Hội thảo quốc tế: Các giải pháp đầu tư, sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung

Wednesday, 05/05/2010 00:00
Acronyms View with font size
Sáng 5/5/2010, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng, Hội Vật liệu xâydựng và Viện Vật liệu xây dựng đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế vớichủ đề: Các giải pháp đầu tư, sản xuất và sử dụng vật liệu xây khôngnung thay thế gạch đất sét nung.
Tới dự Hội thảo có: ông Nguyễn Mạnh Kiểm – Nguyên Bộ trưởng BXD, Nguyễn Tấn Vạn – Nguyên Thứ trưởng BXD, Thứ trưởng BXD – Nguyễn Trần Nam, KS. Trần Ngọc Hùng – Chủ tịch Tổng Hội XDVN, TS. Trần Văn Huynh – Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tuân – Chỉ tịch HĐQT Vinaconex, cùng các đại biểu đại diện VP Chính phủ, các Bộ, Cục, Vụ, Viện, Hội, Hiệp hội ngành nghề, khối trường, đại diện của các Sở Xây dựng, Sở KHCN, Sở Công thương của trên 20 tỉnh thành, đại diện của các tập đoàn, Công ty, TCy XD, các nhà đầu tư, các công ty nước ngoài và đông đảo các phóng viên báo đài cùng tham dự.

Theo thống kê, để xản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung có kích thước tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1.500.000m3 đất sét, tương đương 75ha đất nông nghiệp, và 150.000 tấn than, thải ra khoảng 0,57 triệu tấn khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường. Nếu cứ kéo dài tình trạng trên, Việt Nam sẽ bị mất đất canh tác, tiêu tốn hàng triệu tấn than mỗi năm, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, nên việc từng bước triển khai thay thế gạch đất sét nung bằng vật liệu xây không nung sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực về mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, đồng thời sẽ hạn chế các bất lợi trên, ngoài ra còn giúp tiêu thụ một phần đáng kể phế thải các ngành khác như: nhiệt điện, luyện kim, khai khoáng… góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm chi phí xử lý phế thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới một đất nước phát triển bền vững.

Theo Thứ trưởng BXD – Nguyễn Trần Nam cho biết, tại Hội nghị Berlin - Đức năm 2000, các chuyên gia đã thống nhất khái niệm phát triển đô thị bền vững là: “Nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị bao hàm việc phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội và hài hoà môi trường sinh thái mà không để lại gánh nặng cho thế hệ mai sau. Gánh nặng ở đây được hiểu là hậu quả của các khoản nợ khổng lồ và cạn kiệt tài nguyên. Mục tiêu là nhằm hướng tới sự cân bằng trong sử dụng tài nguyên và năng lượng với tiềm năng tài chính thể hiện vai trò quan trọng của nó trong việc ban hành các chính sách về phát triển đô thị của mỗi quốc gia”.

Do vậy chính sách phát triển bền vững đối với ngành VLXD đã được xác định trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008. Để thực hiện quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ đã nêu trong QĐ, BXD đã xây dựng “Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020” và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010.

Để triển khai kịp thời Chương trình, dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng, Hội Vật liệu xây dựng, Viện Vật liệu xây dựng đã phối hợp tổ chức Hội thảo này. Nội dung chủ yếu của Hội thảo là nhằm công bố Quyết định của Thủ tướng phê duyệt Chương trình phát triển VLXKN và các bài giới thiệu của các diễn giả trong nước và quốc tế. Hội thảo là cơ hội tốt cho các đại biểu cùng chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài nước về công nghệ, thiết bị mới sản xuất VLXKN như: Bê tông khí AAC, Bê tông bọt, các tấm thạch cao, vật liệu 3D, gạch không nung từ đất bằng polymer hoá và phế thải… Thông qua Hội thảo, sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà đầu tư, tư vấn nghiên cứu thiết kế và các nhà sản xuất những thông tin mới nhất về công nghệ cũng như thiết bị mới sản xuất VLXKN hướng tới sự phát triển bền vững của ngành VLXD.

Thay mặt lãnh đạo BXD, Thứ trưởng đã bày tỏ lời cảm ơn tới các doanh nghiệp, các nhà quản lý, các đại biểu đã đến tham dự. Đặc biệt biểu dương Hội VLXD Việt Nam đã nhiệt tình và chủ động trong việc tổ chức tuyền truyền phổ biến Chương trình góp phần tích cực đưa Chương trình vào thực tiễn cuộc sống.
 

Bích Ngọc
Search by :

Rating

(Hover on the star to select points)