Khởi công xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất Đông-Nam Á tại Sơn La

Friday, 12/02/2005 00:00
Acronyms View with font size
Sáng ngày 2-12, tại xã It Ong, huyện Mường la Sơn La, Thủ tướng Phan Văn Khải đã chính thức phát động khởi công Nhà máy Thủy điện Sơn La, một trong những công trình thủy điện lớn nhất Đông-Nam Á kể cả về quy mô công suất, vốn đầu tư và di dân tái định cư.
Tới dự lễ khởi công còn có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án Nhà máy thuỷ điện Sơn La Nguyễn Tấn Dũng; lãnh đạo các tỉnh, bộ và hàng nghìn công nhân, bà con các dân tộc ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
Phát biểu ý kiến tại lễ khởi công, Thủ tướng Phan Văn Khải đã biểu dương tinh thần làm việc tích cực, trách nhiệm của tập thể cán bộ, công nhân ngành điện, các đơn vị nhà thầu mà đại diện là Tổng công ty Sông Đà.
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.1772.123' />
Thủ tướng cũng đánh giá cao nỗ lực của ba tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên trong việc làm tốt công tác di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng thi công công trình; đồng thời, cảm ơn và khen ngợi nhân dân ba tỉnh nói trên đã hy sinh đất đai, sẵn sàng dời nơi ở nhường chỗ xây dựng nhà máy.
Thủ tướng căn dặn các địa phương, đơn vị phải chăm lo đời sống công nhân, bảo đảm an toàn lao động, cũng như bảo đảm ổn định đời sống cho bà con tái định cư. Di dân phải gắn với chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào; đồng thời, gìn giữ tình đoàn kết, bản sắc văn hoá của các dân tộc, các khu dân cư.
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.1772.124' />
Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị phải áp dụng các công nghệ tiên tiến, đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành công trình giai đoạn một và chuẩn bị triển khai công trình giai đoạn hai. Các đơn vị phải tăng cường giám sát, để không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý và triển khai dự án.
Dự án này có tổng mức đầu tư vào thời điểm quý III/2002 là 36.933 tỷ Đồng chưa kể lãi vay trong thời gian xây dựng, trong đó vốn cho xây dựng công trình là gần 25.625 tỷ đồng; vốn cho tái định canh định cư 10.295 tỷ đồng và vốn cho xây dựng các công trình giao thông tránh ngập hơn 1013 tỷ đồng.
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.1772.125' />
Dự án này có tổng mức đầu tư vào thời điểm quý III/2002 là 36.933 tỷ Đồng chưa kể lãi vay trong thời gian xây dựng, trong đó vốn cho xây dựng công trình là gần 25.625 tỷ đồng; vốn cho tái định canh định cư 10.295 tỷ đồng và vốn cho xây dựng các công trình giao thông tránh ngập hơn 1013 tỷ đồng.
Nhà máy có quy mô công suất là 2420 MW, gấp rưỡi công suất của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, cho sản lượng điện hằng năm đạt hơn 9,4 tỷ kWh. Thủy điện Sơn La sẽ góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu điện trong những năm tới của nước ta.
Công trình đầu mối có các hạng mục gồm đập chính, đập tràn kết cấu bê tông trọng lực, cửa lấy nước, đường dẫn nước áp lực, nhà máy thủy điện sau đập lắp đặt sáu tổ máy, đường dây 220 - 500 KV đấu nối với hệ thống điện quốc gia và cơ sở phụ trợ, công cộng, dân dụng phục vụ xây dựng công trình.
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.1772.126' />
Ngăn sông Đà.
Toàn bộ dự án này sẽ chiếm một diện tích đất vùng hồ và khu mặt bằng công trình rộng khoảng 245 km2, làm ảnh hưởng đến tám huyện, thị xã thuộc ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Theo tính toán, Nhà nước sẽ phải tiến hành di chuyển 248 bản, trong đó số hộ dân phải di chuyển tính đến năm 2010 là 18.897 hộ. Số dân phải di chuyển đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 95,3%. Đây thật sự là một cuộc di dân lớn nhất từ trước đến nay, và tổng giá trị thiệt hại ước tính cũng lên đến 1.789 tỷ đồng.
Ngoài ra, với dung tích chống lũ cho hạ du hơn 7 tỷ m3 kể cả hồ Hoà Bình, Thủy điện Sơn La sẽ góp phần đáp ứng nhiệm vụ chống lũ và cấp nước cho hạ du, bao gồm đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình, trong đó có thủ đô Hà Nội. Ngược lại, các hồ chứa nước sẽ cung cấp nước về mùa kiệt cho đồng bằng Bắc Bộ.
Sau khi đi vào hoạt động, Thủy điện Sơn La sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho cả vùng Tây Bắc. Ước tính, tốc độ tăng GDP của vùng trong giai đoạn 2011- 2020 sẽ đạt 9% năm; Mức GDP bình quân đầu người vào năm 2010 tăng gấp 2,8 lần và đến năm 2020 tăng gấp 6,6 lần so với năm 2000.
Hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ bảo đảm cho 100% các điểm tái định cư đều có đường ô tô liên vùng và 100% số hộ dân tái định cư được dùng điện sinh hoạt, sử dụng nước sạch và trạm xá, trường học được kiên cố hóa. Ngoài ra, khi dự án Thủy diện Sơn La hoàn thành sẽ tạo thành một hệ thống giao thông thủy dọc các tỉnh Tây Bắc thông qua hồ chứa thủy điện Hoà Bình và hồ chứa thủy điện Sơn La, tạo điều kiện phát triển, nuôi trồng thủy sản; cải tạo khí hậu tiểu vùng dọc hồ chứa.
Công trình Thủy điện Sơn La được xây dựng tại tuyến Pa Vinh II, xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, trên sông Đà là phụ lưu lớn nhất trong hệ thống sông Hồng, bắt nguồn từ vùng núi Ngụy Sơn - Vân Nam, Trung Quốc. Tổng chiều dài sông Đà 980 km, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam là 540 km. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành sớm hơn hai năm so với kế hoạch Quốc hội giao. Tổ máy thứ nhất dự kiến phát điện vào năm 2010 và toàn bộ công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012.
Vốn cho Dự án xây dựng công trình do Tổng công ty Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư là: 25.624,85 tỷ đồng. Vốn cho Dự án tái định canh định cư do Ủy ban nhân dân các tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu làm chủ đầu tư là: 10.294,915 tỷ đồng. Vốn cho Dự án các công trình giao thông tránh ngập do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư là: 1013,24 tỷ đồng. Đặc biệt Chính phủ cũng quyết định trích ra trên 346 tỷ đồng cho việc giảm thiểu tác động môi trường.

Nguồn tin : Báo Nhân Dân điện tử
Search by :

Rating

(Hover on the star to select points)