Công trình thủy điện Nam Theun 2 NT2 ở Lào

Friday, 11/17/2006 00:00
Acronyms View with font size
Công trình Thủy điện Nam Theun 2 công suất 1070 MW là một công trình xây dựng hạ tầng đáng kể nhất ở Lào, được tiến hành trên một nhánh thượng nguồn sông Mê Công trong khuôn khổ Chương trình Năng lượng của nước này, đã được Chính phủ quyết định vào giữa những năm 1970. Để thực hiện Chương trình này, ở Lào đã kịp xây dựng Thủy điện Nam Ngum 1, là một trong những công trình thủy điện lớn ở Đông Nam Á. Những gì có liên quan tới các kế hoạch xây dựng Thủy điện Nam Theun 2 NT2, đã được nghiên cứu thiết kế vào những năm 1990 bởi các hãng tài trợ là: Công ty Điện lựcPháp Electricite de France=EDF và nhà thầu xây dựng nổi tiếng của Thái Lan là Công ty Italian-Thai Development ITD.
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.6063.1045' />
Toàn cảnh xây dựng công trình thủy điện Nam Theun 2

Rất ít khi gặp phải những trường hợp triển khai các dự án quy mô lớn, trong địa bàn hiểm trở rất khó vào và trong những điều kiện khí hậu rất phức tạp mà những người thợ xây dựng gặp phải khi xây dựng những công trình thủy điện ở Lào.
Trở ngại đầu tiên bất ngờ mà các nhà xây dựng gặp phải đó là cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, đã làm gián đoạn xây dựng dự án Thủy điện NT2 ở Lào. Vào năm 2000, dự án lại được triển khai tiếp tục. Đã có thêm hai nhà tài trợ nữa tham gia với 2 nhà tài trợ trên, đó là Electricity Generating Public Company EGPC và Lao Holding State Enterprise LHSE. Cả 4 công ty này đã lập ra côngxoocxiom Nam Theun 2 Power Company NTPC, làm nhiệm vụ xây dựng công trình thủy điện NT2. Với các điều kiện hợp đồng côngxoocxiom này sẽ được sở hữu, khai thác sử dụng nhà máy này trong 25 năm. Công ty Điện lực Pháp EDF có cổ phần lớn nhất trong côngxoocxiom 35%, sau đó là LHSE và EGPC mỗi công ty này có 25% cổ phần và ITD có 15% cổ phần.
Tháng 6/2005, NTPC đã kịp tìm kiếm được 28% vốn để giải ngân cho dự án với tổng giá trị 1,58 tỷ USD. Phần còn lại sẽ được huy động bằng các khoản vay tín dụng đáng kể của Ngân hàng Thế giới WB và Ngân hàng Phát triển châu Á ADB.
Một tỷ lệ lớn điện năng của Nhà máy đang xây dựng 1000 MW sẽ được xuất khẩu sang Thái Lan theo thỏa thuận dài hạn với tổ chức Electricity Generating Authority of Thailand EGAT. Còn lại 70 MW 6,5% tổng công suất sẽ được sử dụng cho các nhu cầu trong nước với sự hỗ trợ của Công ty Điện Quốc gia Lào Electricite du Laos EDL.
Nằm ở vị trí trung tâm của vùng núi, về phía đông cách thủ đô Viên Chăn 250 km, gần Na Cai, công trình thủy điện này có đập trọng trường bê tông cốt thép cao 39 m và dài 436 m. Cùng với 13 con đập không lớn khác bằng đất ở các thung lũng bên cạnh nó tạo thành bể chứa nước có diện tích 450 km2, mà trong trường hợp đập bị vỡ có thể nhấn chìm đồng bằng Na Cai.
Cách 70 km về phía đông nam đập Na Cai là kênh ngầm dẫn nước cho nhà máy thủy điện. Nhờ có sự chênh lệch độ cao của khu vực mà tạo ra cột nước cao tới 348 m, đảm bảo cho áp lực nước cần thiết. Qua cửa dẫn nước sẽ được đưa từ kênh thu vào kênh dẫn dài 1,48 km có diện tích tiết diện 80 m2. Đoạn đầu của nó có độ dốc 10%.
Từ đó nước chảy vào một tháp cao 200 m trước khi nó hoàn thành quãng đường của mình trong gian đặt tuyêcbin sau khi chảy qua kênh ngầm có áp dài 1,43 km. Trước tháp tạo áp lực sẽ xây dựng một giếng điều hòa, được bắt nguồn từ bề mặt núi và kết thúc trong kênh ngầm dẫn nước.
Kích thước tiết diện của kênh ngầm áp lực bắt đầu bằng 90 m2. Tuy nhiên, dần dần diện tích tiết diện hẹp lại tới 60 m2. Tại vị trí này dòng chảy được chia làm 4 kênh ngầm và dẫn vào 4 tuyêcbin có công suất không lớn bằng 250 MW mỗi chiếc. Khoảng cách theo đường nằm ngang từ kênh thu nước tới gian đặt tuyêcbin bằng 2,75 km, còn tổng chiều dài của các kênh ngầm gồm các kênh dẫn và xả lên tới 4 km.
Sau gian đặt tuyêcbin là một đập không lớn để điều chỉnh dòng chảy ra từ kênh thoát xả dài 27 km. Nó được xây dựng để cung cấp nước cho sông Ke Bang Phai, chảy đổ vào sông Mê Công.
