở làm việc có thiết kế kiến trúc, quy mô như nhau, chỉ khác về bố trí mặt bằng và kết cấu móng do vị trí đặt dự án;

- Các dự án được đầu tư tại các xã khác nhau, thời điểm đầu tư khác nhau theo quyết định chủ trương đầu tư;

- Các dự án do cùng một chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án thực hiện, thuê chung 1 đơn vị tư vấn thiết kế lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật và chung 1 đơn vị thẩm tra.

Theo Thông tư số 12/2021/TT-BXD có hướng dẫn điều chỉnh chi phí lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật như sau: Sử dụng thiết kế lặp lại hoặc sử dụng lại thiết kế: k = 0,8; chi phí thẩm tra không có hướng dẫn cho trường hợp này.

Tôi xin hỏi, chi phí lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật từ công trình thứ 2 xác định như thế nào khi mà thiết kế chỉ thay đổi kết cấu móng và tổng mặt bằng? Chi phí thẩm tra từ công trình thứ 2 xác định như thế nào?

Hà Văn Thái (vanthai.gtvt@gmail.com) -

Nghiệm thu khối lượng thi công xây dựng công trình

Khoản 16 Điều 14 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư: “16. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định từ Khoản 3 đến Khoản 7 Điều này; có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu này theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan”.
 
Như vậy, trường hợp chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn giám sát để thực hiện giám sát toàn bộ các nội dung quy định từ Khoản 3 đến Khoản 7 Điều này thì chủ thể xác nhận khối lượng thi công xây dựng là: người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng và chủ thể có trách nhiệm thay chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận khối lượng đã nghiệm thu theo quy định tại Khoản 7 Điều 14 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP là đơn vị tư vấn giám sát chứ không phải chủ đầu tư có phải không?

Vũ Xuân Lượng (luongvx88@gmail.com) -