Nghiệm thu đề tài KHCN: Cẩm nang dữ liệu lịch sử kiến trúc Việt Nam

Tuesday, 06/15/2010 00:00
Acronyms View with font size
Ngày 14/6/2010 Hội đồng KHKT chuyên ngành Bộ Xây dựng đãhọp nghiệm thu đề tài KHCN: Cẩm nang dữ liệu lịch sử kiến trúc Việt Namdo Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị - nông thôn Bộ Xây dựng thực hiện.TS. KTS. Nguyễn Đình Toàn là Chủ nhiệm đề tài.
Kiến trúc ra đời gắn liền với quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc. Kiến trúc truyền thống Việt Nam với các đặc trưng mang tính dân tộc, tính địa phương phong phú và có bản sắc riêng.

Lịch sử là sự kế thừa, kiến trúc không nằm ngoài quy luật đó. Kế thừa tinh hoa kiến trúc truyền thống sẽ chắp cánh cho kiến trúc Việt Nam hiện tại và tương lai. Công cuộc tìm hiểu, học hỏi kiến trúc truyền thống thông qua tư liệu, hiện vật cụ thể, nhân chứng luôn là công việc không dễ dàng của những ai muốn ngược dòng thời gia tìm về cội nguồn dân tộc.

Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống dữ liệu lịch sử kiến trúc Việt Nam với các loại hình kiến trúc ở các vùng miền khác nhau, trong quá trình hình thành và phát triển của nó với mong muốn giúp người đọc nhận diện bản sắc riêng trong phong cách kiến trúc của từng địa phương. Sự ảnh hưởng của yếu tố con người, văn hoá lịch sử tôn giáo, điều kiện tự nhiên đối với việc hình thành và biến đổi của các loại hình kiến trúc. Qua đó rút ra bài học bổ ích cho công tác nghiên cứu, đào tạo, thiết kế công trình kiến trúc và quy hoạch đô thị.

Nhóm đề tài đã tiến hành đánh giá những ảnh hưởng khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng; các giai đoạn lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội; sự ảnh hưởng của các dòng tôn giáo tới kiến trúc của các vùng miền trong cả nước; nghiên cứu kiến trúc làng và nhà ở dân gian truyền thống, các loại hình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng, kiến trúc nhà ở đồng bào dân tộc, đối với vùng Bắc Bộ và Trung Bộ nhóm đề tài đã tiến hành nghiên cứu thêm về kiến trúc thành luỹ và các đô thị cổ.

Sản phẩm của đề tài là hệ thống dữ liệu về kiến trúc làng, nhà ở dân gian truyền thống; kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng (chùa, tháp, đình, đền, miếu, phủ,…) của vùng Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên.

Hệ thống dữ liệu lịch sử kiến trúc Việt Nam được được trình bày bao gồm 4 phần:

- Phần A: Kiến trúc vùng Bắc Bộ;

- Phần B: Kiến trúc vùng Trung Bộ;

- Phần C: Kiến trúc vùng Nam Bộ;

- Phần D: Kiến trúc vùng Tây Nguyên;

Mỗi phần được chia ra các chương giới thiệu về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hoá, con người; kiến trúc làng và nhà ở dân gian truyền thống; các loại hình tôn giáo tín ngưỡng; kiến trúc thành luỹ, đô thị cổ; kiến trúc nhà ở các dân tộc của vùng.

Đề tài đã bước đầu tập hợp những nét căn bản về các loại hình kiến trúc truyền thống Việt Nam. Đề tài sẽ tiếp tục được bổ sung bởi nguồn tư liệu và thực tế kiến trúc Việt Nam vốn phong phú, chưa sử dụng hết.

Phát biểu kết luận tại cuộc họp nghiệm thu, TS. Nguyễn Trung Hoà - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cho rằng đề tài là công trình nghiên cứu công phu, thu thập được các dữ liệu có tính hấp dẫn cao, đề nghị nhóm đề tài trên cơ sở các ý kiến phản biện, đóng góp của Hội đồng tiến hành chỉnh sửa, bổ sung để có thể xuất bản thành sách phục vụ công tác đào tạo, tham khảo phát huy bản sắc kiến trúc Việt Nam.

Các kết quả của Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu và xếp loại khá.
 

H. Phước
Search by :

Rating

(Hover on the star to select points)