Công trình thủy điện NT2 cũng bao gồm việc xây dựng đường dây dẫn điện 500 kV dài 138 km từ gian tuyêcbin tới biên giới với Thái Lan. Theo đường dây này sẽ dẫn điện ra nước ngoài. Để cung cấp điện cho Lào, cũng xây dựng đường dây 115 kV.
Vào giữa năm 2004 đã bắt đầu công việc xây dựng các tuyến đường dẫn, còn sau 1 năm đã ký hợp đồng tài chính với Công ty EDF, đã trở thành nhà tổng thầu. Công việc được chia làm 3 gói: CW1 đập và chu trình 0, CW2 xây dựng ngầm và CW3 xây dựng kênh xả nước. Công ty ITD tham gia vào tất cả 3 gói thầu. Công ty này đã bắt đầu công việc vào tháng 5/2005 theo tiến độ chặt chẽ, còn tháng 4/2006 đã thực hiện được 1/4 khối lượng công việc.
Chú ý đạt tiến độ là rất phức tạp, bởi vì một trong những khó khăn lớn nhất về thực hiện dự án này là mùa mưa. Nó diễn ra liên tục 5 tháng ở Lào, từ tháng 6 tới tháng 12. Dòng nước mưa mùa hè chảy vào các tuyến đường dẫn và buộc phải ngừng công việc.
Gói thầu CW2 xây dựng ngầm là phức tạp hơn cả về mặt kỹ thuật. Công ty ITD thực hiện thi công đường ngầm liên doanh với công ty Nishimatsu Construction Co NCC của Nhật Bản. Liên doanh này áp dụng phương pháp khoan nổ mìn để đào thông đường ngầm trong các loại đất đá trầm tích argillit sét, cát kết và đá vôi. Công ty nổi tiếng Atlas Copco đã cung cấp thiết bị cần thiết theo hợp đồng và các vật liệu chi phí theo giá quy định cho mỗi mét dài lỗ khoan đặt thuốc nổ. Bởi vậy, đã không xảy ra vấn đề gì đối với công việc của giàn khoan.
Tính đến độ xa của công trường 3 giờ đi ô tô trên đường xấu mới tới được thành phố gần nhất, NCC đã thỏa thuận với công ty Atlas Copco về đảm bảo cho việc cung cấp không gián đoạn thiết bị. Kết quả là Atlas Copco đã buộc phải tự mình đầu tư cho công việc. Nhằm mục đích đó Atlas Copco đã phải thành lập công ty thương mại Taixki tổ chức công việc sửa chữa và cử một cán bộ chuyên môn cho mỗi đội từ 3 giàn khoan.
Để đào thông đường ngầm sử dụng 3 giàn khoan 2 cần L2C. Giàn khoan thứ nhất bắt đầu làm việc vào cuối tháng 5/2005. Nó thi công đường ngầm để tới phần thấp nhất của đường ngầm dẫn nước, sau đó sẽ tiến hành thông tới đỉnh của đường ngầm này. Sau 1 năm giàn khoan đã làm việc khoảng 1130 giờ có sử dụng cả hai hệ ống thông và đào được 164400 mét dài lỗ khoan đặt thuốc nổ.
Giàn khoan thứ hai làm việc thông hầm khu vực trên cùng của kênh ngầm dẫn nước. Dưới độ sâu khoan 4m đã đạt được tốc độ thông hầm 150 m/tháng. Bởi vì đất đá trầm tích không chứa thạch anh, nên cần phải gia cố đường ngầm bằng các neo trong đất và bê tông phun trên lưới thép.
Nghiên cứu thiết kế gương tầng đường ngầm được tiến hành với việc tạo ra bậc ở dưới cao 2,5 m, mà sau này sẽ dùng thuốc nổ để tạo ra toàn bộ tiết diện đường ngầm. Phương pháp này được áp dụng nhằm tránh việc sử dụng phi thực tế giàn khoan lớn.
Những nhà xây dựng giải thích rằng những khó khăn xuất hiện không chỉ bởi các trận mưa lớn, mà còn do công trường ở quá xa. Kết quả dẫn đến việc cung cấp các phụ tùng và thiết bị chiếm mất nhiều thời gian. Đáng chú ý rằng, rất thiếu những công nhân và thợ máy lành nghề. Những người có tay nghề cao phải tuyển từ các nước Philipin, Malaysia và Nepal.
Sau gian tuyếcbin, nước chảy vào bể chứa được ban quản lý đập kiểm soát. Sau đó theo kênh thoát nó chảy ra sông. Việc khoan đá phiến cứng được thực hiện bằng các máy khoan ECM 580 của Công ty Atlas Copco. Công ty ITD cũng đã mua một bãi máy lớn của Volvo 66 đơn vị máy và 49 máy xúc để làm việc trên công trường. Chủ yếu là các máy xúc EC210BLC nhóm 20 tấn hay các máy nặng 29,36 và 46 tấn. Ngoài ra, đã cung cấp 8 máy cạp, 4 máy ủi công suất 25 tấn và 5 máy xúc bánh hơi.
Dự kiến việc thông các đường ngầm sẽ phải mất 3 năm. Vào cuối năm 2005 đã xây dựng kênh xả, cho phép bắt đầu xây dựng đập. Việc thi công đập dự kiến tiến hành vào 2 mùa khô sắp tới và sẽ kết thúc vào giữa năm 2008.
Toàn bộ thời gian thi công sẽ là 54 tháng. Vào cuối năm 2009, công trình sẽ hoàn thành. Trong thời kỳ cao điểm nhất trên công trường sẽ có 400 người làm việc.

Đinh Bá Lô
Nguồn tin: Theo Báo Xây dựng Nga, N 39/2006
Search by :

Rating

(Hover on the star to select points)